Mẹ Việt đang hại con nếu tự ý dùng và điều chỉnh liều kháng sinh

Theo dõi VGT trên

Khi trẻ bị bệnh sổ mũi, cảm cúm, vì lo lắng quá nhiều mẹ vội vàng ra hiệu thuốc tự làm thầy thuốc mua kháng sinh về cho con uống mà không hề biết rằng tình trạng bệnh của con mình có cần thuốc hay không?.

Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo, việc uống thuốc kháng sinh bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường như kháng kháng sinh đang là “vấn nạn” hiện nay.

Tự ý dùng kháng sinh và dùng không đúng liều khiến bệnh khó điều trị

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội, có một số liệu hơi đáng buồn là ở Việt Nam mua kháng sinh rất dễ dàng vì thế việc tự ý mua kháng sinh mà không có sự tư vấn của bác sĩ đang khá phổ biến. Do đó, thuốc được sử dụng rộng rãi lại là kháng sinh. Người ta nghĩ rằng dùng kháng sinh càng sớm thì trị bệnh khỏi ngay. “Cái gì cũng có quy luật tự nhiên ví dụ hội chứng viêm đường hô hấp trên: như viêm họng, sổ mũi, thì phải 5-7 ngày mới khỏi được, nhưng nhiều mẹ khi đi khám bác sĩ mới dùng thuốc được 1 ngày thì đã mong bệnh phải đỡ ngay, khi chưa thấy đỡ thì lại nóng ruột lại đi khám bác sĩ khác. Và khi đến khám bác sĩ khác đúng là lúc chu kỳ bệnh đến thời kỳ khỏi và lúc đấy thuốc đã phát huy tác dụng”, PGS. Diệu Thúy lưu ý.

PGS. Diệu Thúy cũng nhấn mạnh, có đến 70-80% trường hợp cảm cúm, ho, hắt hơi, sổ mũi, bệnh hô hấp ở trẻ thông thường là do virus các triệu chứng của bệnh hô hấp trên sẽ giảm dần và bệnh tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên vội vàng dùng kháng sinh. Đôi khi cha mẹ cần chỉ vệ sinh mũi họng tốt, dinh dưỡng tốt có khi trẻ cũng sẽ tự khỏi. Nhiều khi các ông bố bà mẹ cứ nghĩ con mình bị ốm, ho hắng là phải dùng kháng sinh, nhưng lại không hề để ý rằng, thuốc hay kháng sinh đều là con dao hai lưỡi. Dùng kháng sinh ngoài tác dụng tốt còn có tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, nôn…Dùng kháng sinh nhiều gây kháng kháng sinh. Vi khuẩn kháng kháng sinh không chỉ không tốt cho người bệnh mà con vi khuẩn đấy còn lây lan sang cộng đồng và theo đó để hậu quả rất lớn.

Mẹ Việt đang hại con nếu tự ý dùng và điều chỉnh liều kháng sinh - Hình 1

Tự ý mua kháng sinh và dùng kháng sinh không đúng liều chỉ định mẹ đang vô tình hại con

Một trong những nguyên nhân khiến các bà mẹ ngại đưa con đi khám đó là cơ sở khám chữa bệnh thì luôn đông đúc, phải chờ đợi. Ngoài ra, hiện nay khi mà thông tin trên mạng internet rất phòng phú mọi người thường lên mạng xã hội, trên facebook đọc và tìm hiểu những chia sẻ về kinh nghiệm nuôi con, nuôi con thuận tự nhiên. Một số người thì nghe theo kinh nghiệm dân gian từ ông bà truyền lại và dùng thuốc theo kinh nghiệm, lấy đơn của người này dùng cho người khác. Lấy đơn thuốc cũ của bản thân dùng lại.

