Mẹ xin lỗi vì đã cố tình để sảy mất con
Tối nay, tình cờ mẹ đọc một bài viết, đó là câu chuyện về một người mẹ đã hối hận vì không chăm sóc tốt cho đứa con của mình và nước mắt mẹ lại chảy.
ảnh minh họa
Mẹ xót xa và đau lòng khi nghĩ đến con, đứa con bé bỏng đáng thương của mẹ. Mẹ buồn và ganh tị với người mẹ ấy. Vì chị vẫn còn cơ hội để sửa sai, còn mẹ, dù có hối hận, dằn vặt bản thân trăm ngàn lần vẫn chẳng thể mang Su trở về bên mẹ như ngày nào. Mẹ buồn lắm con yêu à!
Con là kết quả tình yêu của bố mẹ, nhưng khi con đến với cuộc đời này là lúc mẹ chưa chuẩn bị tinh thần để chào đón con. Ngày đó, mẹ còn là một cô sinh viên năm 3 với biết bao dự định, hoài bão cho tương lai. Bố mẹ đến với nhau là thật lòng, mẹ yêu bố, yêu nét phong trần cương nghị của một người lính. Và tình yêu ấy đã tạo ra Su. Ngày nhìn hai vạch đỏ trên que thử, cảm xúc của mẹ lạ lắm Su à, lo lắng vì việc học dở dang, vì điều tiếng, dư luận nhưng cũng vui và hạnh phúc lắm vì mẹ đã mang trong mình giọt máu của người mẹ yêu.
Mẹ được làm mẹ, được cảm nhận cái thiêng liêng của tình mẫu tử, quả thật quá hạnh phúc. Bố thì vui mừng muốn hét lên khi biết tin, mẹ biết bố mong chờ con rất lâu rồi. Những lúc bên nhau, bố thường ôm mẹ thủ thỉ “mình có con đi em, rồi anh sẽ nuôi, còn em đi học tiếp”. Và giờ đây, con đến mang theo niềm vui cho bố, nhưng lại là nỗi bất an lo lắng cho mẹ. Con đến bất ngờ và ngoài dự tính nên mẹ cứ thẫn thờ, hoảng loạn. Sợ mẹ nghĩ dại nên bố chẳng bao giờ cho mẹ cầm nhiều tiền trong người và mẹ đi đâu cũng phải có cô em họ của bố, cũng là bạn thân của mẹ đi cùng.
Đám cưới diễn ra, mẹ làm cô dâu trong bộ mặt phụng phịu như trẻ con, mà còn xanh lét vì ốm nghén. Bố thì cười toe toét, khoe khoang với đồng nghiệp vì tậu được cả trâu lẫn nghé. Lâu lâu quay sang mẹ thì thầm “mình làm mình chịu, em vui lên không con nó buồn và tủi thân”. Và mẹ tủi thân thật con trai à, chưa thật sự chuẩn bị tinh thần, kiến thức để làm mẹ, tất cả những gì mẹ có lúc này chỉ là bản năng thôi. Tính mẹ còn con nít, ham chơi lắm.
Cưới xong bố lên lại đơn vị, mẹ ở nhà chịu đựng những cơn ốm nghén vật vã, đáng sợ nhất là buổi sáng, mở mắt dậy mẹ phải lao vội vào nhà vệ sinh nôn ọe, và cả ngày mẹ chỉ có thể ngồi trong đó… Ăn gì là nôn ngay lập tức, người mẹ rã rời, xanh mét như lá chuối. Mẹ kiệt sức xỉu và phải truyền dịch. Lúc đó không có bố bên cạnh, mẹ tủi thân chỉ biết khóc thôi, mẹ muốn được sống lại cuộc sống sinh viên ngày nào, vui chơi tung tẩy cùng bạn bè. Mẹ xấu hổ với mọi người vì có em bé trước hôn nhân, vô hình chung mẹ trách Su, là lỗi lầm của mẹ vậy mà mẹ lại đi trách Su đã không đến đúng thời điểm. Đôi lúc mẹ còn tồi tệ đến mức nghĩ rằng Su là dấu chấm hết cho con đường tương lai của mẹ.
