Mẹ Việt Nam anh hùng có thể chỉ ở độ tuổi… 30
Ông Tạ Văn Thiều-phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐ,TB&XH cho biết: “Với Nghị định và Pháp lệnh ưu đãi với người có công hiện tại thì mẹ Việt Nam anh hùng có thể ở độ tuổi khoảng 30″. Như vậy, quy định cộng điểm cho bà mẹ VNAH không phải là thiếu thực tế.
Ông Thiều cũng khẳng định, Thông tư của Bộ GD-ĐT bổ sung diện bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 vào diện ưu tiên không quá xa vời với thực tế.
Ngày 4/7/2013, Bộ GD-ĐT đã có Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính. Thông tư mới quy định: Bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;…”.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố thông tư này đã có nhiều ý kiến cho rằng quy định này không thực tế bởi nếu bà mẹ Việt Nam anh hùng có dự thi ĐH thì cũng ở độ tuổi xế chiều.
Giải thích về quy định này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, thông tư mới được ban hành để cập nhật các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh nhằm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó giao Bộ GD-ĐT: “Hướng dẫn thực hiện việc ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.
Ngày 22/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, văn bản này không có qui định giới hạn tuổi của bà mẹ Việt Nam anh hùng, theo quy định về đối tượng được xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” tại Điều 2 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP thì không chỉ người trong thời kỳ kháng chiến mà nhiều người trong thời kỳ hiện nay cũng có thể được phong tặng danh hiệu này.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết thêm, thông tư này cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù biết rằng đối tượng bổ sung có thể rất ít.
Để làm rõ thêm về vấn đề này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi thêm với ông Tạ Văn Thiều – phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Ông Thiều cho biết, xã hội đang hiểu nhầm về quy định phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng thời chiến. Trên thực tế với pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì hoàn toàn có thể xảy ra câu chuyện một bà mẹ chưa tròn 30 tuổi vẫn được phong tặng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Video clip trao đổi của ông Tạ Văn Thiều – phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH – Bộ GD-ĐT về quy định này:
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng theo ông Thiều, khi Bộ GD-ĐT xây dựng Thông tư đã không xin ý kiến đóng góp của Cục Người có công nên có một số điểm còn bất cập. Cụ thể ở đối tượng 04, Thông tư đã bổ sung một số đối tượng con của Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Con của người có công giúp đỡ cách mạng. Với quy định này sẽ có hàng triệu gia đình thuộc diện chính sách đồng nghĩa sẽ có hàng triệu thí sinh được hưởng quyền cộng điểm ưu tiên.
Giải đáp vấn đề này, ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH – Bộ GD-ĐT cho biết: “Ban soạn thảo thông tư đã xem xét rất kỹ vấn đề này. Khi thực hiện các Nghị định, pháp lệnh của Chính phủ thì cần phải bao quát hết các đối tượng. Có thể đối tượng ưu tiên sẽ nhiều, Bộ GD-ĐT sẽ có tổng kết đánh giá cụ thể để đánh giá và rút kinh nghiệm. Năm 2013, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường căn cứ vào điều kiện của từng đối tượng được hưởng chính sách này để có phương án cụ thể. Nếu các đối này chưa đủ khả năng để học tập thì có thể học bổ sung, bồi dưỡng trước khi bước vào học chính thức. Với cách làm như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các trường”.
Theo Dantri
Xôn xao chuyện "Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học được cộng điểm"
Bài "Bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học được cộng điểm" của PV Hồng Hạnh, chỉ mới đăng tải trên báo Dân trí điện tử một ngày đã thu hút sự quan tâm và phản hồi ngay lập tức của đông đảo độc giả.
Nhiều thí sinh tại Cần Thơ đến sớm trong buổi làm thủ tục đợt 2. (Ảnh minh họa)
Một văn bản xa rời cuộc sống
"GS.TS Nguyễn Mậu Bành cho rằng: "Hiện nay cũng còn nhiều bà mẹ VNAH nhưng tính thời kháng chiến chống Mỹ ít nhất cùng phải 70 tuổi trở lên. Nếu tính đến con của bà mẹ VNAH thì cũng 50 - 60 tuổi rồi mà tính đến đối tượng người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 thì còn quá xa nữa... nên đối tượng ưu tiên này rất hãn hữu. Tôi nghĩ, quy định này thể hiện sự quan tâm của nhà nước, an sinh xã hội". Theo lời của GS.TS Bành thì một chính sách ban hành mà đối tượng được hưởng nó lại hiếm như "mò kim đáy biển" có nên gọi là vì an sinh xã hội không? Tại sao không ban hành mấy mươi năm về trước thì tốt hơn." - Nguyễn Dũng dungnh@uit.edu...
"Các bà mẹ VNAH bây giờ ai còn sống đều đã 80,90 tuổi rồi lại đủ sức đi thi đại hoc nữa sao ?" - Vũ thành Công Congga564@gmail.com
"Đúng là ngồi trên mây làm chính sách. Thật nực cười. Không hiểu các Bà mẹ VNAH đi thi đại học làm gì nữa." - Trần Namtrannam.vuong@yahoo...
"Nực cười, thiếu tính thực tiễn" - Pham Hieu phamtrunghieutdvp@gmail...
"Quan Tâm Không Phải Lối => Quan Liêu" - Phuc Thanhpth1996@yahoo.com
Thoát ly thực tế nên gây cười
"Mới đọc tít, tôi không tin vào mắt mình, phải đọc lại lần nữa xem có nhầm từ nào không. Đọc thêm nội dung của Thông tư mới thấy "Chuyện thật như đùa" của Thông tư này. . . - Bùi Hồng Việt vietbuihong@gmail...
