Mẹ từng bị sốt xuất huyết, thai nhi nhiều nguy cơ
Phụ nữ mang thai đã từng bị sốt xuất huyết ( dengue) trong quá khứ có thể vô tình gây nguy hiểm cho đứa con do kháng thể sốt xuất huyết truyền từ người mẹ sang con qua rau thai.
Phun thuốc diệt muỗi ở Singapore
Kháng thể này có thể bảo vệ trẻ chống lại bệnh sốt xuất huyết trong vài tháng sau khi sinh. Nhưng khi kháng thể yếu đi, trẻ có nguy cơ bị các triệu chứng sốt xuất huyết nặng hơn nhiều nếu bị nhiễm bệnh.
Tuy “giai đoạn cửa sổ” giữa bảo vệ và nguy hiểm này đã được biết đến từ lâu, song đây là lần đâu tiên các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) tạo ra được hiệu ứng này trên chuột nhắt, cho phép nghiên cứu sâu hơn về cơ chế hoạt động của nó.
Thí nghiệm trên chuột bao gồm làm cho chuột nhắt – vốn kháng với sốt xuất huyết – tở nên mẫn cảm với bệnh, gây bệnh cho chuột nhắt cái, để hồi phục và sau đó ghép đôi chúng với chuột đực khỏe mạnh.
Cả chuột mẹ và chuột con – bị nhiễm vi rút sốt xuất huyết – được nghiên cứu để tìm hiểu về cơ chế truyền kháng thể cùng tác dụng bảo vệ và nguy cơ.
Kết quả cho thấy kháng thể truyền từ mẹ sang bảo vệ chuột nhắt con trước bệnh sốt xuất huyết trong khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, khi kháng thể yếu đi, chuột con dễ phát triển triệu chứng nặng hơn ở tuần thứ 3 đến tuần thứ 8, nếu bị nhiễm sốt xuất huyết. Kháng thể hết hẳn sau 8 tuần.
Video đang HOT
Ở trên người, tác dụng bảo vệ có thể kéo dài tới 6 tháng sau khi sinh, và nguy cơ bị triệu chứng nặng hơn tăng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9.
“Sau 9 tháng, trẻ được xem là không còn nguy cơ cao hơn nữa vì lượng kháng thể trong máu đã quá thấp”, GS. Sylvie Alonso, Trường Y NUS, tác giả nghiên cứu cho biết.
Mô hình thí nghiệm trên chuột có thể sử dụng để hiểu rõ thêm về tác động, và để kiểm tra giả thuyết là miễn dịch kháng sốt xuất huyết của mẹ có thể truyền qua sữa, gây nguy hiểm cho con hay không. Mô hình này cũng rất hữu ích để tìm hiểu xem nếu có vắc xin sốt xuất huyết thì liệu việc tiêm chủng cho người phụ nữ có gây nguy hiểm cho đứa con khi họ mang thai hay không.
Các nghiên cứu thêm là cần thiết vì những chủng và týp huyết thanh sốt xuất huyết khác nhau có thể hoạt động khác nhau.
Cẩm Tú
Theo Asiaone
Vì sao thuốc Nam chữa xoang hiệu quả?
Cả Tây y và Đông y đều điều trị bệnh trên nền tảng sao cho giải phóng được các dị nguyên gây ra bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, khác với Tây y là dùng đến phẫu thuật để làm sạch các hốc xoang, thuốc Nam lại dựa vào cơ chế "bài nùng sinh cơ" để làm sạch xoang.
Cả Tây y và Đông y đều điều trị bệnh trên nền tảng sao cho giải phóng được các dị nguyên gây ra bệnh viêm xoang. Nếu Tây y trị viêm xoang chủ yếu bằng cách uống kháng sinh, phẫu thuật hay chọc, rửa xoang thì Đông Y trú trọng dùng các bài thuốc uống hoặc xông từ thảo dược để tái tạo lại niêm mạc và đẩy hết các dịch, mủ trong mũi ra ngoài.
Cụ thể, kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh xoang, tuy nhiên, khi vi khuẩn này chết đi do không có cách nào có thể đưa hoại tử này ra bên ngoài nên dịch mủ ứ đọng trong các hốc xoang sẽ ngày càng nhiều hơn. Lâu dần, nó giống như bã đậu tàng tích ở khắp các hốc xoang gây đau nhức cho người bệnh. Trong khi đó, chỉ khi nào đẩy được vi khuẩn hoại tử và các loại dịch mủ ở trong hốc xoang ra ngoài thì bệnh mới có thể khỏi dứt điểm.
Để giải quyết vấn đề này, Y học hiện đại dùng biện pháp mổ lật và hút mủ trong khoang mũi, nhưng ở lỗ nhỏ hay vách phía sau vẫn không thể hút hết được, do đó, sau khi mổ thì một thời gian bệnh lại tái phát.
Còn chữa bệnh viêm xoang bằng thuốc Nam phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêu độc. Tuy nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời.
Còn về lâu dài, cần phải sử dụng bài thuốc Nam có tác dụng "bài nùng sinh cơ" tức là uống vào sẽ đùn hết dịch mủ ra ngoài, sau đó sẽ hình thành lớp niêm mạc mới. Khi kết hợp các bài thuốc này với bài thuốc gia truyền Thông Xoang Tán trị viêm mũi, viêm xoang của các lương y sẽ càng giúp mủ được đẩy hết ra ngoài. Vì thế, sau khi uống thuốc Nam khoảng 5-7 ngày, người bệnh thường thấy dịch mủ ra rất nhiều. Nhiều người tưởng rằng đó là do bệnh nặng hơn nhưng thật ra đó là lúc thuốc đang phát huy tác dụng rõ rệt nhất.
Trước những biến đổi bất lợi của thời tiết và những tác động từ ô nhiễm môi trường, nếu có những hiểu biết đúng cách và kiên trì thì các bài thuốc dân gian cũng sẽ mang lại những hiệu quả mà không chỉ thuốc ngoại hay thuốc đắt tiền mới có thể làm được.
Thông tin cần biết:
Thông Xoang Tán Nam Dược là viên nang có thành phần là bài thuốc cổ phương Tân Di Tán, được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO ( Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới).
Chỉ định: Điều trị viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng có các triệu chứng: đau nhức, ê ẩm vùng đầu trán, sổ mũi, nghẹt mũi.
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Liều dùng: uống 6-8 viên/ngày chia làm 2 lần. Thời gian dùng từ 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn với thể viêm xoang phức tạp, lâu năm.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Tư vấn: 043.995.3901 Website: viemxoang.vn Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0240/12/ QLD-TT.
Theo Dân trí
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ quả la hán Quả la hán có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, nhuận tràng thông tiện. Quả la hán tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle., họ bí (Cucurbitaceae). Cây la hán là cây đặc sản vùng Quảng Tây, Quế Lâm - Trung Quốc, hiện nay có rất nhiều dạng chế phẩm hoặc dạng quả khô được bán tại các cửa hàng thuốc bắc hay...