Mẹ vẫn oằn lưng gánh nặng
Nghèo đói gánh thêm nghèo đói. Đến bao giờ con mới có thể lo cho mẹ?
Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con…
Con đã ra Hà Nội làm việc được 3 năm. Trước ngày con đi, hai mẹ con thức trắng đêm chỉ biết khóc. Khi đó, con vừa mới tốt nghiệp cấp 3 nên còn non dại, ngây ngô nhưng mẹ vẫn cho con vượt hơn 300 cây số ra Hà Nội để làm công nhân. Mẹ buồn lắm, hai mắt mẹ đỏ ngầu: “Nhà mình nghèo quá con ạ, mẹ không lỡ cho con đi nhưng chẳng biết làm thế nào”. Con mạnh mẽ nói: “Con đã lớn, con biết bảo vệ mình mà mẹ!”. Thế nhưng trái tim con mềm yếu, con không muốn xa mẹ, xa đồng ruộng sỏi đá quê hương, xa cái nắng cháy mỗi khi hè về.
Ngày con đi, mẹ dậy thật sớm, ôm con khóc nức nở. Con lấy tay lau những giọt nước mắt lăn vội trên hai gò má gầy và rám nắng của mẹ. Quay vội người, con bước đi nhanh, hai mắt đỏ ngầu, mạnh mẽ trên con đường mình đã lựa chọn.
Những ngày đầu mới ra Hà Nội, cuộc sống của con còn nhiều bỡ ngỡ. Lạ những căn nhà san sát chẳng quen nhau, lạ những con đường ồn ào với xe cộ, quán xá, lạ vì không có bố mẹ và các anh chị em ở bên cạnh. Con phải sống một cuộc sống lẻ loi, phải để ý đến cách sống khi ở chung với những người bạn mới quen….
Con đi làm và mỗi tháng đều cố gắng giành dụm tiền để gửi về cho mẹ chăm các em ăn học. Cuộc sống tuy có nhiều khó khăn nhưng mỗi lần nghĩ đến mẹ và các em, con lại có thêm động lực để làm việc, kiếm tiền giúp mẹ bớt khổ. Đồng tiền mẹ kiếm được từ những mảnh ruộng cằn cỗi với những đêm mẹ thức trắng đan chiếu nuôi chúng con lớn khôn khiến con lại càng phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Nghe tin bão đổ bộ vào khúc ruột miền Trung, lòng con như lửa đốt (Ảnh minh họa)
Ngày mẹ ra Hà Nội thăm con, con đã vui mừng đến mức nỗi để nồi thịt kho cháy đen vì bận đón mẹ. Mẹ chê con đoảng, rồi mẹ lại lo lắng cho con khi phải sống một mình nơi đất khách không có người thân bên cạnh. Mẹ dặn dò con đủ thứ: “Không được cho người lạ vào nhà”; “không được đi chơi khuya”; “Không được cãi lời cấp trên”… rồi đến chuyện “kiếm lấy một anh để tính chuyện chồng con”.Con ngượng ngùng bên mẹ: “Con đã lớn rồi, mẹ không phải lo cho con đâu”. Mẹ cười xòa: “Cha bố chị, lớn mà để nồi thịt cháy thế kia à!”.
Đêm con được nằm bên mẹ, được gối đầu vào tay mẹ như những ngày còn bé thơ. Con mân mê đôi bàn tay chai sạn, gầy guộc của mẹ. Bao năm nuôi con lớn khôn, cho các con ăn học đầy đủ để rồi thời gian bào mòn làm khuôn mặt mẹ nhăn nheo, rám nắng, mái tóc đã lấm tấm hoa râm, bàn tay gầy guộc nổi những gân xanh. Con nhìn những người phụ nữ có điều kiện ở trên thành phố mà thương mẹ xiết bao. Cả một đời chịu bao khổ cực, mẹ chẳng dám sắm sửa gì dù chỉ là một cái áo mới. Mỗi lần con gửi quà về, chỉ là những chiếc áo rẻ tiền vậy mà mẹ cũng gọi điện mắng con phung phí. Con ăn cơm thịt, gạo trắng dẻo có biết đâu ở nhà mẹ đi làm đồng vất vả sớm khuya mà chỉ dám ăn gạo xấu, gạo ngon mẹ để bán lấy tiền nuôi chúng con. Mẹ chỉ ăn bó rau tự trồng, vài củ lạc rang như vậy là cũng xong bữa. Thương mẹ nhiều nhưng sức con chỉ có hạn chả giúp đỡ mẹ được là bao.
Video đang HOT
Nghe tin bão đổ bộ vào khúc ruột miền Trung, lòng con như lửa đốt. Con gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, thăm đàn lợn giống, đàn gà chuẩn bị bán thịt… Trong điện thoại, con phải cố gắng lắm mới có thể đoán được giọng mẹ đang cố kìm lại để con yên lòng: “Bố mẹ và các em vẫn tốt. Chỉ có một con lợn và sáu con gà không chịu được mưa bão nên chúng bỏ nhà mình con ạ. Con yên tâm làm việc nhé!”
