Mẹ trẻ 2004 mang bầu không thăm khám, 37 tuần nhập viện cấp cứu suýt mất mạng
Bà mẹ này mang bầu khi mới 16 tuổi và không được thăm khám đầy đủ cũng như tiêm phòng uốn ván.
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông), ngày 15/6 vừa qua, các bác sĩ tại trung tâm đã cấp cứu thành công cho sản phụ sinh năm 2004 bị biến chứng nguy hiểm khi mang thai 37 tuần.
Sản phụ trẻ này tên H.T.H.N, đang mang bầu lần đầu và được gia đình đưa vào cấp cứu trong đêm ngày 14/6 sau khi bị đau bụng và ra dịch âm đạo.
Sản phụ mang thai khi mới 16 tuổi, không được thăm khám và tiêm phòng đầy đủ.
Sau khi thăm khám, bác sĩ xác định thai không đáp ứng với cơn gò, ối vỡ hoàn toàn, cổ tử cung nở 7 cm, ngôi mông cao, dây rốn vắt ngang mông, nhịp đập nhẹ, khó khảo sát. Bệnh nhân được chẩn đoán con so thai đủ tháng, sa dây rốn, tiên lượng nặng và phải chuyển mổ cấp cứu.
Sau đó, chị N. được lấy máu tại giường, siêu âm tại giường làm các xét nghiệm cận lâm sàng khẩn cấp và đưa vào phòng mổ 45 phút sau khi nhập viện.
Video đang HOT
Chị N. phải mổ cấp cứu gấp khi bác sĩ phát hiện tình trạng sa dây rốn, thai không đáp ứng cơn gò.
Kíp mổ có tổng cộng 8 người gồm bác sĩ sản, gây mê, kỹ thuật viên và nữ hộ sinh. Đến 10 giờ 4 phút, các bác sĩ đã đưa được bé gái nặng 3.100gram chào đời an toàn, khóc to, phản xạ tốt, được da kề da với mẹ lập tức.
Hậu phẫu, sản phụ được theo dõi tại phòng hồi sức và được hướng dẫn cho bé bú mẹ sớm.
Theo tìm hiểu, chị N. mang bầu khi mới 16 tuổi và trong thai kỳ không đến các cơ sở y tế thăm khám và tiêm phòng uốn ván. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến những biến chứng phức tạp khi sinh con.
Em bé may mắn chào đời khỏe mạnh, nặng 3,1kg.
Mang thai ở tuổi vị thành niên và những hậu quả khó lường
Việc mang thai ở tuổi vị thành niên có thể để lại những hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và con. Tỷ lệ thai nghén nguy cơ cao, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục… ở lứa tuổi này cao hơn so với những bà mẹ lớn tuổi. Những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ vị thành niên có tỷ lệ chết trước một tuổi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bệnh tật cao hơn so với con của các mẹ ở tuổi trưởng thành.
Ở lứa tuổi này, khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi hỗ trợ các bé gái sinh, bác sĩ thường phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật. Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ chết lưu.
Việc có em bé sớm có thể khiến các em phải bỏ học, ảnh hưởng tâm lý và có thể bị mắc bệnh trầm cảm nếu không được gia đình quan tâm.
Đắk Nông: Ẩn họa tiềm tàng ổ dịch bệnh bạch hầu
Đắk Nông vừa ghi nhận một ca bệnh nhi tử vong sau khi dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G'long.
Tình hình ổ dịch càng diễn biến nguy hiểm bởi tại khu vực nhiễm bệnh, tỉ lệ tiêm chủng của trẻ em đồng bào dân tộc ít người là cực thấp và đến nay, nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông đã triển khai ngay các giải pháp phòng chống dịch bệnh bạch hầu theo quy định. Ảnh: hữu long
Báo động dịch bệnh hoành hành
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông vừa phát đi thông báo, trên địa bàn xã Quảng Hòa ghi nhận hai trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó có một bệnh nhân nhỏ tuổi đã tử vong là Sùng Thị H (9 tuổi).
