Mẹ từ chối sống cùng tôi, đến khi nhận được điện thoại của dì, tôi về quê chứng kiến cảnh tượng không thể tin nổi
Sau khi hành xử như thế, tôi luôn tự hỏi mình có phải là con hiếu thảo hay không? Nhưng thật tâm trong lòng tôi vẫn chưa thể chấp nhận được.
Không như những người bạn đồng trang lứa khác, tôi lớn lên trong một hoàn cảnh khá bất hạnh. Gia đình chỉ có 3 người bố mẹ và tôi, nhưng chẳng may bố tôi bị chấn thương sau một lần tai nạn nên đã qua đời. Thời điểm đó tôi chỉ mới học cấp 2, chưa thể đi làm để phụ giúp gia đình. Mẹ tôi từ người phụ nữ được yêu chiều, sống thoải mái đã phải bán hết đồ đạc, của cải của gia đình để gom tiền làm phẫu thuật cho bố nhưng cũng không thể qua khỏi.
Năm đó bố tôi lái xe chở hai người bạn thân, họ cũng là vợ chồng. Tuy nhiên, trên đường đi, xe mất lái và gây ra tai nạn nghiêm trọng. Cặp vợ chồng qua đời tại chỗ, còn bố tôi được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ phẫu thuật cho bố tôi nói rằng tình trạng không mấy khả quan, gia đình nên chuẩn bị tinh thần. Trước khi mất, bố có nói với mẹ tôi rằng hãy chăm sóc cho con của hai người bạn, vì ông cảm thấy có lỗi với gia đình họ khiến biến cậu bé 18 tuổi không nơi nương tựa.
Khi bố qua đời, mẹ làm theo lời dặn chăm sóc người anh đó. Anh lớn tuổi hơn tôi và cũng to cao, anh có suy nghĩ chín chắn nhiều so với độ tuổi của mình. Thời gian trôi qua, tưởng rằng mẹ tôi phải chăm sóc cho anh nhưng trên thực tế anh như một người anh ruột chăm sóc mẹ và tôi chu đáo. Khi nhà không có lấy một người đàn ông, anh là người đi làm kiếm tiền cho tôi học Đại học. Tuy chỉ là anh nuôi nhưng tôi luôn tự hào với chúng bạn rằng tôi có một người anh trai tuyệt vời như thế.
Khi vào Đại học, tôi phải lên thành phố, để lại mẹ cho anh chăm sóc. Học được 4 năm, tôi cuối cùng cũng đã tìm được tình yêu đích thực của đời mình và về nhà xin phép mẹ tiến tới hôn nhân. Ngày đám cưới của tôi, anh và mẹ khóc sưng mắt vì hạnh phúc khiến tôi mãn nguyện không nói nên lời. Sau khi kết hôn, chẳng mấy chốc tôi mang thai, kể từ đó tôi ít khi về nhà thăm mẹ và chỉ gọi điện thoại hỏi thăm tình hình. Tôi hỏi anh tại sao chưa lấy vợ, lấy vợ về rồi sinh con đẻ cái cho mẹ chăm sóc sẽ đỡ buồn hơn. Mẹ tôi vẫn cười hiền bảo rằng anh rất chăm chỉ làm việc, biết chăm sóc mẹ và không để mắt đến cô gái nào cả.
Có lần tôi đề nghị rằng, tôi vừa sinh cháu nhưng cũng muốn mẹ đến chỗ chúng tôi chơi, bên cạnh đó nhờ mẹ chăm sóc cháu giúp. Tuy nhiên mẹ lại nhất mực từ chối, tôi nghĩ rằng có lẽ mẹ không quen với cuộc sống thành phố nên cũng không ép. Hằng tháng tôi vẫn gửi tiền về cho mẹ, để mẹ quán xuyến việc nhà. Bẵng đi một thời gian, đến một ngày tôi nhận được điện thoại của dì. Trong điện thoại dì nói rằng: “Con về nhà đi, ngày mai mẹ con kết hôn rồi đấy”. Nghe câu nói này, tôi cảm thấy hoang mang trống rỗng, thầm nghĩ: “Chuyện gì đang xảy ra, mẹ tái hôn sao không nói với mình, mình vừa nói chuyện với mẹ cách đây không lâu mà”. Dù vậy nhưng tôi vẫn sắp xếp công việc, làm một chuyến về quê xem tình hình thế nào.
