Mẹ và con khốn đốn vì bố tử nạn nơi xứ người
Nghe tin dữ chồng tử nạn tại Angola, người vợ trẻ vốn đã ốm yếu nay lại ngã quỵ vì người chồng phải bỏ mạng nơi xứ người. Hai đứa con thơ dại cứ ngây ngô nhìn lên cái bàn thờ rồi gọi bố nhưng chúng còn quá nhỏ để thấu hiểu nỗi đau này.
Mỗi lần nhìn lên bàn thờ của người bố mới mất, những câu nói ngây thơ của con trẻ lại như xát muối vào lòng người bà già nua bất hạnh. Không kìm nén được mất mát, đau thương quá lớn những giọt nước mắt mặn đắng, chua chát lại tuôn trào. Bà khóc vì thương chúng, khóc vì thương chính bản thân mình, khóc vì thương chồng, thương cho đứa con tội nghiệp phải bỏ mạng nơi xứ người xa lạ.
Cách đây hơn nửa tháng, trong lúc làm việc tại một công trình xây dựng ở Angola anh Chu Sĩ Hạnh quê quán xóm 6, xã Diễn Hạnh (Diễn Châu, Nghệ An) không may bị ngã từ giàn giáo cao xuống đất. Tuy được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng do bị chấn thương quá nặng anh đã tử vong vào chiều 2/6.
Từ khi nhận được tin dữ, chồng tử nạn tại Angola, chị Trần Thị Dương (SN 1987, vợ của anh Hạnh) ngất lịm đi trong đau đớn tuyệt vọng. Vốn thường xuyên bị hành hạ bởi căn bệnh thoái hóa địa đệm, khi nghe tin dữ như sét đánh ngang tai, chị lại suy sụp hẳn không ăn uống trong nhiều ngày liền.
Người mẹ già cùng hai con thơ bên bàn thờ anh Chu Sĩ Hạnh.
Bà Lê Thị Qùy (SN 1953, mẹ anh Hạnh) lau vội dòng nước mắt, nghẹn ngào: “Từ hôm nghe tin là nó lăn ra đất ngất lịm đi. Tỉnh dậy chỉ biết ôm hai con rồi lại khóc. Không ăn uống gì!”. Bà cố gắng chút sức tàn đỡ con dâu dậy, mà chính bản thân mình cũng đang dần đuối đi bởi nổi đau thương mất mát là quá lớn.
Cuộc sống ở quê quá khó khăn, nhà nghèo lại ít ruộng nương, vợ thì quanh năm đau ốm, rồi phải lo chạy chữa thuốc thang cho người cha già mang căn bệnh mọt xương, phải nằm liệt giường. Quanh năm làm lụng không đủ chi tiêu trong gia đình, lo cho con cái ăn học nên cái nghèo cái đói luôn bủa vây lấy gia đình anh chị.
Trong lúc cuộc sống quá túng quẫn, đánh liều với số phận anh Hạnh chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền bạc để đi xuất khẩu lao động tại Angola. Với giấc mơ sẽ có thêm thu nhập đưa vợ đi chữa trị chứng thoái hóa địa đệm, rồi chạy chữa cho người cha già đang nằm liệt giường. Lo cho hai con thơ ăn học nên người.
Nghe tin dữ từ chồng, chị Dương vốn đã đau ốm thường xuyên giờ suy sụp hẳn.
Khi giấc mơ tương lai cho gia đình còn dang dở thì tai họa lại ấp đến với anh. “Ngày đi nó còn nói với tôi, con làm hết năm nay trả xong nợ rồi về đưa cha đi viện. Có tiền con sẽ sửa lại cái mái nhà mưa cho đỡ dột nước mẹ à. Hôm nó gọi điện về cũng bảo sẽ mua thuốc tốt nhờ người quen gửi về cho bố nó. Mà bây giờ nó đã…!”. Bà Quỳ nhớ lại cuộc điện thoại cuối cùng của đứa con trai xấu số mà những giọt nước mắt lại tuôn trào trên khuôn mặt khắc khổ đã hao mòn vì sương sớm.
Gắng gượng trong từng hơi thở yếu ớt chị Dương xót xa: “Anh ấy đi mất rồi. Đến thi thể cũng khó lòng mà đưa về được nữa…”. Nói đoạn chị ôm hai đứa con thơ vào lòng chua chát mà khóc nức nở.
Hiện anh Hạnh có hai người con là cháu Chu Sĩ Minh (gần 5 tuổi) và cháu Chu Thịnh Phú (2 tuổi). Hai đứa trẻ thơ còn quá dại khờ trước những gì vừa xảy ra với gia đình chúng. Mỗi lần nhìn lên bàn thờ của người bố, hai đứa trẻ lại gọi tên để rồi lòng người mẹ và người bà phải chua xót đắng cay. Nhìn đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên đến tội nghiệp của chúng khiến ai vào cũng phải rơi lệ.
