Mẹ tự nhổ răng cho con tại nhà khiến răng “rơi” vào phổi
Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ về một trường hợp mắc dị vật trong phổi.
Cụ thể, người bệnh là bé gái N.T.D.M., 8 tuổi sống tại Đồng Tháp. Bé được người nhà dẫn đi khám khắp nơi vì ho, khò khè, đau ngực khi chạy nhảy suốt 2 tháng trời. Đến Bệnh viện tỉnh chụp CT thì phát hiện dị vật cản quang giống chiếc răng trong phổi.
Theo chia sẻ của mẹ bé M., các triệu chứng của con gái xuất hiện từ sau khi gia đình nhổ răng hàm cho con tại nhà. Nhổ xong, bé ho sặc sụa nhưng do kiếm khắp nhà không thấy răng văng ra đâu nên gia đình yên tâm cho qua chuyện.
Dị vật là chiếc răng mắc trong phổi bé gái. (Ảnh: FB: BVNĐTP)
Do vấn đề M. gặp phải khá nghiêm trọng nên bệnh viện tỉnh đã chuyển bé lên cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ trực đã khám và cho bé đi chụp phim X-Quang, kiểm tra phát hiện dị vật cản quang cao bít gần hết phế quản góc phải. Chỉ chậm trễ một chút là dị vật có thể gây nguy cơ ứ khí viêm xẹp phổi, tràn khí màng phổi khó lường do dị vật nằm quá lâu và nguy cơ nhiễm trùng viêm phổi nặng.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ekip gây mê đã phối hợp với ekip nội soi gồm Thạc sĩ – Bác sĩ Trịnh Hồng Nhiên, Bác sĩ Chuyên khoa 1 Võ Thành Nhân, khoa Hô hấp đã kiểm tra tỉ mỉ, gắp ra chiếc răng đang cắm sâu vào thành phế quản, kích cỡ to khoảng 3×5mm, bờ nham nhở rướm máu. Kiểm tra đường thở thông thoáng. Kết thúc thủ thuật đã kịp thời cứu được bé gái.
Phim chụp X-Quang cho thấy chiếc răng cắm sâu ở phổi. (Ảnh: VNExpress)
Theo Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, đây là trường hợp dị vật lớn, cung răng có 2 đầu nhọn, sắc nên khả năng nguy cơ cao gây thủng, rách đường dẫn khí. Nếu không thể lấy được bằng nội soi sẽ phải phẫu thuật mở ngực lấy dị vật, khả năng để lại di chứng nặng nề.
Video đang HOT
Trước khi thực hiện thủ thuật, bé gái được làm các xét nghiệm chụp chiếu. (Ảnh: NLĐ)
Thực tế, bên cạnh tai nạn hy hữu kể trên, tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà còn khiến các bé đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau như: Không thể nhổ hết toàn bộ răng hư, khiến răng mọc lệch; chảy máu kéo dài tại vùng nhổ răng.
Nếu không có biện pháp vô trùng dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thao tác có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng. Nếu bị đau khi nhổ sẽ dẫn tới việc trẻ sợ khám chữa răng sau này do bị “ám ảnh”. Ngoài ra, tự nhổ răng sữa tại nhà sẽ khiến bố mẹ bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm của trẻ.
Chiếc răng sau khi được lấy ra. (Ảnh: FB: BVNĐTP).
Được biết trước đó, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng tiếp nhận ca bệnh mắc dị vật nằm sâu trong lòng phế quản bên phổi phải. Dị vật bị mắc được xác định là hạt dưa, được bé ngậm chơi và không may bé nuốt vào và mắc ở phổi. Ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhi đã được can thiệp kịp thời, gắp dị vật ra ngoài, tránh gặp phải biến chứng viêm xẹp phổi, ứ khí tràn khí đường thở và màng phổi.
Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bệnh nhi rất ngoan, công việc của bác sĩ diễn ra vô cùng thuận lợi. Bệnh nhi hiện đang trong quá trình hồi phục tốt, có thể được xuất viện trong nay mai.
Hạt dưa được lấy ra từ bên trong phế quản bên phổi phải. (Ảnh: BVNĐTP)
Việc mắc dị vật của trẻ nhỏ là một trong những sự cố vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Vì vậy, người lớn, đặc biệt là cha mẹ, người thân cần quan tâm con nhiều hơn, theo dõi sát các con để tránh những trường hợp đáng tiếc, đau lòng xảy ra.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Nam giới nên chủ động đi kiểm tra 4 cơ quan sau đây thường xuyên để tầm soát nguy cơ mắc ung thư từ sớm
Thực tế, nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn là do nhiều người có lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Điển hình là một số thói quen như hút thuốc lá, nghiện rượu, ăn uống không lành mạnh, thức khuya...
Bệnh ung thư trong giai đoạn đầu thường không gây đau hay ngứa ngáy gì, thậm chí còn hiếm khi xuất hiện triệu chứng nào rõ rệt. Và cho đến nay, vẫn chưa có cách điều trị ung thư hiệu quả nên các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát nguy cơ mắc bệnh từ sớm.
Để phát hiện bệnh ung thư sớm hơn, nam giới nên chủ động đi kiểm tra 4 cơ quan sau đây trong cơ thể thường xuyên.
1. Phổi
Từ thói quen hút thuốc lá thường xuyên, nam giới đã tự nhân rộng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cho chính mình. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh kịp thời?
Cách tốt nhất là chụp CT phổi để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Trước đây, phương pháp chủ yếu được lựa chọn để khám sức khỏe là chụp X quang phổi, nhưng chụp X-quang phổi không thể phát hiện sớm ung thư phổi kịp thời bằng phương pháp chụp CT.
2. Gan
Tỷ lệ mắc ung thư gan ở nam giới cũng khá cao, nhất là ở những người có tiền sử mắc bệnh viêm gan B, nghiện rượu lâu năm. Do đó, nam giới nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe gan bằng xét nghiệm AFP (Alpha-fetoprotein) để biết rõ hơn về sự khởi phát của ung thư gan.
3. Dạ dày
Đừng chủ quan coi thường vì dạ dày cũng là nơi có nguy cơ mắc ung thư rất cao ở nam giới. Cách tốt nhất để kiểm tra là chủ động đi nội soi dạ dày thường xuyên.
4. Đại tràng
Tương tự như dạ dày, đại tràng cũng cần đi nội soi, kiểm tra thường xuyên nếu muốn phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư từ sớm. Những người ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán trong thời gian dài hoặc tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng nên chủ động đi kiểm tra thường xuyên.
Kinh hoàng chuyện 'sống chung' với đồng xu mắc kẹt trong mũi hơn nửa thế kỷ Một người đàn ông ở Nga đã phải chịu đựng tình trạng khó chịu khi một đồng xu bị mắc kẹt hơn nửa thế kỷ trong lỗ mũi. Một người đàn ông giấu tên 59 tuổi ở Zelenograd, Nga, đã sống với tình trạng khó thở đường mũi nghiêm trọng trong 53 năm, chỉ vì một đồng xu mà ông đã nhét vào...