Mẹ vừa mua được cây quất chơi Tết, quay ra quay vào con đã vặt hết quả, cuối năm đúng là mùa “thu hoạch” của các cháu nhỏ
Mẹ vừa mua được cây quất chơi Tết, quay ra quay vào con đã vặt hết quả, cuối năm đúng là mùa “thu hoạch” của các cháu nhỏ
Gia đình nào có con, cháu nhỏ cũng lo nơm nớp khi mua cây quất, cây đào về chơi Tết.
Vậy là Tết càng ngày càng gần, không khí của đất trời vào Xuân, của phố xá đông vui, nhộn nhịp khiến nhiều người rạo rực vô cùng. Điều đó thôi thúc mỗi người dù có bận rộn đến đâu, đang lo toan những gì cũng nhất định phải ra ngắm đường phố, chợ hoa, mua một cây quất, cây đào, cây mai về trưng Tết. Vừa là đem không khí ngày Xuân về với ngôi nhà của mình, vừa mong năm mới sẽ có được nhiều niềm vui, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Gia đình của chị Nguyễn Ngọc Thái (hiện đang sống tại Hà Nội) cũng vừa sắm một cây quất xinh xinh về chơi Tết. Thế nhưng quất còn chưa kịp ngắm, chưa kịp chơi thì cô con gái 2 tuổi của chị đã kịp hái hết quả, bỏ đầy vào xô khiến mẹ chỉ biết thốt lên: ” Nghĩ chán không? “.
Câu chuyện kèm hình ảnh “bằng chứng” rõ mồn một được chị Thái chia sẻ trên trang cá nhân đã khiến cư dân mạng lập tức chú ý dù đây không phải chuyện xa lạ. Trước đó, đã có rất nhiều ông bố bà mẹ tiết lộ cây quất nhà mình mua về chỉ kịp “hưởng dương” 1-2 ngày đã bị bọn trẻ vặt cho tơi tả, quả ra đằng quất, lá ra đằng lá. Cư dân mạng được dịp cười vỡ bụng rồi lại tiếp tục bông đùa: ” Cuối năm đúng là mùa thu hoạch của các cháu nhỏ “.
Chỉ sau ít phút mẹ mải dọn phòng, bé Bao đã “thu hoạch” được kha khá trái quất vàng tươi từ cây quất mẹ dự định mua về để chơi Tết.
Video đang HOT
Trò chuyện với chị Thái, chị chia sẻ cô con gái của mình tên ở nhà là bé Bao, hiện đã được 2 tuổi.
Gia đình chị vừa mua được cây quất xinh xinh để chơi Tết có giá 350 nghìn đồng. Tuy nhiên trong lúc chị mải dọn dẹp trong phòng, quay ra quay vào thì thấy con gái đang hăng say vặt quất bỏ vào thùng rác. Khi mẹ hỏi: “Con đang làm gì vậy? ” thì bé Bao hồn nhiên trả lời: ” Con vặt quả “.
Nhìn cây quất mua về chưa kịp chơi ngày nào đã bị vặt trụi nhưng chị Thái không quát mắng con, vì chị nghĩ rằng lỗi là do bản thân mình. Chị đã từng nhìn thấy hình ảnh các bé vặt quất vào những dịp Tết trước nhưng lại quên không dặn dò con. Sau đó, chị Thái nhẹ nhàng dặn con lần sau nhớ không được vặt quả nữa thì bé Bao ngoan ngoãn đồng ý. Chị cũng dự định sẽ đi tìm mua một cây quất khác để chơi Tết.
Sau khi được mẹ dặn dò, bé Bao ngoan ngoãn nghe lời và hứa với mẹ lần sau sẽ không vặt quả quất nữa.
Nói thêm về con gái, chị Thái cho biết bé Bao là một em bé rất nghe lời nên chị chưa bao giờ phải phạt hay lớn tiếng quát bé, chỉ cần dặn trước thì con chắc chắn sẽ nghe lời.
” Bình thường bé rất chịu chơi, hay tự mày mò mọi thứ để chơi chứ không bao giờ quấy mẹ, bắt mẹ bế, mè nheo này kia. Bé cũng rất thông minh, hay để ý mẹ làm gì là làm theo như thế, ví dụ như: Bôi kem dưỡng da, tô son… Trong chuyện ăn uống của bé cũng dễ, con ăn cơm, uống sữa đúng giờ, đi ngủ cũng tự giác, uống sữa xong là tự nằm chỉ 2-5 phút là ngủ ” – chị Thái tâm sự thêm về “bình rượu mơ” của mình.
Hiện tại, những hình ảnh và câu chuyện của bé Bao đang được nhiều group, fanpage chia sẻ lại và nhận về rất nhiều bình luận hài hước từ phía cư dân mạng.
Khác biệt thú chơi cây cảnh Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Người Hà Nội trưng cây đào, còn người Sài Gòn chọn sắc mai vàng đón Tết.
Gần Tết, các gia đình đều trang hoàng nhà cửa bắt mắt, nhiều đồ trang trí trong số đó có màu sắc liên quan đến ngũ hành. Ở miền Bắc, đào là loài cây đặc trưng cho ngày Tết. Theo PGS.TS Nguyễn Huy Thiệu, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hoa đào sắc hồng đỏ mang hành hỏa, là loài hoa nhắc Xuân về, có ý nghĩa may mắn, xua đuổi tà ma. Đào đẹp thường là loại bông to, cánh thắm, gốc vững chắc, cành lá xum xuê, thế vươn cao. Nhiều gia đình khá giả sẽ đến vườn tìm những gốc đào thất thốn trăm tuổi, có thân xù xì, cánh đậm, giá thuê từ 20 đến 100 triệu đồng.