Video đang HOT
Ra đi để lại hai đứa con thơ tội nghiệp, dường như chúng vẫn chưa thể hiểu được nỗi đau mất mát mà mẹ và bà đang phải gánh chịu.
Ra đi ở nơi xứ người trong khi hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, giờ để đưa được thi thể anh về quê an táng, gia đình phải mất số tiền lên đến gần 300 triệu đồng. Trong khi đó số tiền vay mượn cho anh Hạnh đi xuất khẩu lao động vẫn chưa trả hết. Căn nhà cũ nát cùng mảnh vườn của gia đình cũng đã được mang đi cầm cố tại ngân hàng. Hi vọng lo đủ số tiền để đưa anh về với quê cha đất tổ, là vô cùng mong manh. Có lẽ trong mơ, gia đình chị Dương cũng không dám mơ tới.
Chị Thái Thị Phượng (hàng xóm), ngậm ngùi: “Anh Hạnh mới đi được gần 1 năm, trong khi thời gian vừa qua làm ăn lại khó, ốm đau suốt. Tiền vay để đi gia đình còn chưa trả hết bây giờ lấy tiền đâu mà đưa về. Vợ thì ốm, cha nằm liệt dường rồi hai đứa con thơ dại. Tôi có chồng cũng đang làm bên ấy, cùng công trường với anh Hạnh mà lòng tôi lúc nào cũng như có lửa đốt…”.
Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình anh Chu Sĩ Hạnh, ông Trương Văn Tuyển, công an xã Diễn Hạnh tâm sự: “Gia đình anh Hạnh là một trong những hộ nghèo và khó khăn của xã, hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Tất cả thu nhập chỉ giữa vào tiền công của anh Hạnh. Mà bây giờ tai họa lại ấp đến như thế, không biết rồi gia đình có lo nổi để đưa thi thể của anh về được không?”.
Hết chăm con dâu bà Qùy lại phải lo cho người chồng ông Chu Sĩ Phượng vốn đã phải nằm liệt dường mấy năm nay.
Ông Chu Sĩ Phượng (SN, 1952 – Bố anh Hạnh) nghẹn ngào: “Đưa nó về chưa?” Nhìn thấy những cái lắc đầu như câm lặng từ những người xung quanh ông lại nằm xuống. Đôi mắt mệt mỏi nhắm nghiền lại như thể chấp nhận một sự thật đau đớn xót xa của số phận.
Bà Quỳ nhìn lên bàn thờ đứa con trai yểu mệnh của mình mà chỉ biết than: “Con ơi khi nào con về với mẹ!” Chính bản thân bà cũng không biết được rồi đây khi nào con bà mới được đưa về quê nhà để an táng. Trong khi số tiền để đưa được thi thể của anh Hạnh về nhà là gần 300 triệu.
Giờ đây, mất chồng ở xa, nhưng sao nỗi đau lại hiện hữu quá gần với gia đình chị, mẹ già mất con, vợ trẻ mất chồng, con thơ côi cút vì mất bố, một nỗi đau không nói lên lời. Hơn bao giờ hết, hoàn cảnh của gia đình chị Dương đang rất cần sự chung tay góp sức của những nhà hảo tâm trên cả nước. Hy vọng phép nhiệm màu sẽ đến với gia đình chị, với người mẹ già ốm yếu đang từng ngày mong ngóng đưa được thi thể con về với quê hương.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về
: 1. Mã số 1041: Chị Trần Thị Dương, xóm 6, xã Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An ĐT: 01654.784.151
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM(VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
7 lao động bàng hoàng trở về từ Angola
Sau hơn ba tháng sống khổ cực ở Angola, lao động trong môi trường khắc nghiệt mà không được nhận một đồng lương, nhiêu lúc phải nhịn đói, các lao đông Thanh Hóa đã thở phào khi trở vê quê nhà an toàn.
Những ngày khôn khô bên xứ người
Được sự môi giới của ông Nguyễn Văn Hà ở thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, nhiều hộ dân tại xã Ngư Lộc đã tin tưởng đóng số tiền 136.500.000 đông để được sang Angola làm việc với mức lương hứa hẹn là 800 USD/tháng trở lên.
Các lao động vừa từ Angola trở về.
Sau khi đã nôp đủ tiên cho ông Hà, các lao đông được đưa ra sân bay Nội Bài (Hà Nôi) làm thủ tục xuất cảnh sang Angola vào ngày 1/2/2013. Theo như ông Hà nói thì khi sang tới sân bay, các lao đông sẽ được đón về công ty làm việc. Tuy nhiên thực tê khi các lao đông sang tới sân bay nước bạn đã không được ai đến đón, cũng không có công ăn việc làm như lời ông Hà hứa hẹn.
