Mẹ trẻ kể lại khoảnh khắc thót tim vì con “mất tích”, nghe xong ai cũng đòi lôi ông bố ra đánh cho một trận
Chính bởi trò đùa dại dột định diễn màn bắt cóc con mà khiến hàng xóm một phen hú vía còn cư dân mạng thì đòi “đánh cho không trượt phát nào”.
Những câu chuyện về việc trẻ em bị bắt cóc luôn là nỗi ám ảnh đối với những người làm cha mẹ, chính vì vậy mà khi cho con ra ngoài chơi hay thậm chí ngay cả khi ở nhà, bố mẹ cũng luôn luôn giám sát con và không để con rời khỏi tầm mắt của mình. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ lại vô tình để con ra khỏi tầm kiểm soát và tiếp sau đó là hàng loạt những câu chuyện cười ra nước mắt xảy đến.
Mới đây câu chuyện hú hồn vì tưởng con bị bắt cóc của một bà mẹ trẻ đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng, tuy tất cả chỉ là trò đùa dại dột của người chồng nhưng cũng là lời cảnh tỉnh chung cho tất cả các bậc phụ huynh phải hết sức cẩn thận khi trông con.
Chuyện là: “ Cũng như mọi ngày bình thường mẹ nấu ăn dưới bếp thì con nằm xem tivi, cửa nhà lúc nào cũng đóng. Thấy con nằm trên sofa say sưa xem tivi, cơm thì chưa chín nên mẹ tranh thủ đi gội đầu. Vào gội được tầm 2 phút thì nghe tiếng mở cửa (con không thể tự mở) cùng lúc hết nước nên định chạy ra bơm nước luôn, mở cửa quấn khăn chạy ra thì hoảng hồn khi thấy cửa mở tan hoang, nhìn khắp nhà trong phòng không thấy con đâu cả, quơ đại bộ đồ chạy ra đường tìm con nhưng không thấy đâu hết (lúc này muốn xỉu thật rồi).
Chạy vào nhà tìm điện thoại để gọi cho ba nó thì oái oăm điện thoại hết tiền, chạy qua nhà hàng xóm nhìn con người ta chơi tưởng con mình nhưng không phải, hỏi xem có ai thấy con mình không thì không ai thấy hết. Mượn điện thoại để gọi cho chồng (chồng đi đá banh) nhưng không nhớ nổi số là gì trong khi bình thường thuộc lòng, bấm số không biết bấm như thế nào, chân tay bủn rủn, miệng luôn gào khóc: Con ơi con ơi con tui đâu rồi.
Cả xóm nháo nhào đua nhau đi tìm, mình thì chạy bộ chân không dép, đầu tóc đầy xà phòng, đường thì đang làm đổ đá vậy là chạy chân không đi trên đá hơn cây số để tìm con. Gọi cho cô để mượn xe và định chạy lên công an luôn, trong đầu cứ suy nghĩ không biết người ta đem con mình đi đâu, làm gì rồi
Chạy xe như bay, qua đường không nhìn trước nhìn sau, suýt đâm xe mấy lần. Đang chạy thì chuông điện thoại reo, “CHỊ ƠI ÔNG XÃ CHỊ BẾ CON VỀ RỒI, CHỊ VỀ ĐI”…. Về tới mặt chồng không còn miếng máu, kêu anh chở con đi mua chân gà cho em, thấy em tắm mà không khóa cửa nên định hù em 1 trận, ảnh hưởng hàng xóm, anh xin lỗi các kiểu. Thật sự ngồi viết ra em vẫn còn run, như người trên mây, may là không có chuyện gi chứ không chắc em chết mất.
Ngay sau khi bài viết được đăng tải, nó đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều cư dân mạng. Đa số các bình luận đều bày tỏ sự lo lắng đến nín thở khi theo dõi bài viết này và thở phào khi em bé đã trở về nhà bình an vô sự. Bên cạnh đó, nhiều người cũng an ủi và nhắc nhở bà mẹ trẻ lần sau phải cẩn thận khóa cửa lại khi để con một mình, may mắn lần này chỉ là trò đùa của bố chứ nếu lỡ may là ai đó thì không thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra.
- Đọc bài của mom mình không dám thở luôn. Tí thì chết vì ngạt thở.