PGS. Thúy cũng chia sẻ, bác sĩ là người chịu trách nhiệm chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh đúng và đủ. Bác sĩ sẽ phải xác định đúng trường hợp phải điều trị kháng sinh hay không. Khi xác định nhiễm khuẩn, bác sĩ dựa vào khuyến cáo, kinh nghiệm mùa dịch, thì phải dùng kháng sinh phù hợp (phù hợp với vi khuẩn bệnh nhân nhiễm). Cùng liều thuốc đó, trẻ bé, trẻ lớn phải khác nhau, thời gian dùng thuốc phải 5-7 ngày, nếu không đủ liều, vi khuẩn lại kháng thuốc. Tuy nhiên, có thực tế là phác đồ điều trị kháng sinh 10 ngày, nhưng nhiều bệnh nhân dùng 3 ngày thấy đỡ liền bỏ thuốc vì sợ dùng thuốc nhiều sẽ hại. Nhưng lại không hiểu rằng, dùng thuốc 3 ngày vi khuẩn nó chỉ yếu đi chứ chưa bị tiêu diệt hẳn, và do đó làm cho bệnh nhân nhờn thuốc, rất khó điều trị sau này.

Làm sao để hạn chế bệnh đường hô hấp ở trẻ?

Video đang HOT

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, hầu như 10 đứa trẻ đi khám thì 6-7 đứa trẻ nhiễm bệnh đường hô hấp, ít thì hắt hơi sổ mũi, nhiều thì khò khè, khó thở. Đặc biệt trẻ càng bé thì bệnh càng nhiều. Càng nhỏ tuổi, tiên lượng lại càng xấu. Ở trẻ em người ta tính 1 năm có 6-7 đợt viêm đường hô hấp trên: ho, hắt hơi, sốt nhẹ, chảy nước mũi trong, nhưng do giải phẫu của hệ hô hấp khi ra đời, chúng ta cứ nghĩ đã đầy đủ gồm mũi họng, khí quản, thanh quản, phổi. Nhưng với trẻ em hệ thống này sẽ vẫn tiếp tục hoàn thiện khi trẻ lớn lên và sau 2 tuổi mới tương đối hoàn thiện.

Chính vì thế, quá trình hệ hô hấp đang “xây” nên vẫn còn chưa tốt lắm, chưa ổn định, do đó trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh. Một vấn đề thứ hai là miễn dịch. Đứa trẻ ra đời chưa có khả năng đề kháng, mới chỉ có một chút sức đề kháng tự sinh ra cộng với sữa mẹ truyền sang con khi trẻ bú mẹ, đây gọi là miễn dịch thụ động. Nhưng, miễn dịch đó lại giảm dần do lượng sữa mẹ bú giảm dần. Và đứa trẻ phải “tự sinh, tự cung tự cấp, tự thích nghi với môi trường”. Vậy đứa trẻ nào đề kháng tốt thì ít bị các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng đứa trẻ vì lý do nào đó như dinh dưỡng chưa đảm bảo, trẻ không được bú mẹ, hoặc tiêm vắc xin không đầy đủ thì sức đề kháng kém do đó rất dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên miễn dịch tự hạn chế lại, thì lại nhiễm khuẩn hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phổi.. những nhiễm khuẩn ở bộ phận này rất nguy hiểm cho trẻ.

Mẹ Việt đang hại con nếu tự ý dùng và điều chỉnh liều kháng sinh - Hình 2

PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi ,Trường Đại học Y Hà Nội

Người ta ước tính 40% trẻ vào Viện Nhi là mắc bệnh đường hô hấp. Bệnh hô hấp cấp tính chúng ta hoàn toàn cứu được, chữa được, nhưng nếu chỉ “xểnh”một vài ngày thì bệnh cấp tính sẽ càng nặng, và đứa trẻ càng khó cứu, trẻ càng bé càng nguy hiểm. Mặc dù chương trình nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp đã ra đời vào năm 1984, người ta kỳ vọng sẽ làm giảm số lượng bệnh nhân, nhưng đến giờ, các bệnh nổi trội vẫn là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và đối tượng nhạy cảm nhất vẫn là trẻ em.

Theo đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi bà mẹ hãy chăm sóc con mình với chế độ dinh dưỡng tốt bởi dinh dưỡng là nền tảng, tiêm vắc xin đầy đủ cho con. Ngoài ra, những công việc hàng ngày rất hiệu quả trong việc phòng bệnh là rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông, tránh cảm lạnh…

Theo khoe 365

Năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đặc biệt nguy hiểm

Các vi khuẩn Salmonella, lao và bệnh lậu vô hiệu kháng sinh thông thường, khiến gần một triệu người tử vong mỗi năm.

