Mẹ vợ chia hết của cho các con, chỉ riêng vợ tôi thì nhận được “thứ tài sản” chẳng biết nên vui hay buồn
Gần 40 năm sống trên đời, vợ tôi chưa từng nhận được tình yêu thương từ đấng sinh thành ra mình.
Vợ tôi là em út trong một gia đình có đến 7 anh em. Thường thì người ta sẽ thấy con út được yêu chiều nhất đúng không? Nhưng không, vợ tôi lại là đứa con bị ghét nhất trong nhà.
Tôi vẫn còn nhớ hồi mới yêu nhau, lần mà cô ấy về nhà tôi chơi, khi thấy mẹ tôi xưng bác và gọi cô ấy là con, rõ ràng trong mắt cô ấy tràn đầy niềm vui. Ban đầu tôi nghĩ có lẽ vì buổi gặp mặt diễn ra tốt đẹp nên khiến cô ấy vui vẻ, thế nhưng hóa ra lại là vì lâu lắm rồi cô ấy mới được gọi là “con”. Bình thường ở nhà, bố mẹ cô ấy chỉ toàn “mày – tao” mà thôi.
Không những là con ghét trong nhà, vợ tôi còn giống như một con ở không công. Việc gì trong nhà cũng đến tay cô ấy, nhà thì khá giả nhưng không lỡ thuê người làm để phục vụ hơn chục người cả dâu rể, con cháu. Mà nếu không muốn thuê thì phân chia công việc ra làm với nhau, thế nhưng ở nhà đấy thì hầu hết mọi việc đều đùn đẩy hết cho vợ tôi làm.
Bố mẹ vợ sinh cô ấy xong thì vì nhà nhiều con nhiều cái quá nên gửi cho bác nuôi. Mãi đến năm 11 tuổi thì mới đón về. Trong suốt 11 năm ấy bố mẹ vợ cũng không hề chu cấp gì cho con hết, thậm chí lý do đón con về là vì bác gái đi xuất khẩu lao động, không thể mang 1 đứa bé theo được. Ngay cả khi đã đón con về thì bác gái vẫn thường xuyên gửi tiền về cho cháu mỗi tháng.
Tôi có thể nói thẳng rằng ngoại trừ mỗi công sinh ra vợ tôi thì bố mẹ vợ không hề có chút công sức nào trong việc nuôi dưỡng đứa con gái này!
Kể từ đó trở đi, vợ tôi làm đủ thứ việc trong căn nhà có một đống người ấy. Mặc dù toàn là máu mủ ruột già nhưng hoàn toàn xa lạ chẳng khác gì người dưng vì suốt từng ấy năm cuộc đời, vợ tôi đâu có biết những người này là ai đâu.
Video đang HOT
Ngày lễ ngày Tết thì việc gì cũng đến tay từ cỗ bàn đến dọn dẹp nhà cửa, 4 cậu con trai thì lúc nào cũng ngồi đợi ăn, trời lạnh một chút thì nằm trong chăn ấm thò đầu ra hỏi có cơm chưa chứ chẳng bao giờ động tay động chân vào việc gì. 2 cô con gái thì tối ngày chỉ làm móng làm mi, móng tay cô nào cũng dài ngoằng ra thì còn làm được việc gì. Thế là cái gì cũng là vợ tôi hưởng tất!
Sau vài lần đến nhà thì tôi quyết định sẽ lấy cô ấy càng sớm càng tốt, nhà tôi chẳng phải nhà giàu có gì nhưng chắc chắn không biến con dâu thành con ở.
Những tưởng lấy nhau như vậy là yên ổn nhưng năm nào đến Tết vợ tôi cũng bị bố mẹ đẻ gọi ời ời bắt về nhà lo toan việc nhà vì đúng dịp Tết nhất nhà đấy rất nhiều việc, lắm cỗ lắm bàn lại còn có mấy cái sinh nhật nữa. Tất nhiên có năm cô ấy đồng ý về có năm thì không nhưng chung quy lại vẫn không thoát được cái nợ bên nhà ngoại.