Khóe mắt con cay cay, những giọt nước mắt không bảo nhau cứ lăn xuống má. Nghèo đói gánh thêm nghèo đói. Đến bao giờ con mới có thể lo cho mẹ, lo cho gia đình được hả mẹ!?Con dù có đi đâu, làm gì nhưng vẫn vô cùng nhỏ bé trong vòng tay bố mẹ.
Theo VNE
Chồng ơi, em muốn được tặng hoa!
Sắp đến 20/10, tôi lại tiếp tục đau dầu, vắt óc nghĩ cách "cải tạo" ông chồng khô khan của mình, với mục đích để ông tặng tôi một bó hoa.
Mấy năm nay, tôi đã thực hiện rất nhiều chiêu, nhưng lần nào cũng thất bại.
Chẳng biết các chị em thì thế nào, chứ tôi đây thì thích được chồng tặng hoa vào các ngày lễ, ngày kỉ niệm lắm. Tôi vốn là con gái dân văn, thích hoa và rất lãng mạn. Vậy mà trời thật không chiều lòng người, 02 năm yêu nhau, 04 năm nên vợ nên chồng, chồng chỉ tặng tặng hoa cho tôi duy nhất 1 lần, đó là ngày tôi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học. Mà khi ấy, chúng tôi mới chỉ là bạn bè chứ đã yêu nhau đâu.
Đến khi yêu nhau, vào những ngày lễ như valentine, 8/3, 20/10, ngày sinh nhật..., anh ấy đều có quà tặng tôi, nhưng lại chẳng bao giờ có thêm bó hoa đi kèm cả. Nhưng khi đó, hai đứa đều mới ra trường, lương còn thấp nên tôi chẳng dám đòi hỏi. Tôi tự an ủi mình là: Sau này kinh tế khá giả hơn, sẽ bắt anh ấy đền gấp bội.
Thế nhưng, đến lúc kinh tế khá giả hơn thì lại không còn được hưởng cảm giác được chiều chuộng như khi còn yêu nữa, vì lúc này tôi đã theo chàng về dinh mất rồi. Nhiều khi tôi thật hối hận, biết thế này thì không thèm nhận lời cầu hôn của anh sớm thế làm gì. Yêu nhau thêm vài năm, phải hành anh thêm vài năm đã, cải tạo cái tính khô khan của anh rồi mới đồng ý làm vợ anh. Chứ giờ "ván đã đóng thuyền", cái tính khô khan của anh không những giữ nguyên mà còn được phát huy cao độ, tôi đã "cải tạo" rất nhiều lần mà chưa thành công.
Đến khi yêu nhau, vào những ngày lễ như valentine, 8/3, 20/10, ngày sinh nhật..., anh ấy đều có quà tặng tôi, nhưng lại chẳng bao giờ có thêm bó hoa đi kèm cả. (ảnh minh họa)
Tôi còn nhớ như in, valentine đầu tiên sau ngày cưới, chờ hết cả ngày mà vẫn chẳng thấy chồng "ý kiến ý cò gì", tôi quả là "buồn ơi là sầu". Tức quá, tôi không thèm tặng cho anh cái áo sơ mi mà mình đã mua, đồng thời đơn phương phát động "chiến tranh lạnh". Chồng thì chẳng hiểu gì, sáng ra cứ chạy theo mẹ anh hỏi: Mẹ ơi, hôm qua vợ con làm sao thế. Từ tối qua tới giờ, cô ấy không thèm nói chuyện với con. Con có hỏi thì cô ấy cung chỉ ầm, ừ cho qua.
Tôi nghe thấy mẹ anh trả lời: Ơ hay, mẹ làm sao biết được. Con có làm gì để nó phát giận không, mẹ thấy nó vẫn bình thường mà.
Ôm một bụng tức đi làm, đến công ty lại được nghe các chị em kể về ngày hôm qua vui thế nào, tôi càng giận chồng hơn. Hôm đó, anh gọi điện tôi không thèm nghe, nhắn tin tôi cũng không thèm nhắn lại. Tôi quyết định phải giận thật lâu, cho anh biết tay.
Thế nhưng, tối về nhà lại mềm lòng, vì thấy chồng tích cực hẳn. Nào là dắt xe hộ, cầm túi xách cho vợ. Thậm chí, còn xung phong rửa bát. Mẹ chồng thấy thế còn choáng chứ nói gì đến tôi. Mẹ hỏi tôi: Nó làm gì khiến con giận à. Bị hỏi, tôi cũng chỉ biết cười cho qua, không lẽ lại nói với mẹ chồng là con giận vì anh ấy không tặng quà cho con nhân ngày lễ tình nhân à. Không chừng lại còn bị bà mắng cho.
Sau một hồi lắng xa, lắng xắng, cuối cùng chồng cũng hỏi: Từ tối hôm qua đến giờ em làm sao thế. Anh đã kiểm điểm lại bản thân rồi, thấy mình không có làm gì sai mà. Khi nghe tôi nói nguyên nhân, anh còn gập bụng cười nghiêng ngã: Ôi trời, em làm anh hết cả hồn. Ngày Valentine chỉ giành cho những đôi yêu nhau chứ, mình đã là vợ chồng rồi mà.
