Mẹ trẻ hoảng hồn khi phát hiện vật lạ trong cặp con gái, đến khi truy ra sự thật lại khiến dân mạng cười té ghế
Có lẽ không chỉ mình chị An Nguyễn mà bất cứ bà mẹ nào cũng phải choáng váng khi nhìn thấy vật lạ này trong cặp con mình.
Ở nhiều trường mẫu giáo, trẻ con sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động hay ho để trẻ có nhiều trải nghiệm thực tế hơn. Đây rõ ràng là một điều tốt với các con nhưng đôi khi phụ huynh lại phải choáng váng trước sản phẩm mà con làm được ở trường. Tình huống của chị An Nguyễn dưới đây là một ví dụ.
Theo đó bà mẹ trẻ kể lại: “Con mình mới 3 tuổi, đi học cô giáo cho trang trí búp bê kiểu này, lại còn bọc vào mảnh vải đỏ, gửi về nhà. Đến tối mình mở cặp con ra mà hết hồn nên gọi điện thoại hỏi cô giáo. Cô giáo bảo: “Hôm nay các bé được thử trang trí và thiết kế trang phục dành cho búp bê! Bé nào cũng rất vui và hào hứng!” Ok! Mẹ của bé cũng rất vui cô nhé!”.
Kèm theo chia sẻ của mình, chị An cũng không quên đăng ảnh búp bê của con gái mình cho mọi người cùng xem.
Búp bê của con gái chị An Nguyễn trang trí ở trường mầm non.
Quả thực, “bạn” búp bê do bé La (3 tuổi) làm ra có chút kinh dị khi chi chít mực màu và còn được quấn 1 tấm vải đỏ. Thế này thì không phải mình bà mẹ trẻ mà bất cứ ai nhìn vào cũng hoảng hốt thôi. Vì vậy mà bài đăng của chị An đã nhận về hàng chục nghìn lượt tương tác của dân mạng, ai ai cũng vừa bất ngờ vừa buồn cười.
Liên hệ với chị An, bà mẹ kể cụ thể hơn: “Mình lấy cặp con ra xem có thông báo gì của cô giáo không thì thấy như vậy. Mình đang hết hồn thì con bé lại đứng bên cạnh hỏi “Đẹp không mẹ?” nữa chứ. Sau mình hỏi cô giáo mới thở phào nhẹ nhõm”.
Video đang HOT
Được biết, gia đình chị An Nguyễn đang sinh sống ở Hàn Quốc nên bà mẹ trẻ cũng không ngần ngại chia sẻ thêm việc học của con gái: “Trường mầm non của con gái mình có khá nhiều hoạt động. Cứ vài bữa lại cho các con xuống vườn thu hoạch giúp nông dân, đi cả ngày về quần áo bẩn từ đầu đến chân rồi mang được 3 quả dâu tây về.
Hay mỗi năm cứ đến mùa thu là cô giáo lại gửi về một cây để con chăm sóc ở nhà. Năm ngoái gửi cây cà chua về, mẹ con mình trồng được đúng 1 quả nên được đúng 1 điểm. Năm nay gửi cây hành về, mình thấy cây mọc được khoảng 1cm rồi, cô giáo bảo sang tháng mang đến mà mình đang lo cây không sống được”.
Mẹ con chị An Nguyễn.
Hoá ra mẹ con chị An chẳng xa lạ gì với cộng đồng mạng bởi những trò nghịch ngợm của bé La thường xuyên được mẹ chia sẻ lên các hội nhóm trên MXH. Ai mà ngờ được cô bé xinh xắn này lại là người gây ra những tình huống khiến mẹ bé phải dở khóc dở cười như cầm kéo cắt hết chậu hoa cúc ngày Tết, mở tủ lấy gạo của mẹ để rải khắp nhà hay trước đó là móc hết bàn phím từ máy tính. À, bây giờ cô bé lại có thêm “bạn” búp bê để đời này rồi đấy!
Theo Helino
Thời trang Việt: Xu hướng tìm về những giá trị truyền thống
Theo NTK Minh Hạnh, tại tuần lễ thời trang năm nay có hơn 50% các NTK sử dụng chất liệu truyền thống, nguồn gốc sợi tự nhiên. Tuy nhiên, những thiết kế ấy vẫn mang đến cho người xem sự mới mẻ, hiện đại và phù hợp với cuộc sống năng động.
Tại Tuần lễ thời trang Xuân - Hè vừa qua, có 8 trong tổng số 15 nhà thiết kế (NTK) sử dụng chất liệu truyền thống ở bộ sưu tập của mình. Trước đó, tại Tuần lễ thời trang Thu - Đông, cũng có tới 60 thiết kế sử dụng loại chất liệu này... Xu hướng tìm về những giá trị truyền thống để khẳng định bản sắc, nét độc đáo của các thương hiệu thời trang trong nước đang là hướng đi đúng đắn của các NTK Việt.