Cây đào thế lớn có giá thuê tới 30 triệu đồng. Ảnh: Giang Huy
Ngoài đào, người Hà Nội chơi Tết còn có hoa thủy tiên hoặc mai trắng. Hoa thủy tiên được người Hà Nội tìm mua từ 20 tháng Chạp để cắt tỉa sao cho hoa nở đúng giao thừa. Còn mai trắng - một trong hàng "thập đại danh hoa" của Việt Nam, có dáng mảnh dẻ, thuần khiết, mang ý nghĩa biểu tượng cho cốt cách người quân tử. Trưng hoa mai trắng trở thành thú vui tao nhã của nhiều người dân Hà Thành xưa nay, chỉ những nhà quyền quý mới có.
Những năm gần đây, người Hà Nội còn chơi các loại cây mới như tuyết mai. Hoa nhỏ trắng muốt, cành mảnh, cao khoảng hơn 1m, thường cắm lục bình và được các hộ chung cư ưa chuộng. Ngoài ra, người Hà Nội có trang trí quất cảnh, với quan niệm quất thế "tứ quý", trên mỗi cây cần đầy đủ quả xanh, quả vàng, lộc, lá xanh, và điểm hoa trắng.
Trong khi đó, nhiều người Sài Gòn quan niệm Tết phải có cây có quả, vì thế trong mỗi gia đình đều có cây mai, ít nhất 2 chậu tắc (người Bắc thường gọi là quất). Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã cho biết, người Sài Gòn ưa cây mai vì màu vàng tượng trưng cho yếu tố thổ - trung tâm của ngũ hành và cùng màu với kim tiền, đại diện cho sự cao sang, phú quý. Những cây mai đẹp là loại gốc mai to, dáng vươn lên dứt khoát và nhỏ dần về ngọn, đặc biệt là có nhiều nụ.
Hoa mai được ưa chuộng ở miền Nam vì phù hợp với khí hậu, ra hoa đúng dịp cận Tết.
Những năm gần đây, người miền Nam có xu hướng mua mai trưng đến hết mùng 10, hoặc cho đến khi hoa rụng hết sẽ gửi lại nhà vườn chăm sóc, để đến Tết năm sau lại đón cây về nhà. Tới Sài Gòn, du khách còn thấy sự phổ biến của cúc vạn thọ. Đây là loài hoa mang ý nghĩa cát tường, trường thọ và lại dễ chăm sóc, hợp khí hậu phương Nam.
Một điểm tương đồng trong phong cách trang trí Tết của người Hà Nội và Sài Gòn là mỗi gia đình đều mua thêm các loại hoa sặc sỡ, có hương thơm để bày biện trong nhà. Người Hà Nội thường chọn cành đào dăm, hoa ly hoặc hoa dơn, thược dược, violet... Còn người Sài Gòn thường mua hoa theo 2 mục đích khác nhau: Cúc vạn thọ thường dùng để thờ cửu huyền thất tổ (gia tiên) và các loại hoa cúng tùy theo sở thích của gia chủ để thờ thánh thần như hoa ly, hoa cát tường...
Phố Hàng Mã, Hà Nội là nơi bán đồ trang trí Tết thu hút đông đảo du khách mỗi dịp xuân về.
Ngoài ra, trước Tết người dân đều tranh thủ dọn nhà, sắm thực phẩm và đồ trang trí. Người Hà Nội sẽ lên chợ Hàng Mã, chợ hoa Hàng Lược vừa ngắm phố phường, vừa mua lì xì, tràng pháo, câu đối, đồ trang trí theo con giáp. Còn người Sài Gòn thường đến đường Hải Thượng Lãn Ông - phố đồ Tết của người Hoa mua liễn, câu đối. Chữ trên liễn sẽ mang ước muốn của gia chủ về năm mới, như cầu sức khoẻ sẽ mua liễn chữ "Thọ", cầu tiền tài sẽ mua liễn chữ "Lộc".
Vào đêm giao thừa, người miền Bắc sẽ ra ngoài hái lộc đầu năm hoặc mua cặp mía nguyên rễ, ngọn về đặt 2 bên bàn thờ lấy may. Theo PGS.TS Nguyễn Huy Thiệu, trong quan niệm dân gian mía là "cây vũ trụ" nối trời với đất, như cầu nối cho thần linh trở về trời. Còn người miền Nam sẽ đi lễ chùa vào đêm giao thừa và hái lộc chùa cầu may mắn.
Kinh tế khó khăn nhưng vẫn muốn có cây cảnh chơi Tết, hãy để cư dân mạng dạy bạn Đúng là xét về độ sáng tạo thì cư dân mạng đứng thứ 2 không ai dám đứng thứ nhất luôn á! Năm qua có thể nói là một năm thật dài, thật khó khăn với hầu hết mọi người. Nhưng mà dù thế nào đi chăng nữa thì Tết cũng đã sắp đến rồi, lúc này đây tất cả chỉ muốn gạt...