Mẹ trẻ bệnh tim chỉ biết ôm con 6 tháng chờ sữa từ hàng xóm
Mẹ và em trai bị tâm thần, con 6 tháng tuổi khát sữa, bản thân chị Vân bị bướu cổ và hở van tim nhưng vẫn là trụ cột cho cả nhà. Sinh hoạt của gia đình chị, phần nhiều phụ thuộc vào làng xóm.
Chị Lê Thị Mỹ Vân (28 tuổi) ở đường Phong Bắc 1, tổ 21, phường Hòa Thọ Đông, TP Đà Nẵng) đang sống cùng mẹ và em trai bị tâm thần trong căn nhà tạm được phường hỗ trợ. Mới sinh em bé được mấy tháng, sức khỏe còn yếu, lẽ ra cần được bồi bổ nhưng trong căn nhà không có gì giá trị, chị cũng chẳng thể giúp được gì cho chính bản thân.
“Từ ngày có con, tôi không làm được gì ra tiền nên bữa cơm hàng ngày đều trông chờ vào hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên của phường”, chị thẫn thờ chia sẻ.
Khổ cực dai dẳng
Sinh ra trong gia đình có cha mất sớm, mẹ và em trai bị tâm thần, chị Vân học hết lớp 9 thì nghỉ học đi làm kiếm sống. Thương mẹ thương em, chị chẳng nề hà việc gì, từ rửa chén bát, bán vé số đến nhân viên dọn dẹp nhà nghỉ, ai gọi gì chị làm đó, miễn là ra tiền để nuôi mẹ và em.
Những phận người khổ hạnh sống với nhau lay lắt qua ngày
Một ngày nọ, thấy sức khỏe không ổn, chị đi khám thì ngã ngửa khi nghe bác sĩ báo, chị bị hẹp van tim, bướu cổ, phải uống thuốc điều trị. Cay đắng hơn, đầu năm 2019, khi đang làm nhân viên buồng phòng cho một nhà nghỉ, chị mang thai còn cha đứa trẻ đã “cao chạy xa bay”. Đứa trẻ được sinh ra trong sự thiệt thòi, thiếu thốn đủ bề.
Sinh con được 4 tháng, chị Vân bị tắc sữa do điều trị bệnh. Cuộc sống chồng chất khó khăn. Con thơ khát sữa khóc ngằn ngặt vì đói. “Con nhỏ dại bé bỏng nhưng có hôm mẹ và em trai lên cơn, bỏ nhà đi lang thang, em vẫn phải bế con đi kiếm quanh”, chị bật khóc.
Video đang HOT
Thương xót cho hoàn cảnh của chị, phường đã sắp xếp cho gia đình chị Vân một nơi để ở. Năm 2004, UBND phường kêu gọi hỗ trợ, xây cho chị một ngôi nhà tạm, lấy chỗ che nắng che mưa.
“Ăn, uống, thuốc, chén, đũa…đều nhờ giúp đỡ”
Bao nỗi éo le, cơ cực dồn lên vai người phụ nữ khốn khổ. Chị chỉ còn biết trông mong vào sự giúp đỡ của các hội trong phường và tiền hỗ trợ của nhà nước cho mẹ và em trai, mỗi tháng được hơn 1 triệu đồng.
“Số tiền 1 triệu chưa đủ cho tiền thuốc của mẹ và em. Bé 6 tháng phải uống sữa ngoài từ nguồn hỗ trợ. Thậm chí đến cái chén, đôi đũa trong nhà cũng là do hội phụ nữ giúp đỡ”, chị Vân tủi hổ.
Ngôi nhà tạm do phường Hòa Thọ Đông kêu gọi hỗ trợ
…hàng ngày trông chờ vào sự giúp đỡ
Quẩn quanh với cái đói, cái nghèo, bệnh tật, điều chị Vân tha thiết nhất lúc này là có tiền chữa bệnh hẹp van tim, bướu cổ để có sức khỏe chăm sóc mọi người trong nhà. Nhưng đến giờ, tiền ăn còn chẳng có, chị không biết sẽ phải sống thế nào.
Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Thọ Đông Trương Thị Mỹ Linh cho biết: Gia đình Vân là một trong những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa phương. Với sức khỏe hiện tại, việc lao động để nuôi 4 người là việc nằm ngoài khả năng của Vân”. Rất mong hoàn cảnh của chị nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng.
Vợ vô tâm
Nghĩ cho cùng, vợ chồng cần nhau nhất là lúc ốm đau mệt mỏi. Nhìn cách cư xử vô tâm của vợ khi chồng ốm, tôi thấy chạnh lòng.
Sau giờ tan tầm, tôi thấy mệt mỏi, đau âm ỉ trong bụng, tay chân rã rời. Vốn ít đau ốm, tôi chưa bao giờ bị những triệu chứng như thế nên hơi lo lắng. Tôi tự trấn an mình, có lẽ dạ dày đầy hơi chứ không có gì nghiêm trọng.
Tôi chạy xe nhanh về nhà, định theo dõi xem thế nào rồi mới đi khám. Đến nhà, vợ đang nằm cùng con trên tấm thảm trải giữa phòng khách, tay bấm điện thoại. Vừa thấy tôi, vợ bảo: "Tối anh làm chả cá chiên nhé, hấp thêm cho em mấy cái bánh bao không nhân".
