Mẹ uống paracetamol khi mang thai, con có nguy cơ tăng động
Phụ nữ mang thai dùng thuốc paracetamol có thể làm tăng nguy cơ con bị chứng tăng động giảm chú ý ( ADHD).
Tuy đây là thuốc được sử dụng phổ biến nhất để giảm đau, song các nhà nghiên cứu New Zealand cho rằng phát hiện này là &’đáng báo động”.
Nghiên cứu của trường Đại học Auckland University ủng hộ một nghiên cứu hồi đầu năm nay của Đan Mạch về mối liên quan giữa thuốc giảm đau thông dụng này với các rối loạn hành vi.
Các tác giả đã phân tích số liệu từ một nghiên cứu gồm 871 trẻ dưới 1 tuổi ở châu Âu về việc sử dụng thuốc paracetamol, aspirin, thuốc chống tiết axít và thuốc kháng sinh ở người mẹ khi mang thai.
Sau đó họ đánh giá những khó khăn về hành vi và triệu chứng ADHD của trẻ khi được 7 và 11 tuổi.
Gần một nửa số bà mẹ trong nghiên cứu có dùng paracetamol trong khi mang thai và con của họ có nguy cơ gặp những khó khăn về hành vi và ADHD cao hơn.
Các thuốc khác không gây ra sự khác biệt đáng kể trong hành vi.
“Kết quả cho thấy ngay cả paracetamol liều thấp (xác định qua việc thuốc được dùng trong nhiều tuần) cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi sau 7 năm là đáng báo động, vì đây là thuốc hay được sử dụng nhất trong thời gian mang thai,” BSJohn Thompson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.
Video đang HOT
Nhưng nghiên cứu không có số liệu về việc các triệu chứng ADHD có tiếp diễn trong giai đoạn dậy thì hay không, liệu cha mẹ trẻ có bị ADHD không, hoặc người mẹ dùng thuốc ở giai đoạn nào và với liều bao nhiêu.
“Cần nghiên cứu thêm để có đánh giá chính xác hơn về nguy cơ và hậu quả của việc sử dụng thuốc giảm đau này trong khi mang thai”, BS Thompson nói.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ảnh hưởng đến 5-10% số trẻ tuổi học đường ở New Zealand, biến nó trở thành một trong những rối loạn phát triển thần kinh hay gặp nhất ở nhóm tuổi này.
Theo Cẩm Tú
Dân Trí
Những loại thuốc cần tránh khi mắc sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu - máu. Dùng thuốc nhằm lập lại thăng bằng, chống lại các triệu chứng bất lợi. Nhưng nếu dùng không đúng thuốc, không đúng cách thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu, khiến bệnh trầm trọng thêm.
Dùng dịch truyền để điều trị bệnh sót xuất huyết.
Các thuốc thường dùng và không được dùng:
Dùng thuốc hạ nhiệt:
Chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15g/ngày với người lớn) và hoặc/ lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu (rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion để chuyển hóa paracetamol thành chất không độc). Còn khi dùng với liều điều trị(thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị SXH: Một lần: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Một ngày: 2-3 lần (1.500mg-2.250mg).
Không được dùng aspirin: Trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm.
Riêng với trẻ em càng đặc biệt chú ý việc cấm này vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn).
Không dùng kháng viêm không steroid: Các kháng viêm không steroid đều có tính này (với các mức khác nhau) nên cũng làm cho việc chảy máu trong SXH không cầm được.
Dùng dịch truyền:
Ưu tiên bù dịch bằng đường uống: Người bệnh SXH rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu SXH ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống (oresol).
Chỉ truyền dịch khi cần thiết: Khi SXH ở cuối độ II hay đầu độ III, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, thể tích máu trong lòng mạch giảm sút, sốt cao làm mất nước, làm cho sự giảm sút này tăng thêm, máu bị cô đặc lại, huyết áp tụt xuống, tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch cho nên cần truyền dịch. Dịch bị mất trong trường hợp này là "mất nước nhiều hơn mất muối" nên dung dịch truyền phải chứa ít muối. Tốt nhất là chọn dung dịch riger lactat (chứa natri clorid kali clorid canxi clorid natrilactat). Nếu không có thì trộn dung dịch glucose đẳng trương (5%) với dung dịch natri clorid đẳng trương (0,9%) mỗi loại 50%. Khi rất nặng, truyền các dung dịch này mà không nâng được huyết áp thì dùng các dung dịch cao phân tử nhưng phải dùng ở nội viện.
Liều lượng và thời gian bù dịch:
Cần bù đủ lượng dịch bị mất trong vòng 24 giờ nhưng trong 8 giờ đầu chỉ bù 50% và 16 giờ sau bù tiếp 50% lượng dịch bị mất.
Với trẻ em: Lượng dịch cần bù bằng P1 (thân trọng lúc chưa mắc bệnh) trừ đi P2 (thân trọng khi mắc bệnh). Trẻ em trước khi mắc bệnh không cân nên không biết P1. Vì thế, theo kinh nghiệm, có thể tính liều cho trẻ em dựa vào P2. Liều tính bằng ml/kg/trong 24 giờ trong ngày thứ nhất, hai, ba như sau: P2 = 7kg, liều 220-165-132; P2 = 8kg-11kg, liều 165-132-88; P2 = 12kg-18kg, liều 132-88-88; P2 = 18kg liều 88-88-88.
Với người lớn: Với SXH độ II ở giờ đầu liều 6-7mg/kg/giờ, ở giờ thứ hai và ba liều 5ml/kg/giờ ở thứ tư và năm liều 3ml/kg/giờ. Theo đó tính ra ở SXH độ II ở một người nặng trong các thời điểm trên lượng dịch truyền sẽ là 350ml 500ml 300ml = 1.150ml. Với SXH độ III, truyền nhiều hơn ứng với các thời gian trên là lần lượt là các liều:15-20ml/kg/giờ -10ml/kg/giờ - 7,5 ml/kg/giờ.
Tốc độ truyền dịch: Từ lượng dịch và thời gian cần bù nói trên, tính ra tốc độ truyền bằng ml/giờ nhưng tốt nhất là tính bằng giọt/phút dễ theo dõi hơn. Là tốc độ tính bằng ml/giờ chia ra 3 lần thì ra tốc độ tính bằng giọt/phút. Ví dụ: tốc độ 100ml/giờ chia ra 3 lần thì quy ra bằng tốc độ 33 giọt/phút.
Không cần dùng kháng sinh
Dùng kháng sinh nhằm làm yếu virut, tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virut bằng cách thực bào. Trong SXH, kháng thể tiêu diệt trái lại làm cho virut phát triển (như nói trên) nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong SXH, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây tai biến.
Theo DS. Bùi Văn Uy
Gia đình Online
6 kiểu chăm trẻ sơ sinh khiến con... mất mạng Đã có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tử vong vì những sai lầm dại dột thiếu hiểu biết của cha mẹ như thế này! Chăm sóc trẻ sơ sinh là bản năng mà mỗi bà mẹ đều "bỗng dưng" biết làm. Tuy nhiên, chăm con theo bản năng cũng sẽ tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm đối với sức khoẻ của...