Theo báo cáo nhanh của ngành Y tế địa phương, ngày 19.6, bệnh nhân H được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông trong tình trạng ho, đau họng, khó thở. Bệnh nhân sau đó tiếp tục chuyển biến nặng và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh. Đến sáng 20.6, bệnh nhân H tử vong với nguyên nhân được xác định nhiễm bạch hầu ác tính biến chứng tim.
Trước đó, 4 trường hợp bệnh nhân tại xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô cũng dương tính với vi khuẩn bạch hầu. May mắn đến nay, sức khỏe các bệnh nhân đều đã ổn định và dịch bệnh tại đây cơ bản được kiểm soát.
Ngay khi phát hiện trường hợp bé gái tử vong do nhiễm bệnh bạch hầu, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật phối hợp cùng chính quyền địa phương xác định có 7 trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp dương tính do nhiễm vi khuẩn bạch hầu tại xã Quảng Hòa. Cụ thể, 3 trường hợp có dấu hiệu lâm sàng đang được cách ly, theo dõi tại Trạm y tế xã Quảng Hòa; 4 trường hợp đang tự cách ly, theo dõi tại nhà.
Chưa xác định nguồn lây bệnh
Theo ghi nhận, từ năm 2004 đến nay (thời điểm chia tách tỉnh - PV), Đắk Nông lần đầu tiên ghi nhận 2 ổ bệnh dịch bạch hầu tại huyện Đắk G'long và Krông Nô. Ngành Y tế Đắk Nông hiện tiến hành khử khuẩn 100% hộ gia đình tại đội 2 (xã Quảng Hòa), tại Trường tiểu học Bế Văn Đàn và Trạm y tế xã. Đồng thời, ngành Y tế tỉnh đã tiến hành điều trị dự phòng bằng kháng sinh và tiếp nhận, chuẩn bị tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh bạch hầu cho nhóm đối tượng từ 7 đến dưới 40 tuổi.
Sau khi nắm thông tin về tình hình bệnh, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã hỗ trợ y tế tuyến cơ sở tiêm 140 liều vaccine phòng, chống bạch hầu - uốn ván cho học viên, cán bộ, nhân viên Trung tâm Bảo trợ Xã hội Nhà May Mắn đang có mặt.
Ông Đặng Thành - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông - nhận định, phần lớn đồng bào H'Mông tại các khu vực xuất hiện bệnh dịch có tỉ lệ tiêm chủng cực thấp. Chưa kể, việc xác định nguồn lây bệnh đang gặp khó vì các trường hợp mắc bệnh đều không di chuyển khỏi địa phương (14 ngày theo quy định).
"Trước đây, ngành Y tế chúng tôi đã tuyên truyền nhưng nhiều bậc phụ huynh không đồng ý cho con em đến tiêm chủng. Đây là một trong những khó khăn trong quá trình phòng bệnh" - ông Thành nói.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông, để bảo vệ bản thân và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bạch hầu, người dân cần tiêm đầy đủ vaccine phòng chống bệnh bạch hầu; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh; khi thấy cơ thể có các triệu chứng lạ như ho sốt, mất tiếng, khàn giọng, đau họng hay nổi hạch dưới hàm cần khẩn trương đi khám và làm xét nghiệm cần thiết...
Bạch hầu là một loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Đây là bệnh có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp hoặc gián tiếp có tiếp xúc với vi khuẩn. Người mắc bệnh bạch hầu thường có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, viêm thanh quản, khàn giọng, xuất hiện hạch nổi dưới hàm. Bệnh có thể biến chứng thành viêm phổi, suy tim và có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 6-10 ngày nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.
Bí thư giết cháu rồi tạo hiện trường giả đối mặt nhiều tội danh Ngoài tội giết người, ông Minh còn có hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả của người khác. Ý định nhằm đoạt tiền bảo hiểm và xoá nợ vay còn có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Đỗ Văn Minh, Bí thư Đảng ủy xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đang bị công an tạm...