Mẹ vô tâm dùng xích trói tay và dắt con như tù nhân
Một phụ nữ đi xe đạp trên hè phố vô tâm kéo con trai tay đang bị xích như một tù nhân. Ngay lập tức, những người chứng kiến đã chụp hình lại và báo với cảnh sát.
Mẹ vô tâm dùng xích trói tay và dắt con như tù nhân
Cảnh sát tạ i thành phố Chu Hải, Trung Quốc cho biết, sau khi đã nhận được tin báo đã yêu cầu người phụ nữ đến làm rõ vụ việc.
Qua điều tra, cảnh sát đã xác nhận người phụ nữ trên tên Huang Moufeng. Huang Moufeng là một phụ nữ trẻ đã ly thân với chồng và một mình nuôi con trai, trong khi cô không có công việc ổn định. Con trai của Huang Moufeng tên Li, 9 tuổi, khá bướng bỉnh và khó bảo, sở dĩ Huang Moufeng phải dùng dây xích tay con như vậy là do Li muốn bỏ nhà đi, dù đã khuyên ngăn nhưng Li vẫn kháng cự lại việc về nhà cùng mẹ.
Video đang HOT
Cảnh sát đã thực hiện khiển trách hành vi giáo dục bằng bạo lực đối con của Huang Moufeng, đồng thời cũng liên lạc với các cơ quan đoàn thể địa phương tích cực tham gia giúp đỡ các vấn đề của gia đình Huang Moufeng.
Theo Xahoi
Gánh gồng cực nhọc nuôi ước mơ con
Ở một vùng quê nghèo của tỉnh Phú Yên, có người mẹ quê mới 40 tuổi nhưng đã phải đơn chiếc nuôi con bằng nghề chặt mía thuê.
Hết vụ, chị lại vào TP.HCM làm "ôsin" kiếm thêm đồng ra đồng vào. Nhưng, chị có một niềm tin để chịu đựng mọi cực nhọc: hai cô con gái của chị đều là sinh viên hai trường ĐH tại TP.HCM.
Chúng tôi gặp ba mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hồng - người mẹ tảo tần nuôi con học ĐH - vào một buổi tối muộn. Chị mới đi làm về. Công việc hiện tại của chị ở TP.HCM là giúp việc nhà. Mồ hôi ướt đẫm khuôn mặt, chị cười tươi rói khi hai con gái ra dắt xe đạp vào nhà trọ cho mẹ.
Chị Hồng (giữa) hạnh phúc với hai cô con gái học giỏi, hiếu thảo.
Tay mẹ gãy mấy lần...
Lê Thị Quỳnh Như - cô con gái út của chị Hồng mới đậu ĐH Y dược TP.HCM, ngành nữ hộ sinh - nhớ lại chuỗi ngày nhọc nhằn của mẹ:
"Năm tôi vào cấp III, chị gái Lê Thị Diễm Nhi đang học lớp 12 thì cha mẹ ly hôn. Tôi còn nhỏ nên chưa cảm nhận được nhiều. Chị hai có lẽ hiểu chuyện nên hay buồn. Có lần vào một buổi tối tôi thấy chị và mẹ ngồi ôm nhau khóc.
Rồi sau đó chị chuyên tâm học và đậu vào ĐH Công nghiệp TP.HCM, ngành cắt may. Ngày ngày, mẹ đi chặt mía thuê từ sáng sớm đến tối mịt mới về.
Tay mẹ gãy mấy lần do lúc leo thang chuyển bó mía nặng gần 20 ký lên xe thì thang trơn trượt... Vậy mà chưa bao giờ mẹ cho chị em tôi thấy mẹ đau hay buồn. Mẹ luôn nhắc chị em tôi phải ráng học vì mẹ bảo "người đẹt lét như tụi bây không học thì làm được cái chi".
Vậy là ngôi nhà tuềnh toàng của bà Nguyễn Thị Hương (bà ngoại Như, ở đội 3, thôn Cẩm Thạch, xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) trở thành mái ấm của ba mẹ con Lê Thị Quỳnh Như.
Tai nạn trong lần chuyển mía trước Tết 2014 xảy đến với chị Hồng. Chị bị bó mía đâm thấu bụng phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu hẳn, chị Hồng không thể đi chặt mía thuê nữa.