Video đang HOT
- Thật sự là đùa thì không vui tí nào nhưng cũng là bài học để mình rút kinh nghiệm. Lần sau thì nhớ chốt cửa lại nhé. Mình đọc cũng thót cả tim.
- Trời ơi… Em đọc thôi mà cũng thấy nghẹt thở rồi, lần sau cứ phải cẩn thận mom ạ. Mà chồng mom cũng ác quá.
- Ôi, sợ quá mom ạ, mình cũng từng bị một lần nhưng là ông nội bế bé lên sân thượng, từ sau đó cứ hễ phải làm việc gì là mình khóa cửa lại cho yên tâm.
- Huhu, trẻ con nhanh lắm mom ạ, cứ phải cửa khóa then cài. Bây giờ bắt cóc trẻ con nhiều, sợ lắm luôn, sơ sểnh một cái là hối không kịp.
Đặc biệt, “thủ phạm” của vụ án cũng bị cư dân mạng gọi tên không ngớt và xui bà mẹ trẻ là phải “đánh cho không trượt phát nào”. Đúng là ông bố trẻ đã nghĩ ra một trò đùa quá dại dột, may mắn là cuối cùng cả em bé và mẹ đều trở về nhà và không gặp bất cứ chuyện gì, nếu không thì thực sự không biết hậu quả sẽ đi đến đâu.
- Đùa gì mà ác vậy phải mình thì chắc mình phải đấm cho ông xã một trận để cho đỡ tức.
- May mà bạn không sao ấy. Chứ lỡ lo lắng quá ngất xỉu hay sao thì chồng bạn hối hận không kịp.
- Chồng em mà làm vậy chắc lúc về thấy con, em xỉu lăn luôn chứ chịu gì nổi.
- Đùa kiểu đó có ngày mất vợ luôn không chừng.
- Phải chồng mình là mình đập cho một trận không trượt phát nào luôn. Lấy gì không lấy lại lấy con ra làm trò đùa, đọc xong mà thót tim với mom.
Theo lời chia sẻ của bà mẹ trẻ, ngay khi về nhà và thấy cảnh tượng cả xóm nháo nhác đi tìm con thì ông bố đã sợ tái “tái xanh cả mặt” và vội vàng gọi điện báo tin cho vợ để vợ trở về nhà và rối rít xin lỗi hàng xóm. Ông bố cũng đã xin lỗi vợ và hứa từ sau sẽ không bao giờ dám tái phạm hay đùa dại như vậy nữa. Nhìn thấy vẻ mặt thất thần hoảng loạn của vợ và sự lo lắng của mọi người, ông bố đã rất hối hận đồng thời tự hứa sẽ “cạch” đến già không dám bày ra những trò đùa dại dột với vợ và con như thế này nữa.
Theo Helino
Trẻ suốt ngày "dán mắt" vào màn hình tivi, điện thoại có thể phải đối mặt thêm với nguy cơ khôn lường này, cha mẹ hãy hết sức lưu tâm
Kết quả 1 cuộc nghiên cứu mới đây về nguyên nhân khiến trẻ chậm biết nói đã gây sốc cho nhiều bậc phụ huynh khi có liên quan đến việc cho bé xem tivi, điện thoại quá nhiều.
Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi bé đã đến tuổi mà vẫn không thấy biết nói hoặc nói rất ít và nói không được "tròn vành rõ chữ". Nỗi lo lắng ấy đã thôi thúc các nhà nghiên cứu phải tìm ra nguyên nhân sâu xa và mấu chốt của vấn đề để giúp cha mẹ giải tỏa nỗi lo, cảnh báo đến tất cả mọi người cũng như giúp các bé có thể phát triển bình thường.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm biết nói, đó là do cha mẹ để trẻ tiếp xúc và sử dụng điện thoại, máy tính và tivi quá nhiều (Ảnh minh họa)
Tại cuộc họp của Hiệp hội Khoa học Nhi khoa, các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto-Mỹ đã công bố kết quả về một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói, đó là do cha mẹ để trẻ tiếp xúc và sử dụng điện thoại, máy tính và tivi quá nhiều. Nghiên cứu được thực hiện trên 894 trẻ từ 6 tháng đến 2 năm tuổi ở thành phố Toronto-Mỹ từ năm 2011 đến năm 2015.