Anh Tô Văn Cường, môt lao đông vừa "từ cõi chêt trở vê" cho biết: "Khi chúng tôi xuống sân bay không có người nào của công ty như ông Hà nói ra đón. Chỉ có một người đến và đưa cho chúng tôi mỗi người một tờ giấy nói ký vào, đây là giấy thông hành khi cơ quan chức năng kiểm tra thì đưa ra. Tờ giấy toàn bằng tiếng nước ngoài nên chúng tôi không hiểu gì, nhưng vì sợ bị kiểm tra nên đã ký vào. Xong người đó bỏ đi để chúng tôi lại".
Anh Tô Văn Cường đang trình bày sự việc.
Quá lo lắng, các lao đông đã gọi điên vê Viêt Nam cho ông Hà, yêu cầu can thiệp. Sau đó, các lao động này được đưa về một công trường xây dựng làm việc với chê đô tiên lương, đãi ngô hoàn toàn khác xa lời hứa hẹn. Họ đã phải sống "vật vờ" ở đây trong một thời gian dài.
Công việc vât vả, khắc nghiệt, ăn uống thiêu thôn nhưng các lao đông không được nhận đồng lương nào. Anh Tô Văn Cường cho biết: "Mỗi tháng anh em mỗi người chỉ được nhận một khoản tiền nhỏ mà chủ lao động đưa cho làm tiền ăn và mua vật dụng sinh hoạt, ngoài ra chúng tôi không hề nhận được đồng lương nào nữa. Anh em phải làm việc cực nhọc mà không được ăn uống đầy đủ, làm từ sáng đến 3 giờ chiều mới được ăn cơm trưa. Cơm ăn thì không đủ no, gạo dùng để nấu cơm là loại gạo hư bị ẩm mốc, mối mọt. Có những ngày chúng tôi phải nhịn đói, chỗ ở thì chỉ là ngôi nhà hoang, anh em lại phải thường xuyên đối mặt với nạn cướp bóc trấn lột, bị cướp hết tiền cũng như đồ ăn, có khi bị đe dọa đến tính mạng...".
Sau nhiều ngày chịu đựng, các lao động gọi điện về cho ông Hà yêu câu ông này phải đưa họ về nước.
Tiền mất tật mang
Vào ngày 20/5/2013, trong số những lao động được ông Hà đưa qua Angola, có 7 người là anh Tô Văn Mãi, Tô Văn Cường, Tô Văn Phúc, Phạm Văn Hòa, Mai Văn Huần, Triệu Văn Tuấn và Nguyễn Văn Ngãi đã được ông Hà mua vé máy bay đưa về nước.
Anh Tô Văn Phúc do một thời gian sống vất vả nơi xứ người nên trong chuyên bay trở vê, anh đã phải cấp cứu hai lần, xuống sân bay Nôi Bài anh tiếp tục phải cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông vận tải (Hà Nội). Đến nay anh Phúc vẫn phải thường xuyên nhập bệnh viện do bị các cơn sốt rét hành hạ.
Các lao động cũng như các gia đình có con em sang Angola tại buổi hòa giải do của UBND xã Ngư Lộc tổ chức giữa hai bên liên quan.
Trường hợp của anh Phúc còn may mắn hơn anh Bùi Thanh Xuân, con ông Bùi Anh Tái. Được về nước sớm hơn so với các lao động trên nhưng gần một tháng qua anh Xuân phải thường xuyên nằm viện để cấp cứu do các cơn sốt rét liên tiếp hành hạ. Gặp chúng tôi ông Tái cho biết: "Từ hôm cháu về đến giờ gia đình tôi phải đưa cháu đi cấp cứu ở bệnh viện, bị tiêm nhiều nên giờ cháu bị liệt mất một chân trái".
Các lao động trên đã có đơn kêu cứu gửi đến UBND xã Ngư Lộc nhờ giải quyết. UBND xã Ngư Lộc đã mời các lao động cùng ông Hà lên viết bản tường trình sự việc và đứng ra hòa giải giữa hai bên, tuy nhiên không có kết quả. Ông Hà một mực cho rằng mình không hề liên quan đến việc các lao động không có việc làm tại Angola và cho rằng đây là hợp đồng người lao động ký với công ty, ông Hà chỉ là người tư vấn đưa lao động đi Angola và chịu trách nhiệm bồi thường 50 triệu đồng. Tuy nhiên các lao động không đồng ý mức bồi thường trên.
Theo Dantri
Ngã giàn giáo, một lao động Việt tử vong tại Angola Trong lúc làm việc tại một công trình xây dựng ở Angola anh Chu Sĩ Hạnh (trú xóm 6, xã Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An) không may bị tai nạn. Tuy được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng do bị chấn thương quá nặng anh đã tử vong. Người mẹ già cùng hai con thơ bên bàn thờ người anh...