Áp lực càng đè nặng lên chị: tiền học của cô con gái lớn ở Sài Gòn, cuộc sống của chị, con gái út và mẹ già ở quê. Thêm nữa là cô út Quỳnh Như cũng sắp vào ĐH.
"Út Như thường bảo con sẽ thi ngành y, sau này còn chăm sóc cho mẹ và ngoại. Làm bác sĩ mới cứu người được..." - chị Hồng tâm sự.
Tết 2014, mẹ của Như, Nhi vào Sài Gòn giúp việc nhà, khi cô con gái lớn vừa bước sang năm 2 ĐH, còn cô út chuẩn bị thi ĐH y. Mỗi tháng, từ Sài Gòn, chị gửi về vài trăm ngàn đồng gọi là tiền đi chợ cho hai bà cháu.
Ba của Như, Nhi cũng lo phụ thêm. Nhưng đồng tiền kiếm được ở quê thật quá nhọc nhằn. Cuộc sống thiếu trước hụt sau nên bà ngoại Như, Nhi chi tiêu rất dè sẻn, nhiều khi đi chợ chỉ 5.000-6.000 đồng.
Thấm thía cảnh nhà nên Như ra sức học. "Nó học ở trường rồi đi học thêm, ngày nào cũng 8 giờ tối mới về nhà. Nhiều hôm trời mưa, nó cũng loi ngoi lóp ngóp đi học. Tui để phần cơm, chờ cửa. Nó về, ăn cơm xong thì học đến nửa đêm. Nó nói nhà mình khổ quá, con phải ráng học, nếu không thì uổng công mẹ cực khổ nuôi tụi con" - bà ngoại Như rưng rưng kể về đứa cháu của mình.
Thao thức cùng con
Hai cô sinh viên quê Phú Yên nay đã tạm ổn định việc trọ học ở TP.HCM. Ba mẹ con sống nhờ phòng trọ của mấy người cháu cùng quê. Chị Hồng đi giúp việc nhà gần đó từ 6h sáng đến 9-10h tối mới về. Trên gác gỗ chật hẹp, nóng bức chỉ có một cây quạt nhỏ dành cho bốn cô sinh viên học bài buổi tối.
"Phần vì tụi nhỏ học bài để đèn khó ngủ, phần vì chật, nhiều đêm thức miết tới gần sáng mới chợp mắt đã tới giờ đi làm. Nhưng thấy con lo học mình cũng vui, có động lực mà làm" - người mẹ nhỏ nhắn của hai cô sinh viên bộc bạch.
Khó khăn vẫn chưa hết với ba mẹ con chị Hồng. Món nợ vài chục triệu sau cuộc phẫu thuật dịp tết vẫn còn ở quê. Chị vừa lo học phí cho hai cô con gái vừa lo chi phí trọ học cho ba mẹ con ở TP.HCM.
"Nợ ở quê thì trả lần lần cũng được, cốt là lo học phí mỗi kỳ gần 10 triệu đồng cho hai đứa. Cứ năm tháng đóng một lần. Gần tới ngày đóng học phí là tôi thao thức tới mất ngủ. Tôi đang tính đi làm thêm gì đó sau giờ làm để có đồng ra đồng vào phòng hờ..." - bà mẹ quê tính toán.
Biết nhọc nhằn của mẹ, cô con gái lớn tranh thủ đi làm thêm từ khi mới vào TP.HCM. Ngoài giờ học, Nhi làm thêm cho một tờ báo mua sắm vào buổi tối. Bài toán chi tiêu, học phí của ba mẹ con Nhi, Như cứ xoay vòng vòng mỗi ngày.
Nhi ao ước có một chiếc máy khâu để thực hành nghề may. Như cũng mong có thêm nhiều dụng cụ học tập để thực hành, không bị nợ học phí mỗi kỳ mỗi tăng. Có lẽ vì những ao ước của hai cô con gái mà không đêm nào chị Hồng trọn giấc.
Theo Lê Vân - Phương Trà/Báo Tuổi trẻ
Những tấm gương hiếu học đáng ngưỡng mộ ở xứ Quảng Gia đình nghèo khó không cản trở các bạn vươn lên, đạt thành tích cao hiếm có trong học tập. Cô bé tí hon đỗ đại học danh giá Sinh ra ở làng quê nghèo huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, ba mẹ làm nghề nông với kinh tế gia đình vô cùng eo hẹp. Cuộc sống chật vật không làm cho cô...