Nhà vợ tôi thuộc diện khá giả, lúc nào cũng treo thưởng cái mớ tài sản của nả như con cá gỗ treo trên đầu các con. Vợ tôi đương nhiên chả tham gì vì có tham cũng chẳng đến lượt, cô ấy thừa biết vị trí của mình ở đâu trong căn nhà ấy.
Nhiều năm nay chúng tôi tảo tần làm ăn, cũng may là trời chẳng triệt đường sống của ai bao giờ. Với sự giúp đỡ cả công lao lẫn tiền bạc của mẹ tôi thì vợ chồng tôi bây giờ rất ổn. Vợ tôi tuy không còn quá nặng nề tình cảm với bên nhà đẻ nữa nhưng thỉnh thoảng có việc cô ấy vẫn về, tôi đương nhiên cũng không cản, chỉ bảo với vợ rằng có gì uất ức thì về nói với chồng mà thôi.
Cuối tuần vừa rồi, mẹ vợ hơn 70 tuổi của tôi gọi hết con cái về để công bố chuyện chia tài sản vì bà cũng có tuổi rồi. Sợ lỡ mà có gì thì con cái lại tranh giành nhau.
Mẹ vợ chia hết bất động sản cho 4 cậu con trai, mấy quyển sổ tiết kiệm ở ngân hàng thì cho 2 cô con gái, toàn bộ vàng của bà thì chia đều cho các cháu.
Vợ tôi vừa rửa xong đống bát, bước lên nhà thì nghe được đoạn chia tài sản này. Như tôi đã nói, vợ tôi chẳng trông chờ gì nhưng khi đang định xin phép đi về thì mẹ vợ gọi lại thông báo nốt “thứ tài sản” sẽ chia cho cô ấy.
“Thứ tài sản” đó chính là nghĩa vụ chăm sóc mẹ khi về già. Sau khi sang tên cho các con trai nhà cửa, bà sẽ dọn đến ở với vợ chồng tôi.
Lần đầu tiên trong đời vợ tôi đứng lên nói ra tiếng nói của mình trong căn nhà chưa bao giờ là nhà của mình ấy. Cô ấy thẳng thừng từ chối việc để mẹ dọn đến nhà mình ở. Vợ tôi nói hết toàn bộ uất ức trong lòng mình ra rồi xách túi ra về chẳng đợi sự cho phép của ai.
Kể từ hôm đó đến giờ, tôi nhận thấy tinh thần của vợ rất tốt, có vẻ như cô ấy đã làm được việc mà bản thân luôn canh cánh trong trong. Còn tôi, kể cả hôm đó vợ có mủi lòng đồng ý thì chắc chắn tôi cũng nói không. Tôi sẽ không để gia đình họ lợi dụng vợ mình thêm bất kỳ lần nào nữa.
Mẹ vợ choáng váng khi con rể giận dỗi đòi được chia nhiều đất
Thấy mẹ vợ chia đất cho các con, chồng tôi tìm mọi cách can thiệp để được chia phần nhiều.
Tôi kết hôn từ năm 2015, đến nay cũng đã hơn 9 năm chung sống bên chồng. Cuộc sống hôn nhân của tôi tương đối phẳng lặng, hai vợ chồng có thu nhập tốt, hai con ngoan ngoãn, đáng yêu. Vợ chồng tôi đã có nhà riêng, phần lớn số tiền là do nhà tôi cho, bên nhà chồng cũng khó khăn, nhà đông con. Tôi rất khâm phục chồng ở đức tính cần cù, luôn vươn lên trong cuộc sống.
Vợ chồng tôi chưa bao giờ ghen tuông, cãi nhau lần nào. Nhưng thời gian gần đây lại xảy ra mâu thuẫn gia đình, khiến tôi rất mệt mỏi, gia đình nhà tôi cũng khó xử. Cũng chỉ bởi chuyện đất cát, mẹ tôi muốn chia cho các con ít đất để cho hai chị em tôi bớt vất vả. Nhưng chồng tôi lại tị nạnh với em gái vợ, giận dỗi mẹ vợ cũng chỉ vì chuyện này.