Kháng kháng sinh diễn ra khi các loại vi khuẩn tự biến đổi nhằm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. Cơ chế kháng này gồm nhiều dạng, có thể lan rộng từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác và đe dọa tính mạng con người qua những vết thương tưởng chừng rất nhỏ bé.

Dưới đây là năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đáng sợ trong 5 năm qua, theo ABC.

Vi khuẩn kháng cực mạnh Salmonella typhi

Salmonella typhi có khả năng lây lan rộng bệnh thương hàn cho 21 triệu người trên toàn thế giới, khoảng 223.000 ca tử vong mỗi năm. Tháng 11/2016, Pakistan ghi nhận một đợt bùng phát Salmonella typhi khiến 858 trường hợp nhiễm bệnh và bốn người tử vong ở cùng một tỉnh. Hiện nay, duy nhất kháng sinh đường uống azithromycin có tác dụng với Salmonella typhi.

Salmonella typhi chuyển từ đa kháng (kháng ít nhất 3 nhóm) tới kháng cực mạnh (kháng tất cả trừ hai nhóm kháng sinh) do chứa plasmid, một đoạn ADN mang gen kháng thuốc. Nếu tìm được plasmid khác, Salmonella typhi sẽ vô hiệu nốt hai nhóm kháng sinh cuối cùng.

Vi khuẩn kháng cực mạnh Mycobacterium tuberculosis

Năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đặc biệt nguy hiểm - Hình 1

Vi khuẩn lao khiến 1,7 triệu người tử vong mỗi năm. Ảnh: WW.

Vi khuẩn lao ẩn sâu trong tế bào cơ thể người. Để chữa lao, bệnh nhân cần tới 6 tháng điều trị liên tục bằng 4 loại thuốc kháng sinh.

Ước tính khoảng 6% đến 13% ca nhiễm lao mới thuộc loại đa kháng, phổ biến nhất ở châu Âu và Nga. Vi khuẩn đa kháng kéo dài thời gian điều trị (từ 18 đến 24 tháng), gây tốn kém và tổn hại cho thận cũng như các cơ quan khác. Hơn nữa, tỷ lệ điều trị thành công chỉ đạt 30% nên việc vi khuẩn lao lan rộng tới hơn 123 nước là rất đáng báo động.

Vi khuẩn toàn kháng Klebsiella pneumoniae

Phế trực khuẩn Klebsiella pneumoniae có nhiều trong da, ruột, đất và kéo tới nhiều loại bệnh nhiễm trùng chết người khi hệ miễn dịch suy yếu. Vì chủng vi khuẩn này rất phổ biến ở các bệnh viện nên nó trở thành một trong những mối nguy hại hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng.

Năm 2013, có 8.000 trường hợp ở Mỹ được báo cáo là xuất hiện đa kháng liên quan tới Klebsiella pneumoniae, 50% số ca phát triển thành nhiễm trùng máu tử vong. Đến năm 2016, loại vi khuẩn này kháng tất cả 26 loại kháng sinh thông dụng.

Vi khuẩn toàn kháng Pseudomonas aeruginosa

Năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đặc biệt nguy hiểm - Hình 2

Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trên kính hiển vi. Ảnh: ABC.

Đặc tính của Pseudomonas aeruginosa tương tự Klebsiella pneumoniae. Hàng năm tại Mỹ có khoảng 51.000 ca nhiễm vi khuẩn này, trong đó 400 ca tử vong.

Pseudomonas aeruginosa là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc xơ nang. Năm 2013, hơn 42% bệnh nhân xơ nang nhiễm Pseudomonas aeruginosa mạn tính được điều trị bằng colistin, "hàng rào phòng thủ" kháng sinh cuối cùng do vi khuẩn này kháng tất cả các thuốc kháng sinh khác hiện có.