"Cái này có thể chụp nguyên bản đăng trong mục hài hước được đấy, vì tôi đọc xong cười rũ rượi mãi không dừng được, mà lâu lắm rồi tôi chẳng đọc được mẩu truyện nào gây cười hay như vậy" - TK khtvhn@gmail.com
"Vui nhỉ? Bà mẹ VNAH, Người tham gia hoạt động trước 1/1/1945 mà đi thi Đại học bây giờ được thì cả nước "ngã mũ". Lại thêm một quy định trên trời nữa đây!" - Nguyễn Hoài Sơn hoaison47@gmail,com.vn
"Tôi thấy các bác làm văn bản QPPL thật nực cười, đề xuất thiếu thực tế, thiếu đồng bộ" - meo con nuhoangbnggia182004@yahoo.com
"Thật buồn cười, quy định đó có lẽ chỉ có ở Việt Nam" - Quandanquandan64@yahoo.com
Cũng có những ý kiến khác đa chiều
"Tôi thì cho rằng có khi nhân viên đánh máy thiếu 2 từ "con, cháu" của các bà mẹ VNAH. .. " - Phan Hop HOP.PHAN@YAHOO.COM.VN
"Bộ muốn phổ cập đại học cho các Bà mẹ Bà mẹ VNAH đây mà. ..."- Tân mrduongtan@gmail.com
"Tôi nghĩ chả có vấn đề gì, sự học là suốt đời. biết đâu có Bà mẹ VNAH muốn đi thi để noi gương cho cháu chắt? biết đâu có Bà mẹ VNAH chỉ 40 tuổi do đủ điều kiện theo quy định..... Không có gì là không thể xảy ra. Quy định vậy để thể hiện sự quan tâm, đền ơn... của Nhà nước. Mặt khác, ở Việt Nam không điều gì là không thể xảy ra." - Hoang Sonhoangsonkb06@yahoo.com
"Chuyện này bình thường thôi mà, đã là làm luật là phải cân nhắc tới mọi tình huống. Không quá chi tiết, nhưng cũng không được bỏ qua chi tiết. Ủng hộ Bộ GDĐT." - Nguyen Thai doi_cat68@yahoo...
Đáng chú ý, một vài ý kiến tham gia phản hồi đã đi sâu vào sự khác biệt Pháp lệnh và Nghị định liên quan đến vấn đề này - ngay sau thông tin bài báo mới nhất đăng trên Dân trí Bộ GD-ĐT giải thích vì sao "Bà mẹ VN anh hùng được cộng điểm nếu đi thi ĐH" , đó là:
"Bộ GD&ĐT tiếp thu không đúng quy đinh của Pháp lệnh và Nghi định của CP rồi. Pháp lệnh số 04 đề cập đến ưu đãi người có công với cách mạng, và Nghị định 31 của Chính phủ hướng dẫn pháp lệnh 04, nên không phải tất cả những gì trong pháp lênh quy định cũng phải đưa vào thông tư liên quan đến tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Vì có những đối tượng được ưu đãi, nhưng không nhất thiết phải đưa vào trong ưu đãi tuyển sinh ĐH, CĐ. Vì quy định là để phục vụ cho các hoạt động của thực tiễn (thực tế từ khi thi 3 chung đến nay chưa có ai thuộc các đối tượng bà me VMAH đi thi), chứ không phải đưa ra quy định vì có trong văn bản khác"- thuha@yahoo... cho hay.
"Theo thứ trưởng Ga thì "người mẹ có con hy sinh được xác nhận liệt sĩ cũng được gọi là bà mẹ Việt Nam anh hùng". Quy trình xét bà mẹ Việt Nam anh hùng có đúng như vậy không, thưa thứ trưởng?" - trung_trung11111@yahoo.com.
"Lãnh đạo Bộ giáo dục đã nghiên cứu kỹ Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20 tháng 10 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" trong đó những đối tượng cụ thể sau sẽ được phong tặng danh hiệu BMVNAH: có 2 con trở lên là liệt sĩ; chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ; chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh hoặc bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ hoặc có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lênh. Thế mà lãnh đạo Bộ GĐT lại khẳng định bây giờ người mẹ có con hy sinh được xác nhận liệt sĩ cũng được gọi là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Thật là ...." - xuanvietlc@gmail...
***
Không chỉ có Thông tư của Bộ GD&ĐT quy định "Bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học được cộng điểm", thời gian qua, có không ít văn bản, quy định do cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành còn nhiều bất cập, xa rời thực tế nên không đi được vào cuộc sống như NĐ 105 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, Thông tư 30 của Bộ Y tế quy định "Nguyên liệu dùng đê chế biến, thức ăn ngay, thực phẩm chín phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc", Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn quy định "bán thịt trong 8 giờ". Nhiều quy định khác cũng được cho là "ghi cho có" như người dân nấu rượu phải có giấy phép, bán rượu "cuốc lủi" cũng phải dán tem, giấy tờ chứng minh nguồn gốc ...
Theo Dantri
Kiểm ngư sẽ được trang bị vũ khí Ngày 10-7, phiên họp thứ 19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc tại Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận bước đầu về việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6 của Quốc hội diễn ra vào cuối năm nay, đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm về kỳ họp thứ 5 vừa qua. Ngư dân...