Tôi cãi "Vợ chồng thì cũng là đôi yêu nhau chứ. Mình mới kết hôn được 2 tháng thôi. Biết lấy chồng mất hết quyền lợi thế này, còn lâu em mới đồng ý lấy anh nhanh như vậy".
Sau một hồi lắng xa, lắng xắng, cuối cùng chồng cũng hỏi: Từ tối hôm qua đến giờ em làm sao thế. (ảnh minh họa)
- Thôi anh biết rồi, anh thề với vợ là từ nay anh xin rút kinh nghiệm. Nhớ tặng quà vợ vào các ngày lễ như hồi còn theo đuổi em. Lúc này, tôi mới hết giận, mang áo sơ mi đã mua ra tặng chồng. Anh nhận được quà thì hớn hở lắm, không cần giặt, sáng mai diện đi làm luôn.
Cứ tưởng chồng sẽ thay đổi, ai ngờ cách rút kinh nghiệm của anh trong những ngày đó là: Làm "xe ôm", chở vợ đi mua sắm.
Anh bảo, em không biết chứ trước đây mỗi lần mua quà cho em là anh đau đầu thế nào đâu, nghĩ nát hết cả óc mà vẫn còn sợ em không ưng. Giờ đây, là vợ chồng rồi thì không còn ngại ngùng gì nữa, em thích gì, anh chở em đi mua. Anh không phải đau đầu, em cũng chọn được món đồ mình thích.
- Nói vậy thì nói làm gì, thế thì khác gì ngày thường em tự mình đi mua sắm. Thế mà anh vẫn lý sự được: "Khác chứ, vì hôm nay em có "xe ôm" miễn phí mà. Tôi thật hết nói với chồng.
Kết quả là, những năm qua, vào những ngày lễ, chồng chỉ là mỗi nhiệm vụ "xe ôm" thôi, còn tôi tự chọn đồ, tự trả tiền. Nguyên nhân, chồng bảo: Tiền lương anh nộp hết cho em mà, anh không có quỹ đen. Dần dần, thấy việc "mình tự tặng mình" nhân các dịp lễ chẳng có ý nghĩa, lại cũng thấy tiếc tiền nên tôi cũng lười đi mua sắm vào những ngày đó. Tôi chỉ hay mè nheo đòi anh tặng hoa, nhưng chưa một lần thành công.
Có lần, khi được chồng chở đi mua quà như thường lệ, tôi gạ anh mua bó hoa, anh liền chối đây đẩy: Em bắt anh làm gì cũng được, nhưng đừng bắt anh mua hoa. Lần duy nhất anh tặng hoa cho con gái là lần tặng em hồi em làm khóa luận đó, em còn nhớ không. Mua một bó hoa mà bà chủ quán hỏi đông hỏi tây: Nào là tặng bạn bình thường, hay là người yêu, hay vợ, cô ấy thích hoa gì... Anh thì ấp a ấp ùng, vì nói bạn bình thường thì không phải, người yêu thì chưa phải vì lúc đó em đã đổ đâu. Bao nhiêu là người nhìn, xấu hổ muốn chết. Từ đó, anh thề không bao giờ mua hoa nữa rồi. Nếu em thích thì anh đứng đây chờ, em chạy vào mua đi.
Sau đó, không ít lần tôi tìm cách gẫm anh mua hoa tặng mình, làm nũng có, kì kèo có, giận dỗi cũng có, nhưng chẳng lần nào thành công.
Chồng tôi là vậy đó. Tiền lương nộp hết cho vợ, trong ví không bao giờ có quá 500.000 đồng. Mỗi lần cần tiền để tụ tập với bạn bè, hoặc làm việc gì cũng "vợ ơi, cho anh xin ít tiền". Anh cũng biết quan tâm, giúp đỡ vợ việc nhà, chẳng bao giờ nặng lời với vợ con. Thế nhưng, anh lại chẳng có tí tế bào lãng mạn nào. Không biết nói lời ngọt ngào khi vợ giận, không chịu mua hoa tặng vợ, dù vợ thích được tặng hoa biết bao nhiêu.
Tôi là một con người thích lãng mạn, vậy mà lại lấy phải một ông chồng khô khan vô cùng, lẽ nào đây là "quy luật bù trừ". Các bạn nói có buồn không?
Sắp đến 20/10, thấy chị em trong ngồi suy đoán xem ông xã sẽ tặng mình cái gì. Tôi thì chỉ ước ao có được một bó hoa thôi. Nhưng biết "cải tạo" chồng thế nào đây, để anh thay đổi tư tưởng, có thể dũng cảm đi mua cho vợ một bó hoa bây giờ?
Theo VNE
8.3, bắt chồng mua quà tặng... osin Anh Sinh than: &'Làm đàn ông khổ quá, phải mua hoa tặng vợ đã ngại lắm rồi, giờ lại bắt tặng hoa cho osin nữa'. "Osin mà giận thì anh chết với em" Chiều 7.3, ngồi làm cốc bia với mấy đồng nghiệp, Sinh uống hết một vại đã vội vã đứng dậy: "Các bác thông cảm, em phải về làm nghĩa vụ...