Vi khuẩn kháng cực mạnh Neisseria gonorrhoeae

Thế giới có khoảng 78 triệu người mắc bệnh lậu do nhiễm khuẩn Neisseria gonorrhoeae, trong đó khoảng một phần ba kháng ít nhất một loại kháng sinh. Gần đây, y văn còn ghi nhận một chủng khuẩn mới kháng tất cả trừ một loại kháng sinh. Đây là điều rất đáng lo ngại bởi bệnh lậu lây lan nhanh, nhất là ở người có nhiều bạn tình.

Dù không nguy hiểm tới tính mạng, bệnh lậu dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và kéo dài như vô sinh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lậu có thể lan vào máu, khiến bệnh nhân sốc nhiễm trùng và tử vong.

Các vi khuẩn có thể tự biến đổi hoặc truyền gen kháng kháng sinh cho lẫn nhau. Vì vậy, theo thời gian, mọi chủng vi khuẩn sẽ kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, con người vẫn có cơ hội giảm khả năng này nếu sử dụng kháng sinh hợp lý, đầu tư nghiên cứu và phát triển các loại kháng sinh, vắcxin cũng như công cụ chẩn đoán mới.

Phúc Lương

Theo Vnexpress

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

7 thói quen buổi sáng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim7 thói quen buổi sáng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
07:54:21 13/04/2025
Ca tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình ThuậnCa tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình Thuận
19:21:26 14/04/2025
5 loại thực phẩm giúp bụng êm, ruột khỏe5 loại thực phẩm giúp bụng êm, ruột khỏe
08:05:09 13/04/2025
Những thời điểm tránh ăn chuốiNhững thời điểm tránh ăn chuối
10:28:23 14/04/2025
Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?
08:07:08 13/04/2025
Loại gia vị Việt được ví như 'vàng trắng', bổ não lại giúp ngừa bệnh hiệu quảLoại gia vị Việt được ví như 'vàng trắng', bổ não lại giúp ngừa bệnh hiệu quả
07:51:18 13/04/2025
Những sai lầm khi ăn uống có thể gây hại sức khỏeNhững sai lầm khi ăn uống có thể gây hại sức khỏe
08:02:50 13/04/2025
6 bài thuốc từ đậu đen giúp bạn chữa mất ngủ hiệu quả6 bài thuốc từ đậu đen giúp bạn chữa mất ngủ hiệu quả
10:24:23 14/04/2025

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền tình tứ bên Quang Hải sau sóng gió, "dát" toàn đồ hiệu sang chảnh, nhan sắc gây chú ýChu Thanh Huyền tình tứ bên Quang Hải sau sóng gió, "dát" toàn đồ hiệu sang chảnh, nhan sắc gây chú ý
17:41:55 14/04/2025
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khắc phục thêm 100 tỷ đồngCựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khắc phục thêm 100 tỷ đồng
17:10:58 14/04/2025
Nam ca sĩ từng bị Hoài Linh cấm hát 1 năm, giờ sở hữu dinh thự nghìn tỷ TP.HCMNam ca sĩ từng bị Hoài Linh cấm hát 1 năm, giờ sở hữu dinh thự nghìn tỷ TP.HCM
20:47:56 14/04/2025
Con trai út nhà Tăng Thanh Hà - Louis Nguyễn cực lém lỉnh, sợ làm ba tổn thương nên "rào trước" bằng câu nói nàyCon trai út nhà Tăng Thanh Hà - Louis Nguyễn cực lém lỉnh, sợ làm ba tổn thương nên "rào trước" bằng câu nói này
19:25:42 14/04/2025
Sốc: Một sao nam bị đồng nghiệp tiết lộ có hành vi biến tháiSốc: Một sao nam bị đồng nghiệp tiết lộ có hành vi biến thái
20:20:21 14/04/2025
Thi thể người đàn ông nghi tâm thần được phát hiện sau gần 20 ngày mất tíchThi thể người đàn ông nghi tâm thần được phát hiện sau gần 20 ngày mất tích
19:27:48 14/04/2025
Đôi bạn Hoa hậu - diễn viên "cạch mặt" vì scandal, cắt đứt mối quan hệ chỉ bằng cuộc gọi lúc nửa đêmĐôi bạn Hoa hậu - diễn viên "cạch mặt" vì scandal, cắt đứt mối quan hệ chỉ bằng cuộc gọi lúc nửa đêm
20:35:11 14/04/2025
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên không có đối thủ'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên không có đối thủ
18:16:19 14/04/2025

