Mẹ Việt Nam anh hùng bật khóc đón con trai liệt sĩ về sau hơn 50 năm
Chiến tranh khốc liệt đã qua nhưng vẫn còn để lại những nỗi đau không thể chữa lành với những gia đình có liệt sĩ.
Mới đây, hình ảnh một người mẹ Việt Nam anh hùng không kìm nổi những giọt nước mắt khi đón được con trai liệt sĩ trở về đã khiến cư dân mạng vô cùng xúc động.
Những hình ảnh gây xúc động mạnh đang được nhiều người chú ý. (Ảnh: Chụp màn hình)
50 năm chỉ chờ được đón con trở về
Mới đây, một đoạn clip đã ghi lại hình ảnh một người mẹ già bật khóc khi đón được con trai liệt sĩ trở về sau 55 năm ngóng chờ. Dù chỉ ghi lại vài giây ngắn ngủi nhưng bấy nhiêu đó đã đủ khiến khiến xem phải cảm động xen lẫn sự xót xa.
Người mẹ òa khóc khi ôm con trai liệt sĩ trong vòng tay. (Ảnh: Chụp màn hình)
Theo chia sẻ của tài khoản T.C thì người Mẹ Việt Nam anh hùng trong clip năm nay đã 110 tuổi và hiện đang sinh sống ở Nghệ An. Con trai của bà đã hi sinh tại chiến trường Tây Ninh nhưng phải sau hơn nửa thế kỉ mới có thể được tìm thấy và đưa về với gia đình.
Video đang HOT
Hình ảnh khiến cư dân mạng cảm động
Không chỉ có người mẹ già này mà cả những người thân trong gia đình của liệt sĩ cũng không kìm nổi những giọt nước mắt. Đó là giọt nước mắt hạnh phúc khi đón được người con, người anh trở về. Nhưng đó cũng là sự đau đớn khi phải hơn 50 năm mới có thể tìm được người thân.
Sau hơn nửa thế kỉ, người liệt sĩ mới được tìm thấy và đưa về với gia đình. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hình ảnh đôi bàn tay nhăn nheo của người mẹ già ôm hài cốt con được bao bọc trong lá cờ Tổ quốc đã lấy đi nước mắt của biết bao người chứng kiến. Dù chiến tranh đã qua đi nhưng có lẽ chỉ có ai sống trong gia đình có liệt sĩ mới hiểu được nỗi đau mất đi người thân mà bao lâu mới tìm lại được thế này.
Cư dân mạng bên cạnh nỗi xúc động còn bày tỏ sự biết ơn đối với những liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh quá nhiều vì Tổ quốc. Một người đã để lại bình luận rằng: “Kính cẩn nghiêng mình trước những người chiến sĩ đã hi sinh cho độc lập tự do của đất nước và những hi sinh, mất mát to lớn của các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh”.
Cư dân mạng cũng bày tỏ sự xúc động đối với những hình ảnh trên. (Ảnh: Chụp màn hình)
Luôn khắc ghi công ơn của mẹ Việt Nam anh hùng
Theo Tuổi Trẻ, kể từ ngày 10/9/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đây chính là hành động để ghi nhớ đến công lao to lớn của những người mẹ Việt Nam đã có nhiều hi sinh, cống hiến cho Tổ quốc.
Các mẹ Việt Nam anh hùng có dịp gặp nhau tại Hà Nội vào ngày 25/7 vừa qua. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Cho đến nay, sau hơn 25 năm thực hiện, đã có gần 140.000 mẹ Việt Nam anh hùng được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu. Thủ tướng Chính phủ cũng đã đặt ra 5 nhiệm vụ cho các ban ngành liên quan trong việc thực hiện chính sách với người có công.
Qua đó, các mẹ Việt Nam anh hùng phải được chăm lo, phụng dưỡng về cả đời sống tinh thần lẫn vật chất ở mức tốt nhất. Tuyệt đối không được để các mẹ phải cô đơn, sống thiếu thốn và đồng thời phải đẩy mạnh công tác tìm kiếm các liệt sĩ để phần nào đền đáp những hi sinh của các mẹ.
