Mẹ yêu cầu tìm từ ghép với vần “Ăc”, con trai viết ngay 1 từ khiến mẹ mắc cỡ lấy bút xóa vội, bố đứng cạnh cũng đỏ mặt tía tai
Chỉ có con nít mới dám lấy ví dụ bá đạo thế này thôi!
“Để cu cậu mở mang vốn từ, em hay cùng con ghép với vần mới học. Hôm nay học vần “ăng” “ăc”, trang đầu mẹ kèm, trang sau mẹ đi nấu cơm để con tự tìm và đây ạ”, bà mẹ tên H.X chia sẻ trên mạng xã hội câu chuyện khó đỡ trong khi dạy con học kèm bức ảnh chụp vở con trai. Trong hình, cậu bé nắn nót ghép vần rất chỉn chu, sạch sẽ. Nhưng đọc đến chữ thứ 9 mà sang chấn tâm lý.
Ảnh: H.X
Với vần “ăc”, cậu bé ghép thành các từ: Bắc qua; sữa đặc; xắc; vặc; nặc; rắc; đắc; tặc… Riêng từ số 9, cậu bé ghép với chữ C khiến từ tìm được mang ý nghĩa vô cùng nhạy cảm. Bà mẹ khi đọc được phải thốt lên: “Đọc xong mà phì cười mẹ ạ, may là ở nhà chứ ở lớp lấy ví dụ thế này nguy hiểm ạ”.
Tất nhiên, con nít khi tìm từ ghép thì chẳng nghĩ gì xa xôi như người lớn cả, chỉ có những “chiếc đầu đen tối” của người trưởng thành mới nghĩ ra và xấu hổ thôi. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý nhắc nhở con những từ nhạy cảm, nếu không tình huống này cô giáo đọc được cũng khó xử lắm đây.
Trước đó, một bài tập tiếng Việt khác của học sinh tiểu học cũng khiến dân tình cười đau ruột. Theo đó, với bài Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng L hoặc N, học sinh này trả lời như sau:
- Cùng nghĩa với hiền => LÁO.
- Không chìm dưới nước => LÊN
- Vật dụng để gặt lúa, cắt cỏ => NIỀN
Với bài tìm các từ chứa tiếng có vần AN hoặc ANG, học sinh trả lời:
- Trái nghĩa với dọc => NGHANG (cậu bé viết sai chính tả)
- Nắng lâu, không mưa, làm đất nức nẻ vì thiếu nước => HẠNG HẮNG
Video đang HOT
- Vật có dây và bàn phím để chơi nhạc => VANG
Xét trên nội dung bài tập, câu trả lời này không hề sai, vậy nên dù dân tình thì cười nghiêng ngả nhưng phen này cô giáo chắc cũng khá khó xử rồi đây.
Có những bài tập tiếng Việt với người lớn thì chỉ xong trong 1 nốt nhạc nhưng khi giao cho học sinh lớp 1 thì thật sự là một nhiệm vụ khó khăn. Nguyên do là bọn trẻ mới làm quen với dạng bài này, vốn từ còn ít, suy nghĩ khá ngây ngô…. Và thành quả của những em bé mới chuyển từ mầm non lên tiểu học khiến cho nhiều người đi từ ngạc nhiên đến buồn cười.
Quả thực, kèm con học bài chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng với các bậc cha mẹ, sửa xong bài tập không khéo… sang chấn tâm lý. Những lúc muốn… lên tăng xông, cứ nghĩ đến nụ cười hồn nhiên của con và những tháng ngày vật vã cùng con chữ mấy chục năm trước của mình, chắc hẳn phụ huynh sẽ đồng cảm và có động lực “chiến đấu” với lũ nhỏ mà thôi.
Tiếng Việt liên quan đến khả năng sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ của trẻ. Do đó, không chỉ thời gian trên lớp mà trong mọi thời điểm, khi ở nhà, nói chuyện với bố mẹ, các em cũng đang học. Do đó, để các bé học tốt môn này, bố mẹ cần quan tâm hơn đến việc học của con.
Những sai sót trong bài tập điền từ rất phổ biến ở lứa tuổi tiểu học vì học sinh còn ngô nghê và non nớt nhưng các em đều rất cố gắng hoàn thành bài tập bằng tất cả kiến thức của mình. Để có thể học giỏi tiếng Việt thì phải cần một quá trình dài rèn giũa. Việc sử dụng ngôn ngữ diễn đạt lại sự vật, sự việc không dễ dàng và khả năng của mỗi người là khác nhau. Hơn nữa, với bé tiểu học thì mới là khởi đầu, còn một quá trình dài sau này. Do đó, phụ huynh không nên gây áp lực cho trẻ. Điều này có thể khiến bé càng sợ hãi và không thích học văn.
Dạy con học online ở nhà, mẹ mệt mỏi, phải truyền nước vì mãi con không hiểu
Trên tay người mẹ vẫn còn ghim ống truyền nước biển, trên đầu treo lủng lẳng hai bình nước biển đang chảy từng giọt.
Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, các phần lớn các tỉnh thành trên toàn quốc đều áp dụng phương pháp học tập trực tuyến cho học sinh. Điều này dù bảo vệ các con khỏi nguy cơ lây nhiễm nhưng lại gây ra nhiều cản trở đối với việc học của trẻ. Nhiều phụ huynh lo sợ con học tập không bằng các bạn phải tự mình dạy học và ôn bài cho con sau giờ học chính thức.
Tuy nhiên, dân gian có câu "bụt chùa nhà không thiêng", nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra trong quá trình cha mẹ tự mình dạy con học. Nhiều cha mẹ dù luôn tự nhủ phải bình tĩnh và kiên nhẫn với con trong quá trình dạy nhưng thực tế ngồi cạnh kèm con học mới biết, phụ huynh nào không "tăng xông" vì con là thuộc dạng thật sự kiên trì.
Gần đây, trên mạng xã hội, một đoạn clip ngắn mẹ vừa truyền nước biển vừa dạy con học được chia sẻ với tốc độ nhanh chóng. Trong đoạn clip, có thể thấy, người mẹ xanh xao, đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cảm sốt cho con. Trên tay người mẹ vẫn còn ghim ống truyền, trên đầu treo lủng lẳng hai bình nước biển đang chảy từng giọt. Tóc tai để xõa rối, lộ rõ vẻ mệt mỏi, người mẹ vẫn cố kèm con làm bài tập tối. Tuy nhiên, có thể thấy, dù cố gắng đến đâu, cậu con trai có vẻ vẫn chưa hiểu bài.
Dù trên tay vẫn còn ghim ống truyền, trên đầu treo lủng lẳng hai bình nước biển đang chảy từng giọt, tóc tai để xõa rối, lộ rõ vẻ mệt mỏi, người mẹ vẫn cố kèm con trai làm bài tập tối.
Vừa bệnh, mệt trong người, vừa căng thẳng khi kèm bài cho con, có lúc đỉnh điểm, người mẹ vứt luôn cây bút trong tay. Tất cả sự tức giận, bất lực đều dồn hết vào hành động ném bút. Đứa con bên cạnh ngồi yên, chỉ biết nín lặng chờ cơn giận của mẹ tan biến. Không khí buổi học tối vô cùng căng thẳng.
Quá bức xúc vì con không hiểu bài, người mẹ đã ném luôn cây bút để giải tỏa sự tức giận.
Đứa con bên cạnh ngồi yên, chỉ biết nín lặng chờ cơn giận của mẹ tan biến. Không khí buổi học tối vô cùng căng thẳng.
Sau khi xem đoạn clip này, nhiều ông bố bà mẹ bày tỏ sự đồng cảm. Bởi vì, ai dạy con nhỏ học sẽ biết, mệt hay bệnh cũng không dám nghỉ ngày nào. Càng ngày, khối lượng và độ khó của các bài học trên lớp dần trở nên khó hơn, nhiều cha mẹ lo sợ nếu bỏ lỡ một buổi kèm con, con sẽ không hiểu bài hay không theo kịp các bạn trong lớp. Nhất là khi học online, phụ huynh càng phải kèm con sát sao, hở ra chút thôi là con không nắm bài, sợ con mất căn bản.
Sau khi xem đoạn clip này, nhiều ông bố bà mẹ bày tỏ sự đồng cảm nhưng cũng có nhiều người cho rằng cách dạy như thế là không hiệu quả.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến bày tỏ sự e ngại về cách dạy con của người mẹ. Một số phụ huynh cho rằng không nên dạy học cho con khi cha mẹ đang trong trạng thái căng thẳng hay mệt mỏi vì điều này sẽ khiến cha mẹ dễ mất bình tĩnh, từ đó gây áp lực và ảnh hưởng đến tâm trạng của con. Điều này sẽ khiến việc tiếp thu kiến thức của con trở nên không hiệu quả. Hơn nữa, nếu cha mẹ thường xuyên la mắng con trong quá trình học, điều này sẽ gây ra một ám ảnh tâm lý đối với con. Các bé sẽ mặc định khi học tập với cha mẹ chắc chắn sẽ bị cha mẹ la, từ đó sinh ra tâm lý e ngại và lảng tránh việc học cùng cha mẹ.
Có thể thấy, việc học trực tuyến trong một thời gian dài khiến các ông bố bà mẹ không khỏi đau đầu. Các con dường như trở nên thiếu tập trung và tiếp thu bài học không hiệu quả. Trên các hội nhóm phụ huynh, nhiều bà mẹ thường hỏi nhau cách dạy con học trực tuyến hiệu quả.
Vậy cha mẹ nên lưu ý những vấn đề gì để con học trực tuyến được hiệu quả hơn?