Tin mới nhất

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

16:38:18 14/04/2025
Lá và rễ đinh lăng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Rễ cây vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác dụng thông huyết mạch, tăng cường sinh lực, cải thiện sức bền và tăng sức đề kháng.
Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

10:26:32 14/04/2025
Bệnh Sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh Sởi. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc hoặc tiêu chảy, thậm chí tử vong.
Cảnh báo nguy cơ tử vong do ăn nấm lạ

Cảnh báo nguy cơ tử vong do ăn nấm lạ

10:21:33 14/04/2025
Theo các bác sĩ Trung tâm chống độc, không may mắn như hai bệnh nhân trên, trước đó, vào ngày 6/3, Trung tâm tiếp nhận hai vợ chồng ở Thanh Hóa bị ngộ độc do ăn nấm hái trên rừng. Tuy nhiên, hai bệnh nhân này đã không thể qua khỏi do su...
8 bệnh nguy hiểm liên quan đến căng thẳng

8 bệnh nguy hiểm liên quan đến căng thẳng

07:58:52 13/04/2025
Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng viêm hệ tuần hoàn, đặc biệt là động mạch vành. Viêm động mạch là thủ phạm dẫn đến tích tụ mảng bám và vỡ ở thành động mạch gây ra các cơn đau tim sau đó.
Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

10:08:54 12/04/2025
Vợ chồng bà Lâm cùng bị ung thư thực quản. Bác sĩ phát hiện cả hai người đều có thói quen không tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi

Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi

10:05:44 12/04/2025
Theo tôi, nếu cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi hay các triệu chứng ở đường hô hấp lâu khỏi, người bệnh nên khám lâm sàng để tìm nguyên nhân có bội nhiễm vi khuẩn, virus không.
Đi cấp cứu vì biểu hiện lạ sau khi ăn loại thực phẩm quen thuộc thay cơm

Đi cấp cứu vì biểu hiện lạ sau khi ăn loại thực phẩm quen thuộc thay cơm

10:03:23 12/04/2025
Sau một giờ ăn lượng lớn củ ấu tàu, người phụ nữ đột nhiên có biểu hiện lạ, buồn nôn, tê bì môi và chân tay, tụt huyết áp, đau bụng phải đi cấp cứu.
Người đàn ông 32 tuổi hôn mê sau giải chạy marathon 42km

Người đàn ông 32 tuổi hôn mê sau giải chạy marathon 42km

10:00:54 12/04/2025
Nam bệnh nhân 32 tuổi cấp cứu trong tình trạng co giật, hôn mê sau khi chạy marathon 42km. Hiện, người này vẫn suy gan, thận và được tiếp tục theo dõi.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ 29 học sinh có dấu hiệu lạ sau bữa trưa tại trường

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ 29 học sinh có dấu hiệu lạ sau bữa trưa tại trường

09:56:58 12/04/2025
Sau bữa trưa tại trường, 29 học sinh tiểu học ở TPHCM có biểu hiện đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy. Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Ba không khi ăn dứa

Ba không khi ăn dứa

09:51:28 12/04/2025
TheoCleveland Clinic, mặc dù dứa rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cùng lúc có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu bao gồm hiện tượng rát hoặc ngứa miệng, lưỡi.
2 phụ nữ đột quỵ khi tuổi ngoài 30, điểm chung uống thuốc tránh thai hằng ngày

2 phụ nữ đột quỵ khi tuổi ngoài 30, điểm chung uống thuốc tránh thai hằng ngày

09:47:49 12/04/2025
Hai người phụ nữ ngoài 30 tuổi cùng đau đầu, sau đó diễn biến nặng hơn phải vào viện cấp cứu, cùng chẩn đoán bị đột quỵ.
Cô gái 20 tuổi sống sót kỳ diệu sau khi bị xe tải cán ngang người