Mẹ là một người mẹ tồi nhất quả đất phải không con trai? Những lúc bố về, tâm trạng mẹ khá hơn được chút xíu, mẹ và bố nằm đặt tên cho con mặc dù thời điểm ấy chưa biết con là trai hay gái. Mẹ bị nhiễm độc thai nghén, bác sĩ khuyên mẹ phải tĩnh dưỡng, nhẹ nhàng mới tốt cho em bé, những lúc bố ở nhà, mẹ ngoan lắm, đi đứng nhẹ nhàng,cẩn thận. Nhưng khi bố về đơn vị mẹ lại tụ tập đi chơi. Mẹ vẫn diện giày cao gót và không muốn mặc đồ bầu, mẹ không muốn mọi người biết mẹ đang mang thai, mặc dù lúc ấy con đã hơn 3 tháng. Mẹ ăn mọi thứ mà mẹ thích bất kể có tốt cho con hay không. Mà con trai mẹ cũng khỏe thật ấy, mẹ bị té 3 lần nhưng mẹ con mình vẫn bình an, có lẽ con thương mẹ lắm, không muốn xa mẹ phải không con?
Vậy mà mẹ không quan tâm giữ gìn cho giọt máu của mình, mẹ vô tâm hờ hững khi nghĩ cảm giác căng tức và trì vùng bụng dưới chỉ là triệu chứng giãn dây chằng vì con đang lớn nên gây sức ép vào cơ bụng mẹ mà thôi. Su à! Con trách mẹ nhiều lắm phải không? Thật sự ngày đầu tiên cảm nhận được con đạp trong cơ thể, mẹ yêu con lắm. Tối tối, hai mẹ con thủ thỉ với nhau, mẹ cứ cố tình xoa thật mạnh để con đạp mà có biết đâu là làm hại con.
Mẹ yêu con nhưng không bỏ được cái tính ham chơi mặc dù bố và bà nội đã nhắc nhở nhiều lần. Tối ấy bố về đột xuất, chứng kiến cảnh mẹ lênh khênh trên đôi giày cao gót, bố đã thật sự nổi giận, trách mắng và lần đầu tiên sau mấy năm yêu nhau, bố đã tát mẹ một cái thật đau. Bố nặng lời với mẹ lắm, uất ức dâng cao, mẹ không còn biết gì nữa mà chỉ muốn làm điều gì đó cho bố phải hối hận vì đã đánh mẹ thôi.
Video đang HOT
Mẹ không đặt vị trí mình là một phụ nữ đang mang thai, cứ thế lao đi rồi “ầm” mẹ sang đường nhưng không nhìn trước nhìn sau. Mẹ thấy bụng đau nhói và không biết gì nữa. Tỉnh dậy, trước mắt mẹ là một màu trắng của bệnh viện, nhìn khuôn mặt hốc hác của bố mà mẹ chảy nước mắt vì thương và trách bản thân mình. Mẹ quá ích kỉ và trẻ con. Ơn trời là Su vẫn bên mẹ, chỉ có điều con rất yếu và có thể sẽ đi bất cứ lúc nào, đó là lần đầu tiên sau 5 tháng mang thai, mẹ khóc lóc vật vã và lo sợ mất con.
Mẹ hối hận và trách bản thân mẹ nhiều lắm. Lúc đó mẹ mới thật sự tỉnh ngộ và nhận ra con quan trọng biết chừng nào. Mọi người không ai trách mẹ mà luôn động viên an ủi. Những ngày tháng sau đó, cuộc sống mẹ con mình gắn với chiếc giường, mẹ cố gắng bù đắp cho con trai yêu, cố gắng ăn uống tẩm bổ. Cứ tưởng mọi chuyện đã dần ổn định, con trai mẹ đã dần khỏe lại, vậy mà buổi sáng hôm đó, bụng mẹ đau thắt, quằn quại. Bà nội vội gọi bố về,và mẹ bất lực khi nhìn dòng máu đỏ cứ chảy ra giữa hai chân, đau đớn thể xác không bằng nỗi đau tinh thần, tim mẹ như bị ai bóp nghẹn.