Hơn nửa thế kỉ mới lại được ôm con trong vòng tay, nỗi đau này mẹ Việt Nam anh hùng đã phải chịu đựng bao lâu nay. Chỉ khi nhìn những hình ảnh này, chúng ta mới lại thấy rõ được các mẹ đã hi sinh lớn lao thế nào.
Người kéo cờ trong lễ độc lập qua đời
Giáo sư Lê Thi, người kéo cờ Tổ quốc trong lễ Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình tháng 9/1945 qua đời ngày 28/8, hưởng thọ 94 tuổi.
Bà Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, sinh năm 1926, ở Văn Giang, Hưng Yên, là con gái nhà giáo nổi tiếng, hiệu trưởng trường Bưởi, liệt sĩ Dương Quảng Hàm.
Năm 17 tuổi, sau khi tốt nghiệp trường Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương, Hà Nội), bà sớm giác ngộ cách mạng. Công việc của bà là cùng đội phụ nữ cứu quốc đi tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ cách mạng.
Sáng 2/9/1945, bà Thi đến từng gia đình vận động người dân tham gia cuộc mít tinh vào buổi chiều. Đúng 14h, bà dẫn đầu đoàn phụ nữ cứu quốc tiến về quảng trường Ba Đình.
Trong cuộc gặp gỡ với phóng viên VnExpress năm 2010, bà Thi từng chia sẻ: "Tôi dẫn đầu, đi ở ngoài hàng, vừa đi vừa hô Một hai, một hai, thi thoảng lại hô khẩu hiệu Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Việt Minh!. Vậy là chị em lại hô theo: Việt Minh, Việt Minh!".
Bà Lê Thi (trái) và bà Đàm Thị Loan, hai người phụ nữ cùng nhau kéo cờ trong lễ độc lập ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu.
Hôm ấy bà mặc áo dài trắng, đi dày ba ta trắng. Đoàn phụ nữ được đứng vị trí đầu tiên. Gần 14h30, một cán bộ trong Ban tổ chức đến thông báo cử một người lên kéo cờ. Tất cả ngơ ngác nhìn nhau, không ai xung phong lên. Cuối cùng, mọi người đồng thanh hô bà Thi lên.
Bà Thi từng nhớ lại, cột cờ ở phía trên bục lễ đài, đường lên ở phía sau. Bà phải bước lên nhiều bậc cầu thang gỗ để tiến đến chân cột cờ. Khi đến nơi, có một nữ giải phóng quân mặc áo chàm chờ sẵn. Nhìn lá cờ khá to, chị kia lại thấp hơn mình nên bà Thi phân công: "Chị thấp, chị nâng cờ, em cao, để em kéo cờ". Vừa lúc đó nhạc quốc ca cất lên, hai người bắt đầu kéo cờ. Khi nhạc quốc ca vừa dứt thì cờ đỏ sao vàng cũng lên tới đỉnh cột, tung bay phấp phới.
Sau ngày độc lập, năm 1956, bà Lê Thi được cử đi học lớp lý luận cao cấp đầu tiên của trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tốt nghiệp loại ưu, bà được giữ lại làm giảng viên.
Bà được phong giáo sư triết học, sau đó làm Viện trưởng Viện Triết học Việt Nam. Khi về hưu, bà cùng một số người sáng lập trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình, sau này chuyển thành Viện Gia đình và Giới.
Hè tình nguyện, thêm trải nghiệm bổ ích Tiếp sức mùa thi, vẽ tranh "Vì trường đẹp cho em", thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng... là những hoạt động của tuổi trẻ Trường Cao đẳng Cần Thơ trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2020. Đây cũng là những hoạt động hướng về cộng đồng được trường tổ chức thường xuyên, nhằm trang bị kỹ năng mềm và giáo...