Kết quả khá bất ngờ khi có tới 20% số trẻ dưới 2 tuổi dành khoảng 28 phút mỗi ngày để xem điện thoại, iPad của bố mẹ. Điều này đã được các bậc phụ huynh xác nhận. Trong số những em bé này, có đến 49% các bé có nguy cơ chậm nói, kĩ năng nhận biết ngôn ngữ kém hơn các bé không xem. Và cứ mỗi 30 phút tăng thêm, nguy cơ chậm nói sẽ càng tăng cao hơn.
Tiến sĩ Catherine Birken, thành viên nhóm nghiên cứu cho hay: "Đây là nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa thời gian sử dụng các thiết bị điện tử với nguy cơ chậm phát triển kĩ năng ngôn ngữ ở trẻ em".
Những con số về thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ dưới 2 tuổi luôn tăng lên qua từng năm (Ảnh minh họa)
Năm 2013, tổ chức truyền thông phi lợi nhuận Common Sense Media, Mỹ - tổ chức chuyên giúp đỡ trẻ em và các bậc cha mẹ - cũng công bố số liệu có gần 40% trẻ em dưới 2 tuổi đã sử dụng thiết bị di động, trong khi con số này chỉ đạt 10% năm 2011. Những con số này thậm chí có thể còn cao hơn tính đến năm 2017.
Ông Michael Robb, giám đốc nghiên cứu của tổ chức này nói thêm: "Đây là một nghiên cứu quan trọng trong việc làm rõ mối liên hệ nhân-quả và một số nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng các thiết bị điện tử. Những tác động tiêu cực rất rõ ràng như thay vì vui chơi hay tương tác cùng cha mẹ (chơi đùa, đọc truyện, múa hát...) thì bé lại thích và mải mê với điện thoại hơn. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển lành mạnh ở trẻ nhỏ".
Từ kết quả được công bố về mối liên quan này, các chuyên gia Nhi khoa đã đưa ra lời khuyên, cảnh báo cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi. Trong bản hướng dẫn cho bé sử dụng thiết bị điện tử của Học viện Nhi khoa Hoa Kì (AAP), cha mẹ chỉ nên cho bé xem các chương trình, trò chơi mang tính giáo dục, và chỉ cho xem khi bé đã được 18-24 tháng tuổi.
Với bé dưới 18 tháng tuổi thì tốt nhất không nên cho bé xem hoặc tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử, trừ trường hợp gọi hoặc chat video qua màn hình. Các chuyên gia Nhi khoa giải thích nếu cho bé tiếp xúc quá sớm, âm thanh và hình ảnh trong điện thoại, iPad sẽ làm bé bị xao lãng, mất tập trung với thế giới thực bên ngoài, thậm chí không chú ý và tập trung vào hướng dẫn của cha mẹ.
Cho bé tiếp xúc quá sớm với thiết bị điện tử, âm thanh và hình ảnh trong điện thoại, iPad sẽ làm bé bị xao lãng, mất tập trung với thế giới thực (Ảnh minh họa)
Tác giả Michelle MacRoy-Higgins và Carlyn Kolker - 2 tác giả của chương trình nổi tiếng tại Mỹ "Time to Talk" - nhận định: "Hai năm đầu đời vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, đây là kĩ năng thiết yếu và là nền tảng đối với sự thành công trong học tập sau này của trẻ. Nếu bé gặp vấn đề về ngôn ngữ như chậm nói, nói ngọng, nói lắp, nhận thức chậm sẽ khiến trẻ gặp khó khăn về giao tiếp cũng như học tập sau này."
Tuy nhiên theo Tiến sĩ Birken, nghiên cứu này cần phải có thêm bằng chứng để chứng minh và tập trung làm rõ hơn về tác động của thiết bị điện tử đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ em.
Nguồn: Parent
Trẻ biếng ăn, kén ăn sẽ không còn là nỗi lo của cha mẹ chỉ với 6 mẹo được chuyên gia khuyến nghị sau đây Thay vì cho bé xem tivi hoặc chơi đồ chơi để bé ăn được nhiều hơn, đây những cách làm khoa học hơn để khắc phục chứng biếng, kén ăn ở trẻ mà mẹ nên áp dụng. 1. Không nên để trẻ bị sao nhãng trong giờ ăn Ảnh minh họa Trẻ rất dễ cáu bẳn và khó chịu trong giờ ăn nên...