Trước đây khi tôi mua nhà, mẹ tôi đã cho số tiền lớn để mua. Vậy nên bây giờ bà chia cho tôi ít đất hơn so với em gái một chút. Em gái tôi đi lấy chồng ở gần nhà, cuộc sống cũng khó khăn, vất vả, không được thuận lợi như hai vợ chồng tôi. Tôi thấy điều này cũng phù hợp, dẫu sao tôi nhà cửa đã có. Được mẹ cho đất dù thế nào cũng là quý rồi, để đấy hoặc bán đi sẽ có một khoản tiền lớn. Không hiểu sao, chồng tôi lại can thiệp vào việc này, anh ta cho rằng mẹ tôi thiên vị con út, đối xử thiếu công bằng với con gái cả.
Có lần, trong bực tức chồng tôi đã xúi vợ: " Hôm nào nhà đông đủ, em cứ ý kiến đòi quyền lợi, cho mẹ và cậu bẽ mặt trước họ hàng. Đất cát cha ông để lại, chứ có phải của riêng mẹ đâu. Bà không có quyền thích cho ai thì cho. Mình là con cả phải được chia nhiều hơn, không thì cứ chia đôi nhà với đất là xong, nhớ lấy phần phía ngoài cho được giá. Anh đang cần vốn làm ăn, nếu được thêm đất thì bán đi tha hồ mở rộng kinh doanh, sau này các con mình đỡ khổ".
Cuộc sống gia đình rơi vào tình cảnh rạn nứt chỉ vì chuyện đất cát. Ảnh minh họa
Dĩ nhiên là tôi không nghe theo chồng rồi, vậy nên anh ấy càng bực tức, hàng ngày kiếm cớ gây sự với vợ. Chồng tôi còn tuyên bố không về nhà ngoại nữa, bóng gió dọa từ mặt mẹ vợ và em vợ khiến tôi rất sốc. Trước đây chồng tôi không thế, anh ấy còn tỏ ra không quan tâm tới chuyện nhà vợ, nhất là về đất cát. Bây giờ lại tỏ ra nóng vội, tham lam đến mức sẵn sàng gây rạn nứt mối quan hệ với nhà vợ.
Mẹ tôi cũng rơi vào tình cảnh khó xử trước những lời đòi hỏi, trách móc của con rể, bà rất thất vọng vì con rể đòi hỏi, ganh tị với em. Tìm hiểu kỹ tôi mới phát hiện ra sự thật lý do vì sao chồng lại làm như vậy. Anh ta đang làm ăn bết bát, dính vào cờ bạc nên giờ đang nợ nần số tiền lớn. Mục đích đòi phần đất nhiều hơn, thúc giục mẹ vợ chia đất nhanh cũng chỉ để bán đi lấy tiền trả nợ và tiếp tục cờ bạc.
Khi tôi có cuộc nói chuyện thẳng thắn với chồng, mong tìm cách tháo gỡ khó khăn mà chồng đang vướng phải. Anh ấy cầu xin tôi tìm cách giúp, nếu không chỉ còn cách ly hôn để chia tài sản mang đi trả nợ... Nhìn chồng tiều tụy tôi lại cảm thấy thương, không muốn chỉ vì chuyện này mà vợ chồng lại ly hôn một cách đáng tiếc.
Tôi vẫn chưa kể chồng đang nợ nần số tiền lớn cho mẹ và em trai biết, tôi sợ rằng mọi người sẽ lo lắng, thậm chí không chấp nhận chuyện đó. Suốt mấy tuần nay tôi mất ăn, mất ngủ vì suy nghĩ. Tôi có nên nghe theo lời chồng tìm cách thúc giục mẹ cắt nửa số đất đang có cho vợ chồng tôi?
Bố mẹ qua đời để lại căn nhà cho con út khiến con cả bất bình, lúc này bỗng xuất hiện 1 bản di chúc: Nội dung bên trong khiến anh em tôi kinh ngạc Thì ra em út mới ra đời đã chịu nhiều tổn thương mất mát đến vậy. Từ nhỏ ai cũng nói tôi và anh cả có gương mặt giống nhau, còn em út chẳng giống ai trong nhà cả. Tôi cho là mẹ sinh con trong bệnh viện, có thể ôm nhầm em. Tôi từng gặp riêng bố để thắc mắc vấn đề...