Mẹ mất con yêu thật rồi, mẹ mất con vì những lỗi lầm chưa kịp sửa Su ơi. Mẹ hối hận tưởng như muốn chết đi được, người ta tiêm thuốc và mẹ vẫn sẽ trải qua cuộc vượt cạn như những người khác, chỉ có điều người ta trải qua cơn đau trong niềm hạnh phúc, còn mẹ là nỗi đau không gì có thể tả nổi, vật vã từng cơn. Mẹ mê man đi nhưng vẫn cảm nhận được anh mắt xót xa đau đớn của mọi người, đặc biệt là bố. Mẹ có tội với con, với bố nhiều lắm, Su ơi! Mẹ không dám cầu xin con tha thứ, mẹ đã quá khắc nghiệt với con, mẹ xin lỗi con nhiều lắm…!
Gần 7 tháng trời mẹ con mình đồng hành cũng nhau, con đã cho mẹ biết bao cảm xúc, mẹ vẫn nhớ như in cảm giác khủng khiếp của những cơn ốm nghén, cú máy thai đầu tiên, cảm giác con đùa nghịch trong bụng và cả nỗi đau ngày hôm đó. Có lẽ suốt cuộc đời mẹ vẫn không thể nguôi trách bản thân mình được, mẹ không làm được gì cho con, chưa được ôm con, chưa cho con bú được một giọt sữa nào. Những lúc đi đường nhìn người ta xúng xính trong chiếc đầm bầu, mẹ xót xa ân hận vì chính mẹ đã từng từ bỏ cơ hội được mặc nó, để con yêu phải xa mẹ mãi mãi.
Su à! Mẹ yêu con nhiều lắm, thương con nhiều lắm. Dù rằng sau này hoàn thành xong chương trình học, bố mẹ sẽ lại sinh cho Su những đứa em nhưng mẹ muốn con biết, để tuột mất con là sai lầm lớn nhất của mẹ. Con sẽ mãi là đứa con dễ thương, là thiên thần đáng yêu nhất mà cuộc đời đã mang đến cho mẹ, chỉ có điều mẹ ngu ngốc không nắm giữ được mà thôi. Ở nơi đó Su của mẹ nhất định phải hạnh phúc và thật bình an con nhé. Những thiên thần sẽ luôn bên con. Mẹ yêu con mãi mãi, đứa con trai bé bỏng tội nghiệp của mẹ.
Theo VNE
Cố tình báo cáo sai phải kỷ luật
Nên nghiên cứu bổ sung chế tài kỷ luật đối với hành vi cố tình báo cáo, sử dụng sai lệch các con số thống kê của các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thống kế vào Bộ luật Hình sự.
Bài 1: Đại án bầu Kiên, Dương Chí Dũng và chuyện minh bạch
Bài 2:Xâm phạm lợi ích triệu người, vẫn không thể kiện
Tư duy lập pháp thiếu nhất quán
Ngoài việc không công bố đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, thì hệ thống pháp luật Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư. Thiếu tư duy nhất quán dẫn tới hệ thống pháp luật khó thống nhất và đối với doanh nhân điều này làm cho việc dự đoán chính sách kinh tế nhà nước càng trở nên khó khăn.
Thực tế "công xưởng làm luật" nằm rải rác ở các bộ ngành. Công xưởng làm luật nằm rải rác như hiện nay, dẫn đến hai hiện tượng:
Thứ nhất, lợi ích cục bộ của cơ quan soạn thảo luật đồng thời là cơ quan quản lý ngành lĩnh vực tương ứng sẽ được phản ánh vào dự thảo và thường theo khuynh hướng giữ lại đặc quyền của bộ ngành.
Thứ hai, các chuyên viên khi soạn thảo dự thảo thường chỉ quan tâm các thuật ngữ thường dùng trong ngành mình và đưa cách hiểu này vào dự thảo mà không có sự khảo cứu thấu đáo việc sử dụng thuật ngữ ở các văn bản pháp luật hiện có. Dẫn tới hiện tượng "đồng âm" khác nghĩa giữa các đạo luật do các bộ ban hành; tạo ra sự vênh giữa các luật.
