Medvedev bất ngờ sa thải một loạt tướng lĩnh
Chỉ vài ngày trước khi rời điện Kremlin, Tổng thống sắp mãn nhiệm Dmitry Medvedev đã bất ngờ sa thải hai tướng lĩnh cấp cao nhất của Lực lượng Hải quân và Không quân mà không hề giải thích lý do.
Trung tướng Alexander Zelin
Theo hãng tin Ria Novosti, Tổng thống Medvedev hôm qua (6/5) đã ký quyết định sa thải Tư lệnh Hải quân Nga – Đô đốc Vladimir Vysotsky và bổ nhiệm Phó Đô đốc Viktor Chirkov thay thế vào vị trí này. Văn phòng báo chí điện Kremlin đã thông báo về quyết định của ông Medvedev nhưng không giải thích lý do vì sao lại sa thải ông Vysotsky.
Đô đốc Vysotsky, 57 tuổi, đã giữ vị trí Tư lệnh Lực lượng Hải quân trong gần 5 năm qua.
Video đang HOT
Tư lệnh Hải quân mới của Nga – ông Chirkov, 52 tuổi, là Chỉ huy Hạm đội Biển Baltic.
Sau khi được bổ nhiệm vào cương vị mới, ông Chirkov tuyên bố sẽ dành ưu tiên cho việc xây dựng các hạm đội hải quân.
“Điều quan trọng nhất cho nước Nga là xây dựng một hạm đội với sự ủng hộ của Tổng thống và những người có tư tưởng giống ông ấy”, tân Tư lệnh Hải quân Chirkov cho biết.
Trước đó, trong một động thái tương tự vào cuối tháng 4, Tổng thống Medvedev cũng bất ngờ sa thải Tư lệnh Không quân – Trung tướng Alexander Zelin.
Ông Zelin, 59 tuổi, đã nắm giữ chức vụ Tư lệnh Không quân trong 5 năm. Trong giai đoạn này, Lực lượng Không quân Nga đã bắt đầu được tiếp nhận những máy bay và thiết bị mới với số lượng lớn. Đây là lần đầu tiên Không quân Nga được đầu tư vũ khí, trang thiết bị kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Theo sắc lệnh của Tổng thống Medvedev, người được bổ nhiệm thay thế Trung tướng Zelin là Thiếu tướng Viktor Bondarev, 52 tuổi. Trong khi đó, ông Zelin trở thành một cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Nga.
Các tướng lĩnh quân sự cấp cao của Nga thường về hưu ở tuổi 60.
Theo ông Igor Korotchenko, Chủ tịch Hội đồng Công cộng Bộ Quốc phòng Nga nhận định, việc ông Medvedev sa thải hai chỉ huy cấp cao nhất của Lực lượng Không quân và Hải quân là một hoạt động bình thường trong quân đội. “Quyết định của ông Medevedev là nhằm mở đường cho các chuyên gia quân sự mới và trẻ hơn lên nắm quyền”.
Theo VNMEdia
Medvedev - Putin: Thách thức người tiền nhiệm
Cách đây 4 năm khi vị chính khách trẻ tuổi Dmitry Medvedev bước vào điện Kremlin, đã có rất nhiều người hoài nghi về việc ông thực chất chỉ là con rối trong tay người tiền nhiệm Putin. Tuy nhiên, sau 4 năm ở trên cương vị tổng thống, ông Medvedev đã chứng minh mình là một nhà lãnh đạo không hề thua kém người thầy nổi tiếng Putin.
Tổng thống Medvedev
Nhậm chức trong cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm
Cách đây tròn 4 năm, cũng vào ngày 7/5, nước Nga bước vào thời kỳ chuyển tiếp mang tính lịch sử khi Tổng thống mãn nhiệm nổi tiếng Vladimir Putin trao lại quyền lực cho Tổng thống đắc cử Dmitry Medvedev, 43 tuổi. Ông Medvedev khi đó đã trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất nước Nga kể từ đời Sa hoàng cuối cùng - Nicholas II.