1. Lựa chọn môi trường học phù hợp
Đây được coi là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp học trực tuyến. Một môi trường yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp con tập trung hoàn toàn vào bài giảng, tránh bị xao nhãng bởi hoàn cảnh xung quanh và những tiếng ồn không mong muốn.
Vì vậy, cha mẹ hãy sắp xếp cho con khi học trực tuyến một khu vực riêng trong nhà, nếu có điều kiện thì là một phòng riêng. Sự yên tĩnh của căn phòng sẽ giúp cho con có thể lắng nghe, cũng như tập trung nhiều hơn vào bài giảng của thầy cô qua hệ thống mạng Internet. Đồng thời, cha mẹ cũng nên đảm bảo cho con một đường truyền Internet ổn định để việc truyền đạt kiến thức của các thầy cô được truyền tải đến con mình một cách đầy đủ.
Đọc qua sách trước khi vào bài giảng
Trước khi bắt đầu bài học online, các ba mẹ hãy hướng dẫn con đọc trước sách giáo khoa để nắm sơ qua những kiến thức mới. Đọc trước tài liệu giúp các con theo dõi bài giảng một cách trôi chảy, lưu loát và dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.
(Ảnh minh họa)
2. Học đi đôi với hành
Nghe bài giảng thôi chưa đủ, lý thuyết phải đi kèm thực hành thì kiến thức mới được nhớ lâu. Vì vậy song song với việc học trực tuyến, ba mẹ nên giúp con tìm kho bài tập để ôn lại kiến thức vừa học, cũng như củng cố và rèn luyện kỹ năng giải bài. Khi xem xong bài giảng trực tuyến và được làm bài tập ngay, các con sẽ có hứng thú với việc học online hơn.
3. Nhanh chóng phản hồi khi không hiểu bài
Ba mẹ hãy hướng dẫn con phản hồi lại những gì con còn thắc mắc khi học trực tuyến. Thông thường các chương trình học trực tuyến đều có thông tin liên hệ bằng email hoặc điện thoại để giải đáp thắc mắc. Nếu e ngại gọi điện thoại, hãy hướng dẫn con sử dụng email để gửi những câu hỏi liên quan đến bài học.
So với phương pháp học truyền thống, học sự tương tác giữa người dạy và người học trong lúc học trực tuyến có phần hạn chế, nhưng phụ huynh hoàn toàn có thể kiểm soát được những thông tin phản hồi cũng như lộ trình học của con. Một ưu điểm nữa của học trực tuyến sự linh động về địa điểm và thời gian học.
4. Tạo ra ý thức tự học cho con
Một điều rất quan trọng khi học trực tuyến là giáo dục con bạn phải có tinh thần tự học và ý thức học. Bởi khi không có sự giám sát của ai, con có thể học với tâm thế chủ quan, không nghiêm túc.
Có công mài sắt có ngày nên kim, cha mẹ cần giúp con hình thành thói quen học tập mỗi ngày. Điều này cũng giúp cho việc học tập trở nên đơn giản, thoải mái và tăng thêm hứng thú. Ngoài những kiến thức thu thập được từ bài giảng online, mỗi ngày bố mẹ nên cùng con dành một khoảng thời gian để tìm hiểu thêm về những kiến thức cần thiết cho bài học online sẽ giúp con hiểu sâu và nhớ lâu hơn.
5. Theo sát con và thường xuyên trao đổi với giáo viên
Khi con học trực tiếp, cha mẹ đã phải theo dõi sát sao, khi con học trực tuyến, cha mẹ cần theo dõi sát sao hơn. Vì việc học trực tuyến rất dễ khiến trẻ sao nhãng bởi các tác động bên ngoài. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi quá trình học của con. Nếu thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào nên chấn chỉnh con ngay hoặc nếu có vấn đề gì với bài học, cha mẹ nên báo cho các giáo viên phụ trách bộ môn của các con.
Đồng thời, phụ huynh cũng nên thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. Hãy nắm chắc hơn được khoảng kiến thức mà con cần phải học, cách con tiếp thu như thế nào để từ đó hiểu được trẻ có thật sự tập trung trong lúc học trực tuyến hay không. Điều này sẽ giúp cho bậc phụ huynh và giáo viên có thể đưa ra phương án thích hợp để điều chỉnh cách dạy học cho con trẻ.
GS Cù Trọng Xoay trổ tài giúp con điền từ còn thiếu vào "Con có... như nhà có nóc", cậu bé chốt 1 câu khiến bố cạn lời, mẹ thì tổn thương sâu sắc Đôi khi văn vở quá lại phản tác dụng. "Giáo sư Cù Trọng Xoay" đã trở thành cái tên được nhiều khán giả VTV nhớ tới khi gắn với chuyên mục Hỏi xoáy, Đáp xoay trong chương trình Thư giãn cuối tuần "gây sốt" một thời. "Giáo sư Xoay" tên thật là Đinh Tiến Dũng, sinh năm 1981. Dù không xuất hiện nhiều...