Mẹ tức phát khóc khi bị con ‘bật’ lại và cách giúp cha mẹ đồng hành với con ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì ở trẻ em là giai đoạn khó khăn của cha mẹ trong việc trò chuyện và dạy dỗ con cái. Rất nhiều cha mẹ đã phải thốt lên ‘ tức đến phát khóc’ hoặc ‘tức đến phát điên’ khi bị con cái ‘bật’ lại.
Trẻ đến tuổi dậy thì là thời điểm rất nhạy cảm và khó khăn của cha mẹ trong việc trò chuyện và dạy dỗ con cái. Chị Thu Phương, mẹ em Bình, học sinh lớp 7 cho biết: Trước đây, con trai chị rất ngoan, chăm chỉ làm việc nhà giúp mẹ. Từ khi lên cấp 2, Bình đổi tính, thích thể hiện mình. Cách đây 1 tuần, chị Phương phát hoảng khi thấy con trai về nhà với cái đầu nhuộm vàng hoe. Chị Phương ra lệnh ngày hôm sau phải đi nhuộm tóc đen lại nhưng cu cậu không nghe. Bực mình, chị Phương ra ‘tối hậu thư’: Nếu không nhuộm đen tóc lại thì đừng về nhà, thế là Bình bỏ nhà đi luôn.
Trẻ đến tuổi dậy thì là thời điểm rất nhạy cảm và khó khăn của cha mẹ trong việc trò chuyện và dạy dỗ con cái. Ảnh minh họa
Tuấn, 14 tuổi, bị mẹ cấm không được lên mạng chơi điện tử đã trốn mẹ ra hàng Internet ngồi lì cả ngày. Khi mẹ tìm được ở hàng Nét, Tuấn còn ‘mặc cả’: Nếu không cho lên mạng ở nhà sẽ bỏ đi xa hơn để mẹ không tìm được.
Rất nhiều cha mẹ có con ở tuổi dậy thì đã phải thốt lên ‘tức đến phát khóc’ hoặc ‘tức đến phát điên’ khi con cái ‘bật’ lại.
Theo BS Nguyễn Giang, Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện tượng dậy thì là một hiện tượng sinh lý trong phát triển, nhưng liên quan đến biến đổi nội tiết, nên dễ dẫn đến các rối loạn, biến đổi trong đời sống tâm sinh lý của các em.
Ở góc độ nội tiết, sự hoạt hóa của tuyến yên, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các biểu hiện sinh dục phụ xuất hiện. Mặt khác, sự thay đổi trong lĩnh vực động cơ của nhân cách diễn ra cùng với động cơ học tập, nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị môi trường của thiếu niên cũng bắt đầu diễn ra. Trong quan hệ với cha mẹ, trẻ muốn thoát khỏi sự áp đặt quan điểm dẫn đến việc trẻ hay làm ngược với ý muốn của cha mẹ.
Video đang HOT
Với trẻ gái ở cuối độ tuổi này có những biến đổi sâu xa và mạnh mẽ về tâm sinh lý. Trẻ thường thích rút vào một góc riêng ngay nơi chốn đông người. Đối với các bạn trai đồng trang lứa, các em gái tự nhiên thấy mình lớn hơn hẳn cả về vóc dáng lẫn những suy nghĩ và sở thích, chẳng còn say mê những trò chơi nghịch ngợm con nít của lũ con trai như trước đây. Trong học tập, các em gái chịu khó chuyên cần và đương nhiên trổi vượt hơn các bạn trai, nhất là ở các môn ngọai ngữ, văn học, sử ký, địa lý và sinh vật. Nếu cho các em học các loại nhạc cụ như organ, dương cầm, đàn tranh ngay từ độ tuổi này, các em gái sẽ rất mau tiếp thu và phát triển năng khiếu nghệ thuật âm nhạc hơn các em trai.
Trẻ gái ở cuối độ tuổi dậy thì có những biến đổi sâu xa và mạnh mẽ về tâm sinh lý. Ảnh minh họa
Với trẻ trai, có thể thần tượng là một cầu thủ bóng đá nếu các em mê chơi môn túc cầu, bản thân sẽ bắt chước lối đi bóng, đầu tóc, số áo và cả đến những sở thích nho nhỏ của cầu thủ thần tượng ấy, không những ở các mặt tốt mà luôn cả các tật xấu. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng đừng quá lo lắng về điều này vì là thần tượng nên trẻ dễ thay đổi theo thời gian từ người này sang người khác. Bạn chỉ cần gợi ý cho trẻ những mẫu thần tượng mà bạn cho rằng đáng tin cậy.