Vị chính khách trẻ tuổi Medvedev lên nhậm chức với di sản to lớn được thừa hưởng lại từ người tiền nhiệm cũng là người thầy Putin. Tuy nhiên, tân Tổng thống lúc đó cũng phải đối mặt với không ít thách thức.
Khi rời điện Kremlin sau 8 năm cầm quyền, ông Putin đã để lại sau lưng một nước Nga hùng mạnh, khôi phục được sự tự tin trong nước và khẳng định vị thế ở bên ngoài.
Nước Nga đã rơi vào tình trạng bị phá hủy khi ông Putin lên nắm quyền lãnh đạo đất nước năm 1999. Nền kinh tế Nga tan vỡ, sự thống nhất của đất nước bị đe dọa bởi những nhà lãnh đạo khu vực có tư tưởng độc lập, một cuộc nổi dậy của các lực lượng ly khai ở Chechnya và một làn sóng những cuộc tấn công bạo lực diễn ra trên khắp cả nước.
8 năm sau, Nga đã trở thành một đất nước hoàn toàn khác. Nga đã khôi phục được sự toàn vẹn lãnh thổ, sự thống nhất quốc gia và tái tạo lại đất nước. Từ nền kinh tế sụp đổ và vỡ vụn, ông Putin đã thành công khi khôi phục được nền móng căn bản của nền kinh tế Nga và đưa nền kinh tế này vươn lên trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của thế giới.
Về chính trị, nước Nga đã trở nên ổn định hơn khi chính quyền giành được sự kiểm soát đối với khu vực bất ổn Chechnya và những kẻ đứng đầu quân nổi dậy ở đây đã bị tiêu diệt thẳng tay. Song song với sự đi lên của nền kinh tế, chính trị, vị thế của Nga trên trường quốc tế vì thế cũng tăng lên.
Đó chính là những di sản to lớn mà tân Tổng thống Medvedev được thừa hưởng từ người tiền nhiệm Putin khi ông nhậm chức năm 2008. Tuy nhiên, bên cạnh những di sản này, ông Medvedev cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Thách thức có lẽ là lớn nhất và cũng là khó khăn nhất đối với ông Medvedev là làm sao ông vượt qua được cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm Putin. Khi rời điện Kremlin, ông Putin đang ở đỉnh cao của uy tín và sự thành công với 85% người dân ủng hộ ông này. Đây là mức ủng hộ kỷ lục của người dân dành cho một nhà lãnh đạo nước Nga.
Thách thức lớn thứ hai chính là việc ông Medvedev phải làm sao dập tắt được những hoài nghi cho rằng ông là con rối trong tay người thầy Putin. Chiến thắng của ông Medvedev trong cuộc bầu cử tổng thống Nga được nhận định là nhờ phần lớn vào sự hậu thuẫn của ông Putin. Cũng chính ông Putin là người đã đặt tin tưởng vào học trò Medvedev để chọn ông này ra tranh cử chức tổng thống Nga.
Ngoài hai thách thức trên, tân Tổng thống Medvedev còn phải đối mặt với một loạt khó khăn như lạm phát leo thang, nạn quan liêu dai dẳng, tệ tham nhũng lan rộng, một hệ thống tư pháp yếu kém và dân số giảm vì tỷ lệ sinh thấp, hệ thống y tế công cộng không đạt yêu cầu.
Khẳng định bản thân bằng di sản vượt qua khủng hoảng
Có thể nói, dù không thành công và nổi tiếng bằng người thầy Putin nhưng ông Medvedev cũng đã để lại dấu ấn rõ nét và khá ấn tượng trong một nhiệm kỳ tổng thống vừa qua.