Tôi không trả lời, đi vào phòng ngủ, nằm vật ra giường mà thở. Được một lúc, vợ đi vào, chẳng hỏi han gì, nhăn nhó: "Anh không dậy nấu cơm à". Tôi trả lời: "Anh hơi mệt, nghỉ tí đã, lát anh nấu". Tôi nằm mê man, không dậy nổi cũng không ăn uống gì, chỉ nghe loáng thoáng tiếng vợ gọi điện đặt đồ ăn.
Vợ điềm nhiên ôm con nằm ngủ trong khi tôi đau đớn vật vã cả đêm ngay bên cạnh. Ảnh minh hoạ
Đến đêm, tôi bắt đầu đau bụng dữ dội, nôn thốc nôn tháo, lục đục cả đêm không ngủ được. Vợ cau có càm ràm: "Ồn ào thế, ai mà ngủ được" rồi quay mặt vào tường ôm con ngủ tiếp.
Trải qua cảm giác đau vật vã trong đêm, tôi thấy mệt mỏi xen lẫn sợ hãi. Tôi mơ hồ lo sợ, nhớ đến anh đồng nghiệp mới mất cách đây ít lâu cũng phát bệnh chỉ sau một cơn đau bụng.
Anh ấy trạc tuổi tôi, làm cùng nhau gần chục năm, tôi không thấy anh đau ốm gì. Vậy mà, chỉ một lần ốm tưởng ngộ độc thức ăn, anh phát hiện mình bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối và ra đi sau đó vài tháng.
Nhìn vợ ngủ ngon lành, tôi nghĩ miên man nhiều thứ. Vẫn biết vợ ở nhà chăm con cả ngày rất mệt mỏi nhưng sao tôi thấy hụt hẫng lạ thường. Ít ra vợ cũng cần hỏi tôi bị sao chứ, đằng này còn tỏ vẻ bực bội khi tôi không nấu được cơm tối.
Vợ tôi mới sinh con thứ hai được gần sáu tháng, sợ vợ mệt tôi đã gửi con lớn qua nhà ông bà nội chăm giùm. Mọi việc nhà cửa, nấu ăn, đi chợ, tôi đều cáng đáng, vợ không phải đụng tay vào việc gì. Biết phụ nữ sau sinh cần kiêng cữ đủ thứ, tôi không để vợ đụng nước lạnh đủ ba tháng mười ngày.
Nhưng rồi, vợ dần phó mặc cho tôi tất cả mọi việc. Con cứng cáp hơn, sức khoẻ vợ đã hồi phục nhưng vợ không phụ tôi việc gì cả. Nhà cửa bẩn không quét dọn, tôi về muộn cũng không nấu giùm nồi cơm, áo quần giặt xong vẫn nằm nguyên trong máy nếu tôi không phơi.
Lúc khoẻ mạnh, tôi chẳng lăn tăn nghĩ ngợi gì, thức khuya dậy sớm làm hết việc nhà để kịp giờ đi làm, bận đến mấy cũng lo đủ ba bữa ăn đủ chất cho vợ có sữa nuôi con. Đến khi đau ốm thế này, tôi mới thấy chơi vơi trước sự vô tâm của vợ.
Tôi đâu cần vợ làm điều gì to tát, chỉ một lời hỏi han, một cử chỉ quan tâm cũng đủ ấm lòng. Ảnh minh hoạ
Hôm sau, tôi đi khám, bác sĩ siêu âm cho biết ở dạ dày có dấu hiệu không ổn, không rõ vết loét hay khối u, cần nội so để kiểm tra chính xác và sẽ báo kết quả sau. Tôi nghĩ mình cần bình tĩnh, về nhà gắng gượng nấu cơm như bình thường.
Trong bữa ăn, chẳng thấy vợ hỏi han gì. Cô ấy điềm nhiên múc một bát cơm nóng cho mình, đẩy bát cơm nguội về phía tôi. Bình thường vẫn vậy, tôi luôn là người ăn những thức ăn thừa từ bữa trước.
Nhưng tôi đang mệt, bụng khó chịu, nhìn bát cơm nguội tôi không thể nào nuốt được. Vợ vẫn vô tư ăn, không hề để ý đến vẻ mặt của chồng. Bữa đó, tôi không ăn mà lên đi vào phòng nghỉ sớm.
Cũng may, kết quả khám bệnh, tôi chỉ bị viêm dạ dày cấp, cần uống thuốc điều trị một thời gian. Tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng nỗi buồn vì cách cư xử của vợ cứ nặng trĩu trong lòng.
Lỡ như tôi bị bệnh nặng thì không biết lúc ấy vợ sẽ như thế nào. Tôi đâu cần vợ làm điều gì to tát, chỉ một lời hỏi han, một cử chỉ quan tâm cũng đủ ấm lòng. Có phải tôi đã lo lắng quá nhiều cho vợ nên đã làm cô ấy trở nên vô tâm.
Đưa anh trai đi khám, nhìn tờ giấy chứng nhận mà tim tôi quặn thắt nhưng mẹ lại điên cuồng lao vào trách mắng rồi đuổi tôi ra khỏi nhà (P5) Anh tôi như phát điên lên khi thấy tờ giấy xét nghiệm. Hành động sau đó của anh khiến mọi người sửng sốt. Anh tôi đọc thật kĩ từng chữ trong tờ kết quả. Tôi thấy sắc mặt anh ngày càng trầm trọng, khó coi. Nhưng hành động sau đó của anh càng khiến tôi sửng sốt, bàng hoàng. Anh lao sang phòng...