Việc cần làm của cha mẹ khi có con ở tuổi dậy thì là nên làm bạn với con để cùng con vượt qua mọi khủng hoảng của lứa tuổi dậy thì để sau này các con sẽ can đảm và sáng suốt vượt qua nhiều khó khăn còn lớn hơn nữa trong cuộc đời. Đừng để con mình hụt hẫng, thiếu sự hướng dẫn nghiêm túc, khiến con rơi vào tình trạng tự mình mầy mò khám phá mà tự định hình những quan niệm và mặc cảm tai hại khôn lường về tính dục.
Vừa ra mắt nhà chồng tương tai đã bị dúi vào tay 31 quy tắc "làm dâu không khó", cô gái kiên định đến lúc ra về "chốt hạ" làm cả nhà chồng "xanh mặt"
Cô chuẩn bị tinh tươm và cũng sẵn sàng tinh thần nếu phải rửa bát hoặc dọn dẹp. Nhưng không, mọi thứ chẳng giống cô tưởng tượng.
Có biết bao câu chuyện ra mắt nhà bạn trai, nhà chồng tương lai với những tình huống dở khóc dở cười. Đa phần các cô gái thường bị làm khó nhưng có mấy cô dám phản kháng ngay lúc bấy giờ. Song cứ để ấm ức trong lòng rồi về hậm hực, giận dỗi bạn trai lại chưa phải là cách hay.
"Nếu người nhà họ coi đây là cơ hội thử thách mình thì tại sao mình không đối đáp, thử thách lại sự kiên nhẫn của người ta. Thời đại bình đẳng mà, chúng ta lại đang trong quá trình tìm hiểu về đôi bên, sao phải ngại", đó là quan điểm của Thanh Nga.
Sau khi trải qua 3 mối tình chẳng đi đâu đến đâu thì Nga quyết định kết thúc đời độc thân ở mối tình thứ 4. Một phần vì thấy anh ấy khá ổn, 1 phần vì tuổi cô chẳng còn trẻ trung gì mà kén chọn nữa.
Kinh nghiệm ra mắt của Nga cũng tương đối nhiều, mọi tình huống oái oăm cô đều gặp qua. Và giờ đây Nga luôn trong tâm thế, xác định sau này mình sống với nhà người ta thế nào thì cứ thể hiện hết ra như vậy, mất lòng trước được lòng sau.
Nhà chồng tương lai Nga cách chỗ cô làm việc khoảng 50km. Cô chuẩn bị tinh tươm và cũng sẵn sàng tinh thần nếu phải rửa bát hoặc dọn dẹp. Nhưng không, mọi thứ chẳng giống cô tưởng tượng.
Nhà bạn trai cô ở quê, rất rộng và thoáng mát, đón tiếp 2 người là bố mẹ và vợ chồng em trai, em dâu anh ấy. Lúc cô về tới nơi là chưa đến 11h mà cơm nước đã xong xuôi. Mẹ anh hồ hởi giục cô ra giếng rửa chân tay cho mát rồi vào ăn cơm.
Trong bữa cơm mọi người nói chuyện rất vui vẻ. Có 1 điều kì lạ Nga để ý là thái độ của em dâu. Cô ấy rất khép nép và gần như không dám nói câu gì. Rõ ràng cô ấy không phải là người ít nói mà như thể trong nhà này không có chút tôn trọng nào dành cho cô ấy.
Cơm nước xong xuôi, mẹ anh đưa ra 1 tập giấy có chữ viết tay rất đẹp nói là: "2 đứa sớm muộn gì cũng cưới nên bác cũng muốn cho cháu học những quy tắc trong gia đình để sau này đỡ bỡ ngỡ. Gọi là quy tắc thế thôi nhưng cháu xem cái Thơm đấy, có gì khó khăn đâu. Cuộc sống vào quy củ chút mọi thứ sẽ tốt hơn".
Nga mỉm cười nhìn sang em dâu anh, cô ấy vội vã tránh mặt đi chỗ khác để mẹ chồng mình nói chuyện. Nga nhận lấy bảng quy tắc có cái tên rất mỹ miều "làm dâu không khó" mà theo như mẹ anh nói là từ đời cụ anh để lại, sau này có sửa 1 chút cho thiết thực với cuộc sống hiện đại.