Tuần lễ thời trang Xuân - Hè 2020 vừa diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15/9 tại Vườn hoa Diên Hồng, Hà Nội. Với mong muốn đem đến những thiết kế mới lạ, hiện đại và phù hợp trên chất liệu truyền thống, Tuần lễ thời trang Xuân - Hè năm nay có sự góp mặt của 15 NTK với 15 bộ sưu tập gồm 750 thiết kế mới nhất. Đó là những thiết kế mới nhất của GenViet Jeans và 14 NTK đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh như Minh Minh, Hùng Việt, Phương Thanh, Nhi Hoàng, Trần Thanh Mẫn, Cao Minh Tiến, Huyền Nhung Nguyễn, Công Huân, Cao Duy, Chula, Thanh Thúy, Minh Hạnh...
Các bộ sưu tập tại Tuần lễ thời trang này thêm một lần nữa khẳng định sự lao động miệt mài và năng lực sáng tạo của các nhà NTK Việt. Họ đã góp phần tạo nên một bức tranh thời trang ngày càng độc đáo và đa sắc.
Chất liệu thổ cẩm luôn là sự lựa chọn của nhiều NTK.
Đặc biệt, theo NTK Minh Hạnh, tại tuần lễ thời trang năm nay có hơn 50% các NTK sử dụng chất liệu truyền thống, nguồn gốc sợi tự nhiên. Tuy nhiên, những thiết kế ấy vẫn mang đến cho người xem sự mới mẻ, hiện đại và phù hợp với cuộc sống năng động. Việc ưu tiên sử dụng các chất liệu thiên nhiên, truyền thống của các NTK là xu hướng cần được cổ vũ. Điều đó cho thấy ý thức giữ gìn tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc của những người làm thời trang.
Trong số các sản phẩm truyền thống, tơ lụa luôn nhận được sự ưu ái của các NTK. Theo NTK Phương Thanh - một trong số các NTK có nhiều năm gắn bó với lụa thì "Mang nét đặc trưng riêng có của làng nghề Việt Nam nhưng lụa ứng dụng được trong rất nhiều trang phục, quan trọng là bạn đủ yêu lụa hay không. Chỉ cần có tình yêu với lụa, bạn sẽ có thể thỏa sức với đam mê của mình".
NTK Chula - NTK nước ngoài duy nhất góp mặt trong tuần lễ thời trang năm nay - cũng dành một sự quan tâm đặc biệt với các chất liệu truyền thống của Việt Nam. NTK Chula chia sẻ với báo chí: "Tôi rất tâm đắc với các chất liệu truyền thống của Việt Nam như lụa, hay các loại thổ cẩm từ các dân tộc. Đây là lý do mà nhiều năm nay tôi theo đuổi các mẫu thiết kế này.
Năm nay, tôi sử dụng chất liệu lụa Đà Nẵng, cùng với đó là lụa Sapa trong các thiết kế của mình. Mỗi loại lụa đều có những thế mạnh riêng để tôi phát huy được những ý tưởng mới của mình". Không chỉ có vậy, tại các buổi biểu diễn còn có sự hiện diện của những nhà sản xuất lụa Nha Xá, lụa Vạ Phúc, lụa Bảo Lộc. Bản thân các nhà sản xuất này cũng cho biết, họ rất bất ngờ khi thấy sản phẩm của mình trong những sản phẩm đầy tính sáng tạo này.
Có thể nói, tại các Tuần lễ thời trang - sự kiện có tính chất chuyên nghiệp và quy mô nhất với thời trang Việt Nam - thì điều nhận rõ nhất là các yếu tố truyền thống ngày càng được các NTK quan tâm, chọn lựa. Cách đây không lâu, tại Tuần lễ thời trang Thu - Đông, 60 thiết kế sử dụng chất liệu truyền thống là lụa tơ tằm và thổ cẩm đã đem đến sự khác biệt cho sản phẩm Việt trong dòng chảy thời trang thế giới. Các mẫu thời trang đã đưa người xem đến với những sáng tạo trên những chất liệu quen thuộc như thổ cẩm, lụa tơ, nhung... Không chỉ đơn thuần là những trang phục để mặc, các NTK đã gửi gắm những nét văn hóa độc đáo trong từng mẫu sản phẩm.
Với sức sáng tạo vô tận và nguồn cảm hứng từ những chất liệu truyền thống, các NTK của nhiều thương hiệu trong nước đã giúp người xem khám phá sự độc đáo của chất liệu thổ cẩm, jeans và tơ lụa qua các ý tưởng độc đáo, phá cách. Tiêu biểu như 30 mẫu thiết kế của thương hiệu Genviet, bằng việc đắp vá thổ cẩm đã không chỉ cho thấy sự sáng tạo phù hợp với chất liệu jeans mà còn khiến người xem như cảm nhận được không khí nắng gió của vùng đất Tây Nguyên trên từng sản phẩm.
Hay, bộ sưu tập của NTK Huyền Nhung Nguyễn với chất liệu nhung, lụa làm chủ đạo, có sử dụng tafta để làm nổi bật tính hình khối và tạo thêm sự mềm mại của lụa. Trên chất liệu truyền thống ấy, kỹ thuật dựng khối 3D, mô hình ghim, là kỹ thuật thịnh hành trên thế giới hiện nay đã mang đế kết cấu mới lạ hơn, hiện đại hơn. Tương tự, các sản phẩm trong bộ sưu tập lụa của NTK Thanh Thúy cũng mang bản sắc văn hóa Việt khá rõ nét.