Ví dụ: Luật Nhà ở do Bộ Xây dựng soạn thảo lấy thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở gắn liền đất là thời điểm hai bên ký công chứng hợp đồng chuyển nhượng; trong khi đó Luật đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo lại lấy thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm chuyển quyền sở hữu, tạo nên hiện tượng nhà thì của B nhưng đất vẫn là của A, không thể thi hành án được.
Và để bảo đảm cách dùng thuật ngữ và tư duy lập pháp của bộ ngành mình sẽ thống trị, phủ định cách hiểu ở các văn bản khác, một số đạo luật đã tự ấn định cho mình quyền ưu tiên áp dụng trước các đạo luật khác bằng cách tự xác định mình là luật riêng (lex specialis), ưu tiên áp dụng (có hiệu lực cao hơn) trước các đạo luật khác (lex generalis). Vì vậy, đôi khi những giá trị tốt đẹp trong các đạo luật lớn như Bộ Luật dân sự, Luật Doanh nghiệp bị các luật chuyên ngành phá huỷ.
Ảnh minh họa
Không có án lệ pháp luật chứa đầy bất định
Cái mà doanh nhân quan tâm nhất là luật pháp được áp dụng trong thực tế như thế nào, hay nói cách khác là "luật sống", chứ không phải luật trên giấy.
Ở các quốc gia có nền lập pháp tốt, các quy phạm pháp luật rất dễ hiểu, cụ thể, chi tiết. Nên khoảng cách giữa "luật trên giấy" và "luật sống" được rút ngắn đáng kể.
Nhưng dù cố gắng chi tiết hoá đến đâu, trong văn bản quy phạm pháp luật sẽ không tránh khỏi việc dùng những từ ngữ trừu tượng như "công bằng" (ví dụ trong phân chia lợi nhuận), hay "hợp lý, cần thiết" (trong thông báo, chủ động ngăn ngừa tổn thất)... Lúc này hệ thống án lệ sẽ bù đắp phần khiếm khuyết này. Qua hệ thống án lệ, các toà án trên toàn quốc sẽ phán quyết giống nhau cho những trường hợp tương tự nhau.
Ở Việt Nam, không có án lệ, nên mỗi thẩm phán, khi xét xử có quyền tuỳ ý định đoạt, vận dụng những khoảng trống mà văn bản quy phạm pháp luật chưa kịp khép kín hoặc không thể khép kín được. Quyền tuỳ ý định đoạt quá rộng, không bị ràng buộc bởi hệ thống án lệ, lại bị kích thích bởi các lợi ích khác nhau, nên quyền tuỳ ý có nguy cơ bị biến thành "tuỳ tiện". Dẫn tới, cùng một "từ, cụm từ" trong mỗi văn bản quy phạm pháp luật nhưng sẽ được thẩm phán giải thích, áp dụng khác nhau cho các vụ việc tương tự nhưng xảy ra ở các tỉnh thành khác nhau, thời điểm khác nhau.
Bên cạnh việc không thừa nhận án lệ, thì bản thân nội dung bản án của toà án Việt Nam, các công dân, tổ chức cũng không dễ gì tiếp cận được, nên họ không biết được việc áp dụng, giải thích từng điều khoản của văn bản quy phạm sẽ diễn ra như thế nào trong thực tiễn xét xử.
Hệ quả là các doanh nhân không đoán được, "từ, cụm từ" nào đó trong các văn bản quy phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa như thế nào, nếu có tranh chấp xảy ra và vụ việc được mang ra toà án xét xử.