Có tất cả 31 quy tắc nhưng Nga đọc đến đoạn: Nhà chồng có giỗ bất kể ngày nào trong năm con dâu cũng phải thu xếp về trước 1 ngày, Tết phải có mặt ở nhà trước 23 ông Công để cùng mẹ chồng đi Tết anh em họ hàng... Chồng là trưởng nên vợ cũng phải gánh vác trách nhiệm dâu trưởng, thu vén công việc của cả họ (nếu cảm thấy không cân đối được với việc đi làm thì nên nghỉ hẳn ở nhà để làm tròn nghĩa vụ)... Mỗi tháng gửi cho bố mẹ chồng 5 triệu gọi là báo hiếu và đóng góp vào các công việc của gia đình.
Thật sự Nga không đủ kiên nhẫn để đọc hết những quy tắc cứng nhắc, vô lý đến vậy. Đính kèm còn là danh sách của 26 đám giỗ trong 1 năm chưa kể trong họ. Đó chỉ là phạm vi gia đình tổ chức, vị chi mỗi tháng có 2 cái giỗ, lại về trước 1 ngày chuẩn bị thì cô đi làm sao được.
Mẹ anh thấy mặt Nga "ngắn" lại thì mỉm cười đầy ẩn ý: "Mình đàn bà phụ nữ cháu ạ, nên cân nhắc cái nào quan trọng hơn".
Nga kéo bạn trai ra 1 chỗ hỏi anh sao không cho cô biết từ đầu thì anh bối rối trả lời: "Mẹ tỏ ra khó tính vậy thôi chứ em cứ gật đi, sau này đâu vào đấy hết ấy mà. Giờ quy tắc từ lâu rồi anh chẳng dám can thiệp".
Nói rồi mẹ anh mang luôn em dâu anh ra làm gương. So sánh buồn cười thật, cô ấy từ bé đã ở khuôn khổ trong làng, học hết cấp 3 ở nhà ruộng vườn. Trong khi đó Nga mất bao năm ăn học có cái bằng Thạc sĩ giờ bảo cô ở nhà cho tròn trách nhiệm dâu trưởng sao?
Nga vui vẻ cười nói đến tận lúc chiều về, quan trọng là cô muốn có thêm thời gian xem phản ứng của bạn trai cô và mọi người thế nào. Nhưng có vẻ họ coi như đây là điều rất bình thường.
Gần chiều tối, mẹ anh vẫn muốn biết câu trả lời rõ ràng của Nga. Cô nhẹ nhàng mỉm cười: "Cháu hiểu ý của bác ạ. Nhưng cho phép cháu giữ câu trả lời đến khi anh Phong về nhà cháu ra mắt bố mẹ cháu. Vì nhà cháu cũng có quy tắc cho việc làm rể. Cháu nghĩ vợ chồng là bình đẳng, cả 2 đều đóng góp công sức vào gia đình như nhau nên vấn đề quy tắc 2 bên đặt ra cũng phải cân xứng nếu cần. Thời đại này không còn chuyện dâu là con rể là khách nữa đâu bác. Ai cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ với cha mẹ mình, thế mới là có hiếu. Cháu nói thế đúng không bác?".
Mẹ anh ậm ờ không ngờ câu trả lời của Nga lại oái oăm vậy. Cô nhanh chóng chào về. Trên đường lên thành phố cô có bàn bạc lại với bạn trai nhưng có vẻ anh đã quen nghe theo mẹ. Đám cưới này cũng đành theo gió bay, bởi thà mang tiếng ế còn hơn lấy nhầm chồng rồi lỡ dở cả cuộc đời.
Bị cô bạn thân cướp chồng, trong đám cưới vợ cũ đã tặng cô dâu 1 món quà khiến cặp vợ chồng sững sờ thảng thốt Nhìn nụ cười dịu dàng, không gợn chút oán hận, tức tối nào trên khuôn mặt vợ cũ, Huấn bỗng thấy trong lòng hơi khó chịu. Là một người vợ, ai cũng sẽ đau khổ và uất ức khi bị chồng phản bội. Nỗi đau ấy sẽ nhân lên gấp bội khi người phụ nữ khiến anh ta lạc lòng lại chính là...