Video đang HOT
Vừa bước vào đến cổng nhà, tôi đã phát hiện chú rể không phải là ai khác mà chính là người anh trai mà tôi ngưỡng mộ bao lâu nay. Nghĩ đến đây đầu óc tôi bắt đầu quay vòng vòng, tôi mất bình tĩnh đến mức nhảy vào tát cho anh một cái thật đau rồi bật khóc. Tôi không biết vì sao tôi lại hành xử như thế này nhưng mà mọi thứ khiến tôi quá sốc. Tôi gào khóc: “Mẹ đang làm gì thế? Mẹ suy nghĩ gì thế? Mẹ bảo con chấp nhận chuyện này thế nào đây”. Mẹ tôi cũng khóc theo nhưng không thể nói được bất cứ lời nào. Tôi không chịu nỗi nên đã bỏ đi ngay lập tức, tâm trạng của tôi hoàn toàn trống rỗng. Mọi người xem tôi phải đối mặt với chuyện này thế nào đây?
Theo afamily.vn
Con gây tai nạn, tôi gọi chồng cũ nhưng anh từ chối nghĩa vụ
Con tôi gây ra tai nạn, tôi muốn chồng cũ cùng lo liệu, chịu trách nhiệm, nhưng anh ấy từ chối vì cho rằng chúng tôi đã ly hôn.
Hỏi: Tôi và chồng cũ ly hôn được 2 năm. Tôi đang trực tiếp nuôi con chung của hai vợ chồng, cháu được 16 tuổi. 27 tháng Chạp vừa qua cháu đi xe máy và gây tai nạn khiến một cậu bé bị chấn thương . Gia đình họ bắt bồi thường chi phí điều trị và phục hồi. Do khó khăn nên tôi đã gọi chồng cũ đề nghị anh cùng chịu trách nhiệm. Nhưng anh ấy từ chối vì cho rằng chúng tôi đã ly hôn, anh ấy cấp dưỡng là đã hoàn thành nghĩa vụ. Xin hỏi, tôi có quyền yêu cầu chồng cũ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân không?
Lê Thị Tuất (Quảng Trạch, Quảng Bình)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn,
Tôi rất chia sẻ với hoàn cảnh của bạn khi đối mặt với sự việc không may xảy ra. Tôi xin đưa ra tư vấn như sau, nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên khi ly hôn, nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn:
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định tại điều 81 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan".
Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con".
Ảnh minh họa
Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại điều 586 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
"2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình".
Trong trường hợp của bạn, sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, đây là nghĩa vụ, là quyền của cha mẹ.
Quan hệ cha mẹ và con cái tồn tại hoàn toàn không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của hai bạn. Việc ly hôn của hai bạn không làm chấm dứt nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung. Hơn nữa pháp luật theo hướng quy trách nhiệm của cha mẹ mà không quan tâm tới vai trò của họ trong việc giám sát, giáo dục con chưa thành niên.
Theo bạn thông tin, con bạn không có tài sản riêng. Như vậy, dù hai bạn đã ly hôn và chồng bạn không trực tiếp nuôi dưỡng con thì anh ấy vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới và chịu phần tương ứng như bạn đối với thiệt hại do con gây ra cho người khác.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải Phóng)
Theo phunuonline.com.vn
Đêm định mệnh khi chồng 'quằn quại' trong viện, vợ sinh con một mình Rồi cái tin chồng qua đêm với cô em kết nghĩa nhiều lần hết nhà nghỉ này đến nhà nghỉ khác đến tai tôi lúc tôi chuẩn bị làm lễ thôi nôi cho con gái đầu lòng. Bố mẹ tôi có nghề trồng hoa, quanh năm mùa nào hoa đấy, là con gái lớn trong nhà, sáng mờ đất tôi đã dậy, phụ...