Mẹ Việt với quan điểm mỗi tối chỉ cho con học 30 phút và chuyện sau 5 tuần con đi học mới nhận một tờ giấy cô giáo gửi về nhà
Thời gian học ở nhà con được quy định không được quá 30 phút/ngày. Thứ bảy và chủ nhật là thời gian hoàn toàn con dành cho gia đình.
Con vào lớp 1 luôn khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng vì đây là môi trường học tập hoàn toàn khác với bậc mầm non. Các con sẽ chính thức làm quen với con chữ, phép tính, phương pháp học, cách tập trung hiệu quả…
Mới đây, hot mom Đoàn Phạm Hà Trang, hiện là giáo viên mầm non sống tại Sydney, Úc đã chia sẻ về việc học ở nhà của con trai Subi, 6 tuổi, đang học lớp 1. Câu chuyện của Hà Trang lại vô cùng nhẹ nhàng vì mỗi tối cô chỉ cho con học 30 phút và sau 5 tuần con đi học mới nhận được một tờ giấy cô giáo gửi về nhà.
Gia đình Hà Trang hiện sinh sống tại Úc.
Bài chia sẻ có nội dung sau:
“Đây là bài tập về nhà của Subi trong cả kỳ 1. Bài tập về nhà được phát vào tuần 5. Năm tuần trước đó không có bài tập. Đó là thời kỳ trẻ làm quen với một bậc học mới, với lớp mới, bạn mới, thầy cô mới.
Subi đi học, mình được tiếp xúc nhiều hơn với môi trường giáo dục Úc. Mình nhận ra, mỗi ngóc ngách trong giáo dục ở đây đều được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng từ góc độ sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất.
Video đang HOT
Bài tập về nhà sau 5 tuần học.
Nói gọn trong tờ bài tập này:
- Trong cuộc gặp gỡ phụ huynh và giáo viên đầu năm, thầy cô giáo nhấn mạnh: “Mục đích của bài tập là giúp các cháu tự nhớ lại những cái đã được học. Việc các cháu học được gì và nhớ được gì là nhiệm vụ của chúng tôi. Phụ huynh đừng áp lực về bài tập. Chúng tôi thiết kế bài tập dưới dạng cần có một người đồng hành. Bố mẹ hoặc người thân cùng làm với cháu dưới hình thức các trò chơi, để tăng sự gắn kết gia đình.
Làm bài tập không phải là ngồi vào bàn, một tờ giấy, một cái bút, mà là ở bất kỳ đâu với những giây phút bên nhau đầy tiếng cười và được vận động của cả nhà”. Chẳng thế mà ngay phần đầu tờ bài tập là dòng chữ in đậm, đánh dấu sao: “We value quality time! Reading is most important! The rest is not supposed to be a struggle – leave that to us!”.
- “Don’t forget to be active!”. Đừng để con và bố mẹ chết dí với đống chữ, đống số, đống giấy bút này, đứng dậy và vận động. Trời ơi, yêu thế! Đúng tuyên ngôn của mẹ vẫn dặn Subi: “Đến trường mà con chỉ lo học nghĩa là con đang lãng phí rất nhiều thời gian. Tham gia thể thao, nhảy múa, hát ca, chạy nhảy cùng các bạn, con sẽ thấy mình khỏe, vui và học được rất nhiều”.
- Chú trọng cung cấp thường thức cho học sinh. Ăn cũng cần phải biết cách. Thế nào là ăn lành mạnh? Một bữa ăn nên có những thành phần dinh dưỡng nào? Việc ăn lành mạnh có ích lợi gì với sức khỏe? Hiện tại là Tuần lễ rau xanh của trường Subi. Hoạt động nhằm nhấn mạnh cho học sinh về tầm quan trọng của rau xanh với sức khỏe con người và nâng cao ý thức ăn rau cho các con.
Bài tập không nhiều. Nói đúng ra là cực ít. Thời gian học ở nhà của Subi một ngày từ năm ngoái đến nay mẹ quy định không được quá 30 phút/ngày. Trong tuần, Subi có 3 buổi học thể thao và nghệ thuật sau giờ học. Ba ngày ấy sẽ không học gì ở nhà nữa. Thứ bảy và chủ nhật là thời gian hoàn toàn dành cho gia đình, cũng sẽ không học hành gì cả.
Vậy là chính xác ra, Subi chỉ có hai ngày làm bài tập về nhà, tổng cộng 1 tiếng/tuần. Vì thiếu thốn thời gian học thế nên Subi tự nghĩ ra, buổi sáng sau khi ngủ dậy (Subi thường dậy sớm nhất nhà), Subi sẽ đọc sách, tự học, rồi mới ăn sáng. Con cứ làm sao con làm, nhưng 6 tiếng/ngày ở trường là quá đủ, dù chỉ chơi không cũng đủ mệt. Đi học về càng ít ngồi vào bàn ôm sách càng tốt.