Cô gái 20 tuổi sống sót kỳ diệu sau khi bị xe tải cán ngang người

21:26:41 11/04/2025
Chạy xe máy về nhà sau khi tan ca làm, cô gái 20 tuổi bị xe tải cán ngang người, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng máu chảy rất nhiều kèm những vết thương nặng nề khắp cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Cựu quản lý của Thủy Tiên, Phi Nhung, Ngô Kiến Huy tiết lộ góc khuất trong nghề

Cựu quản lý của Thủy Tiên, Phi Nhung, Ngô Kiến Huy tiết lộ góc khuất trong nghề

Sao việt

23:09:45 14/04/2025
Đỗ Quang Chí có hơn 20 năm trong ngành quản lý nghệ sĩ tại Việt Nam. Những hiểu biết và góc khuất về nghề quản lý nghệ sĩ mà anh nắm giữ là những câu chuyện không phải ai cũng tường tận.
Ban tổ chức 'Mái ấm gia đình Việt': Quyền Linh đã bội tín với chúng tôi

Ban tổ chức 'Mái ấm gia đình Việt': Quyền Linh đã bội tín với chúng tôi

Tv show

23:07:18 14/04/2025
Đơn vị sản xuất chương trình Mái ấm gia đình Việt vừa có những chia sẻ liên quan đến việc dừng hợp tác với MC Quyền Linh.
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải

TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải

Hậu trường phim

23:04:23 14/04/2025
Lê Tuấn Khang thu hút sự quan tâm từ truyền thông và khán giả khi xuất hiện tại buổi giới thiệu phim Lật mặt 8 của Lý Hải tại TP.HCM.
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại

Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại

Phim châu á

22:49:23 14/04/2025
Bộ phim là hắc mã gây chấn động năm 2025. Tác phẩm vốn bị đóng băng 3 năm nhưng khi công chiếu đã ngay lập tức đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng.
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên

Tin nổi bật

22:02:43 14/04/2025
Để ứng phó và khắc phục hậu quả, Ủy ban Nhân dân quận Long Biên sẽ chủ trì phối hợp với Chi cục Thủy lợi và Phòng, việc cảnh báo và hạn chế người dân qua lại tại khu vực sạt lở.
Lí do gì Jisoo (BLACKPINK) không đến cổ vũ Jennie, Lisa tại Coachella?

Lí do gì Jisoo (BLACKPINK) không đến cổ vũ Jennie, Lisa tại Coachella?

Sao châu á

22:01:20 14/04/2025
Jisoo đang bận rộn đóng phim tại Hàn Quốc. Trong ngày 14/4, cô được bắt gặp đang ghi hình phim Boyfriend On Demand cùng Seo Kang Joon.
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"

Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"

Nhạc việt

21:57:49 14/04/2025
Ca nương Kiều Anh xuất hiện tráng lệ, mang cảnh núi non hùng vĩ vào concert. Màn chạy nốt, luyến giọng theo đúng kiểu hát chầu văn của Kiều Anh khiến người nghe nổi da gà khi xem trực tiếp.
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!

Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!

Nhạc quốc tế

21:36:35 14/04/2025
Jennie đã có 1 sân khấu solo tại Coachella nhận được rất nhiều sự chú ý nhưng phản ứng về màn trình diễn không được như mong đợi.
Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Thế giới

21:27:39 14/04/2025
Có lẽ quyết định của ông Trump là do người Mỹ muốn bảo vệ những người sản xuất bông của họ. Đó là lý do hợp lý duy nhất mà người ta có thể tìm thấy , Giáo sư Ossadzifo Wonyra nói.
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ

Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ

Sao thể thao

21:02:01 14/04/2025
Cựu sao Arsenal Cesc Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ của ông, đây là ngôi sao được định giá 40 triệu euro của Como.
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn

Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn

Pháp luật

19:25:51 14/04/2025
Tại thời điểm kiểm tra đối tượng Minh và Tuân không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đối tượng Tuân khai nhận toàn bộ số bình khí cười trên là của Tuân và đang trên đường vận chuyển đi bán để kiếm lời.