Ngoài ra, với các chất liệu đang thịnh hành trên các sàn diễn thời trang thế giới như da lộn, dạ... cũng được NTK Thanh Thúy cũng khéo léo kết hợp với kỹ thuật thêu tay thủ công của người Việt. Đặc biệt là việc sử dụng chất liệu thổ cẩm trong các trang phục đời thường. Theo NTK Minh Hạnh thì con đường duy nhất để các NTK tồn tại đó là các sản phẩm thời trang phải mang tính ứng dụng, phải có sử dụng được trong cuộc sống.
Không chỉ là linh hồn của các Tuần lễ thời trang Việt Nam, NTK Minh Hạnh là người tiên phong và bền bỉ trong việc tôn vinh các giá trị truyền thống ở các bộ sưu tập của mình. Nhiều năm qua, trên các sản phẩm sáng tạo của NTK Minh Hạnh, "chất Việt" in dấu khá rõ trên những sản phẩm tưởng như luôn luôn đổi mới, đầy phá cách.
Một trong số các thiết kế tại Tuần lễ thời trang Xuân Hè có chất liệu truyền thống.
Bà cho rằng các NTK, những người yêu thời trang Việt luôn có ý thức tìm về cội nguồn giá trị văn hóa dân tộc, trên những cảm xúc và góc nhìn mới lạ. Chính vì thế, các NTK luôn mang đến những sự bất ngờ thú vị trên chất liệu jeans, thổ cẩm hay lụa. Các mẫu sản phẩm đều đi theo xu hướng thế giới nhưng vẫn thấm đẫm tình yêu với chất liệu truyền thống, sự tôn vinh văn hóa dân tộc.
Xu hướng truyền thống, ý thức tôn vinh văn hóa dân tộc ở thời trang Việt không chỉ thể hiện trên yếu tố chất liệu mà còn trên các họa tiết, hoa văn. Từ lâu, những hình ảnh dân dã, những biểu tượng trong đời sống tinh thần người Việt đã được các NTK sáng tạo đưa vào trang phục. Những hình ảnh như hứng dừa, lợn ỉ có xoáy âm dương, đám cưới chuột, cá chép, rồng, phượng hổ...trong tranh dân gian Đông Hồ đã bước vào các thiết kế thời trang một cách sinh động, đẹp mắt. Đặc biệt trên trang phục áo dài thì những họa tiết dân gian này đặc biệt ăn ý và phù hợp.
Cách đây 3 năm, tại Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Xuân - Hè 2016, NTK Thủy Nguyễn đã khiến người xem tấm tắc trước bộ sưu tập "Lúng liếng" và "Viên mãn" được lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ. Hay bộ áo dài họa tiết tranh Hàng Trống của Ngọc Hân cũng là một điểm nhấn thú vị tại sự kiện thời trang này. Bắt nhịp xu hướng thời trang hiện đại, chất liệu cao cấp nhưng các NTK đã gửi gắm được nét văn hóa truyền thống, mang hơi thở bản sắc Việt trong mỗi thiết kế của mình
Có thể nói, thời trang có khả năng để đưa những giá trị truyền thống tiếp nối bằng ngôn ngữ thời đại. Một sản phẩm thời trang hiện đại, có giá trị lại hoàn toàn có thể là sản phẩm của sự kết hợp những làng nghề truyền thống như dệt lụa, nghề thêu, nghề kim hoàn...
Thực tế cho thấy, những sản phẩm thời trang sản xuất công nghiệp hàng loạt có thể đáp ứng được nhu cầu của đời sống hiện đại, còn góp phần khẳng định bản sắc của nền thời trang, mang lại những sản phẩm đỉnh cao lại dựa vào những công đoạn truyền thống. Những sản phẩm có giá trị đều là những sản phẩm ghi dấu công sức của người tạo ra nó. Việt Nam có lợi thế là nhiều làng nghề thủ công, người dân tài hoa, khéo léo.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là không ít làng nghề đang bị mai một vì chưa có một cơ chế phù hợp giúp người dân phát triển được nghề truyền thống trong đời sống hiện đại. Hiểu được giá trị của truyền thống trong mỗi sản phẩm thời trang, NTK Minh Hạnh cho rằng với gần 100 triệu người, Việt Nam không thể không có một nền công nghiệp thời trang xứng đáng, càng không thể để cho các làng nghề truyền thống như dệt lụa, nghề thêu, nghề kim hoàn chìm vào quên lãng.
Khánh Thảo
Theo vnca.cand.com.vn
Hé lộ trang phục dân tộc đính 2.000 bóng đèn led của Kiều Loan tại 'Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2019' Bộ trang phục dân tộc lấy ý tưởng từ di sản Hội An của đại diện Việt Nam chính thức được hé lộ. Khoảng 2 tuần nữa, cuộc thi Miss Grand International - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2019 sẽ chính thức diễn ra. Á hậu 1 của Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 Kiều Loan - đại diện Việt Nam...