Mẹ sẽ còn nói “không” với học thêm dài dài ở tuổi này của con. Đừng tưởng Úc không học thêm nhé. Việc học thêm từ vỡ lòng đầy ra. Học thêm chẳng xấu. Chỉ xấu khi bố mẹ chả biết con cần hay không nhưng cứ quẳng con đi học, chỉ giải quyết mỗi cái “yên tâm” của bố mẹ.
Mẹ chỉ cho con quần quật với sách, truyện, thể thao, ca hát, nhảy múa, hội họa và két kèn kẹt với kỹ năng sống. Chẳng sợ thiếu kiến thức, chỉ sợ đầy kiến thức mà chả biết sống làm sao cho khỏe, cho vui, cho có ý nghĩa.
Học trò viết 4x5, cô giáo bất ngờ gạch đáp án sửa thành 5x4 khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt vì sự nhầm lẫn Toán học sơ đẳng này
Một bài toán của học sinh tiểu học khá đơn giản nhưng cô giáo đã gạch sai khiến ai cũng bất ngờ.
Mặc dù người ta cứ tranh cãi rằng học Toán toàn những cái cao siêu, sau này ra đời không áp dụng được vào cuộc sống nhưng cũng không thể phủ nhận rằng đây là môn học hết sức thú vị. Môn học không chỉ đơn giản là 1 1=2 còn là một đống định lý, công thức đầy phức tạp. Ngay cả với những bài toán lớp 1, lớp 2 cũng khiến dân tình một phen nháo nhác tranh cãi nhau.
Mới đây, một bài toán tính toán số người của học sinh lớp 2 đã gây tranh cãi khi nhìn qua tưởng đúng nhưng lại không hề logic chút nào.
Bài toán gây tranh cãi khi giáo viên sửa đáp án của học sinh "4x5" thành "5x4".
Đề bài đưa ra: " Trên sân có một lớp học đang xếp hàng. Mỗi hàng có 5 học sinh và được xếp thành 4 hàng. Hỏi có tất cả bao nhiêu người đang xếp hàng?".
Theo như hình ảnh, cô giáo đã gạch chân phép tính "4x5" của học trò và sửa thành "5x4" rồi trừ điểm. Về mặt kết quả, hai phép tính ra đáp số giống nhau tuy nhiên về mặt logic thì cậu học trò hoàn toàn sai.
Bởi lẽ 4x5 = 4 4 4 4 4 khác bản chất với 5x4 = 5 5 5 5. Bài toán yêu cầu tính số người nên đáp án đúng phải lấy số người cộng lại với nhau tức là 5 5 5 5 (đáp án của cô giáo).
Nhiều ý kiến đồng tình với cách chữa của giáo viên.
Rõ ràng đây không phải là bài toán hóc búa hay dùng mẹo nhưng về cơ bản, cô giáo muốn học trò hiểu thật kỹ vấn đề là phải cộng người với nhau, chứ không phải cộng hàng. Rất nhiều ý kiến tỏ ra đồng tình với giáo viên vì nếu học trò lớp 2 không sớm được hiểu cặn kẽ bản chất thì rất dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng trong tính toán.
"Cô giáo sửa là đúng rồi, hỏi số người thì phải đưa người lên trước là 5x4 chứ không phải 4x5. Lớp 2 chưa học phép giao hoán nên cũng không thể cãi là 4x5 được. Học trò còn bé phải càng uốn nén nghiêm khắc, phải dạy logic chứ không làm bừa cứ đúng kết quả là được", bạn B.M bình luận.
" Đúng rồi, đã học là phải theo đúng trình tự từng bước. Nó khiến mình liên tưởng tới việc đổ H2SO4 đậm đặc vào nước chứ không thể đổ nước vào H2SO4 đậm đặc nước. Sửa là sửa cái tư duy thôi", bạn H.M chia sẻ.
"Khi lên đại học học lớp Logistics, ghép công thức ab cd thành ba dc bị trừ luôn nửa điểm bài đó, hỏi thì thì thầy giải thích rằng bản chất vấn đề phải đi từ A đến Z, nếu không đi đúng có thể áp dụng bài khác lại sai lý thuyết hoàn toàn", bạn H.P chia sẻ.
Bên cạnh đó, không ít người cũng nhắc nhở giáo viên khá cứng khắc khi trừ điểm bài toán. Biết là bài sai nhưng vì học trò còn nhỏ nên thay vì quá mạnh tay như vậy, cô giáo có thể ghi lời nhắc nhở riêng với học trò đó.
Còn bạn, bạn thấy sao về quyết định trừ điểm của giáo viên này?
Ngoài chọn trường chất lượng, 15 kỹ năng cơ bản sau cũng quan trọng không kém: Cha mẹ ghim ngay để dạy cho con trước khi vào lớp 1 Hot mom Việt ở Úc đã chia sẻ 15 kỹ năng cơ bản sau đây sẽ giúp con tự tin đi học, xử lý mọi việc khi ở trường. Hot mom Đoàn Phạm Hà Trang, hiện là giáo viên mầm non sống tại Sydney, Úc. Cô là mẹ của 2 bé trai Subi (6 tuổi) và Subo (3 tuổi). Hà Trang được nhiều...