Theo lộ trình
Một mặt, VN vẫn theo lộ trình hội nhập quốc tế theo đúng các cam kết trong các hiệp định thương mại song phương, hiệp định gia nhập WTO nhưng mặt khác vẫn nỗ lực duy trì vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước. Thậm chí có đôi khi quay về tiệm cận chính sách công hữu hóa một số loại tài sản liên quan chính sách tiền tệ. Vào trung tuần tháng 10 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước gây sốc khi công bố Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối. Theo đó, cá nhân tổ chức sở hữu ngoại tệ khi không còn muốn giữ ngoại tệ thì chỉ có một cách duy nhất là bán cho Nhà nước theo giá Nhà nước đơn phương ấn định; hạn chế mọi hình thức giao dịch ngoại tệ, kể cả tặng cho ngoại tệ cũng không được phép. May mắn, là sau khi bị công luận phản đối, ngày 06/11/2013, Ngân hàng Nhà nước rút lại ý định này.
Các hành động nêu trên cho thấy Nhà nước sẵn sàng sử dụng các biện pháp tiệm cận công hữu hoá để điều tiết nền kinh tế và cho thấy tư hữu ở Việt Nam mong manh nhường nào. Hết cấm đăng ký xe máy, lại cấm vàng miếng, cấm ngoại tệ. Xe để đi, tài sản để giao dịch. Khi chức năng chính của tài sản bị tước đoạt, hạn chế thì tài sản không bị tước đoạt hữu hình, nhưng còn cũng như không - đó chính là tiệm cận công hữu hóa.
Tạo dựng niềm tin bằng sự minh bạch
Muốn thu hút nhà đầu tư, không còn cách nào hơn phải tạo dựng niềm tin bằng sự minh bạch, mà trước hết phải bảo đảm một hệ thống pháp luật minh bạch theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Để giải quyết tình trạng trên, cần phải có một số giải pháp như sau:
1. Nên nghiên cứu bổ sung chế tài kỷ luật đối với hành vi cố tình báo cáo, sử dụng sai lệch các con số thống kê của các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thống kế vào Bộ luật Hình sự. Từ đó hạn chế, việc công bố thông tin kinh tế thiếu chính xác, sai sự thật như hiện nay.
2. Bổ sung, sửa đổi các luật Tố tụng Hình sự, Tố tụng Dân sự, Tố tụng Hành chính, Luật Khiếu nại, theo hướng: toà án sẽ không thừa nhận giá trị của các quy phạm pháp luật chứa đựng trong các thông báo, kết luận, công văn của cơ quan nhà nước. Bổ sung quyền cho phép công dân, tổ chức khởi kiện bất kỳ hành vi công quyền nào, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, khi cho rằng hành vi công quyền xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của mình. Từ đó vô hiệu hoá các hình thức "ban hành chui" các quy phạm pháp luật;
3. Hợp nhất hai luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật 2008 và Luật 2004) vào một đạo luật duy nhất và phải tuân thủ nguyên tắc: hiệu lực của văn bản tính từ ngày đăng công báo, trừ khi văn bản thuộc nội dung bí mật nhà nước. Từ đó khắc phục sự giật lùi của Luật 2004, trở về đúng các cam kết minh bạch hoá pháp luật với cộng đồng quốc tế;
4. Từng bước nâng cao tỷ lệ Đại biểu Quốc hội chuyên trách, tiến tới chuyên nghiệp hoá hoạt động của Quốc hội. Từ đó tạo điều kiện cho Quốc hội hoàn thành chức năng lập pháp của mình, tránh tình trạng luật pháp chồng chéo, tản mạn như hiện nay.
5. Thừa nhận án lệ; bắt buộc các toà án phải công khai, cho mọi người tiếp cận các bản án, trừ các nội dung liên quan bí mật thương mại, thông tin về nhân thân nhạy cảm. Từ đó nâng cao tính minh bạch của "luật sống" (luật trong thực tế đời sống).
Khi không thể biện minh bằng tính ưu việt và phi thị trường của các DNNN sau các scandal như Vinashin, Vinalines..., người ta lại gán cho "kinh tế nhà nước" nghĩa mới.
Theo_VietNamNet
Việt Nam có thể kiện Trung Quốc theo hướng nào? Luật sư Lê Thanh Sơn, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng Việt Nam có thể kiện Trung Quốc đã cố tình đánh tráo khái niệm, cố tình hiểu, giải thích và áp dụng các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 sai để chiếm thềm lục địa của VN. Ngay sau cuộc họp chia sẻ thông tin với...