Chỉ sau 100 ngày đầu cầm quyền, tân Tổng thống Medvedev đã để lại ấn tượng về hình ảnh một nhà lãnh đạo cứng rắn và quyết liệt, trái với những nhận định cho rằng ông chỉ là "con rối" do ông Putin giật dây. Quyết định tiến đánh Gruzia của ông Medvedev trong tháng 8 năm 2008 đã khiến những người trước đây còn hoài nghi về ông chủ mới của điện Kremlin phải "giật mình" và nghĩ rằng họ cần phải có cách nhìn nhận lại với vị tổng thống này. Ông Medvedev rõ ràng không chỉ thể hiện là một vị tổng thống đầy quyền lực mà còn là một vị tổng chỉ huy quân sự tối cao đầy bản lĩnh.
Sau 4 năm cầm quyền, Tổng thống Medvedev rõ ràng đã thành công trong việc tiếp tục dẫn dắt nước Nga theo con đường phát triển ổn định và củng cố tiếng nói của Nga trên trường quốc tế. Có lẽ di sản lớn nhất và ấn tượng nhất của ông Medvedev trong thời gian cầm quyền chính là ông đã chèo lái thành công đất nước Nga vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nga là một trong số rất ít nước có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng này.
Tổng thống Medvedev cũng giải quyết được một trong những thách thức lớn khi mới tiếp nhận quyền lực - đó là vấn đề lạm phát nghiêm trọng. Trong năm vừa rồi, Nga đã đạt mức lạm phát thấp nhất trong lịch sử - dưới 7%, chỉ số tăng trưởng GDP gần 4%, vượt trên tốc độ phục hồi của hầu hết các nước hàng đầu thế giới. Nợ quốc gia Nga duy trì ở mức tối thiểu. Nga đã trở thành nền kinh tế thứ sáu trên thế giới. Không chỉ đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, Tổng thống Medvedev còn tích cực thực hiện các cải cách, hiện đại hóa nền kinh tế. Ông cũng chính là người bắt tay vào việc xây dựng một phiên bản Thung lũng Silicon của Nga. .
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến chiến công của ông Medvedev trong cuộc chiến chống tham nhũng. Ngay khi vừa lên cầm quyền, Tổng thống Medvedev đã phát động một chiến dịch toàn diện và quy mô nhằm tiêu diệt tận gốc nạn tham nhũng - một vấn nạn của nước Nga. Dù bề ngoài có vẻ hiền lành nhưng trong cuộc chiến chống tham nhũng, Tổng thống Medvedev tỏ ra là người quyết liệt, cứng rắn khi thẳng tay trừng trị các "quan tham". Tính riêng trong nửa đầu năm 2011, đã có hơn 3.000 quan chức Nga bị truy tố về tội tham nhũng.
Trên mặt trận đối ngoại, ông Medvedev cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ông đã kiềm chế được một Gruzia "nổi loạn", làm chậm quá trình mở rộng về phía đông của NATO, ngăn chặn Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS tham gia vào quá trình này. Ông Medvedev cũng đã thành công trong việc điều chỉnh quan hệ Mỹ - Nga, quan hệ Nga - châu Âu, củng cố sự tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tiếp tục củng cố hình ảnh, tiếng nói Nga trên trường quốc tế.
Với những thành tựu nói trên, ông Medvedev được rất nhiều người dân Nga tín nhiệm và tin yêu. Ông luôn đứng thứ hai trong danh sách những chính trị gia được yêu mến nhất nước Nga, chỉ sau ông Putin. Có những thời điểm, uy tín của Tổng thống Medvedev chỉ thua người thầy nổi tiếng của mình có 1% điểm.
Theo VNMedia
Tổng thống Medvedev "thân mật" bên mỹ nữ tóc vàng Tổng thống Medvedev "thân mật" với một mỹ nữ tóc vàng trong đoạn video quảng cáo của một công ty du lịch Nga Đoạn video Tổng thống Medvedev "thân mật" với một mỹ nữ tóc vàng trong đoạn video quảng cáo của một công ty du lịch Nga đã nhanh chóng trở thành tâm điểm với hàng triệu lượt xem trên YouTube. Tổng...