Mê trận “bẫy” tín dụng đen: Vay cũng chết, không vay cũng chết
Vay tiền tốn phí… cho đến các dịch vụ cầm đồ lãi suất cao đang bủa vây những thân phận khốn khổ. Rơi vào tình cảnh “vay cũng chết, không vay cũng chết”.
Những khoản “nợ đời” xuất phát từ vài nghìn đồng tiền lãi
Như kỳ trước PV đã đề cập, ngoài các dịch vụ cho vay thông qua các công ty tài chính và một số ngân hàng được xem là có lãi suất cao thì còn đó những dịch vụ cho vay trên thị trường chợ đen với nhiều kiểu làm tiền “độc” khác. Một người tên P. có số điện thoại 01863185xxx quảng cáo: “Chúng tôi giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn qua cách là “cho vay nóng” để giúp mọi người vượt qua trong lúc khó khăn, với thủ tục rất đơn giản, chỉ 15 phút là có tiền liền”.
Về mức vay, P. cho biết: “Cho vay tiền từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng (điều kiện vay “tiền nóng”). Ưu tiên ai cần vay nóng trong ngày. Lưu ý vay nóng là vay tư nhân ở ngoài không phải vay ngân hàng (nhu cầu cần vay kiểu này rất cao, xuống tiền liền trong ngày). Điều kiện vay tiền là phải hộ khẩu gốc ở TP.HCM và CMND gốc (bắt buộc giữ hai cái này). Nhưng bắt buộc phải có người nhà đứng ra ký tên”.
Điều kinh khủng nhất của vay theo dạng này là vẫn phải mất phí dịch vụ. “Phí dịch vụ là 10% (khách nhận được tiền mới lấy phí). Ví dụ, khách vay 10 triệu đồng thì nhận được 9 triệu đồng”, P. cho biết. Cũng theo hình thức này nhưng “nếu vay từ 7,2 triệu đồng trở xuống thì chỉ cần CMND, bằng lái xe máy hoặc hộ khẩu. Tất cả giấy tờ photo (không cần chứng thực, mang theo bản gốc đối chứng), không cần chứng minh thu nhập. Người vay có thẻ tín dụng VISA Card được “giải quyết gấp”, chỉ trong 10 phút là xong hết các “thủ tục”".
Bên cạnh việc cho vay bằng hình thức “độc” trên thì dịch vụ cầm đồ có lẽ là phổ biến nhất từ trước tới nay trong dịch vụ “vay nóng”. Càng về sau, dịch vụ này càng cho thấy sự lắt léo, tinh vi trong cách tính lãi suất để “siết” người vay. Anh N.T.H., ngụ Q.8, TP.HCM cho biết: “Mới đây, tôi “cầm” xe máy tại một tiệm cầm đồ ở Q.5 với giá 12 triệu đồng. Theo thỏa thuận thì mỗi ngày tôi phải trả tiền lãi vay cho 1 triệu đồng là 5 ngàn đồng. Như vậy, tôi phải trả tiền lãi là 60 ngàn đồng/ngày cho số tiền trên. Khi chuộc xe, phía cửa hàng không quên bắt đóng hết số tiền lãi. Từ đó trở đi tôi cũng khiếp luôn dịch vụ cầm đồ”.
Lãi suất một tuần là 2% nhưng bốn tuần là 8%.
Video đang HOT
Tín dụng đen từ dịch vụ cầm đồ
Theo ghi nhận của PV, hiện nay, tại TP.HCM có hàng ngàn điểm cầm đồ và với nhiều lời quảng cáo có cánh khiến nhiều con mồi dễ mắc bẫy. Với ý định cầm sổ đỏ để vay nóng 50 triệu đồng, PV tìm đến địa chỉ của mẫu quảng cáo trên. Thế nhưng, dịch vụ cầm đồ này chỉ thực hiện từ 100 triệu đồng với loại sổ đỏ. PV hỏi, “lãi suất bao nhiêu?”. Người tên H. cho biết, “lãi suất cầm sổ là 4%/tháng (tương đương gần 50%/năm), trả theo hình thức cả lãi và gốc hàng tháng”. PV hỏi, “trả theo dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu?”. H. cho biết, “theo dư nợ ban đầu, nghĩa là khách hàng cầm sổ thì vẫn phải trả lãi 100 triệu đồng, trong suốt thời hạn vay”.
Nếu lãi suất 4% được xem là cao trong hoạt động tín dụng cho vay thì với dịch vụ cầm đồ đó vẫn được cho là thấp. Bởi, có những nơi, cầm đồ với lãi suất lên tới trên 8%/tháng (tương đương 96%/năm). Điển hình như một người tên L. cho biết, “nếu vay một tuần thì lãi suất là 2%, hai tuần là 5%, ba tuần là 7% và bốn tuần là 8%”. Bên cạnh đó, cách tính lãi phổ biến hiện nay chính là tính lãi suất theo ngày và tính bằng ngàn đồng. Nhiều người cứ cho rằng, chỉ vài ba ngàn đồng đến năm sáu ngàn đồng/một triệu đồng/ngày thì thấy rẻ, tuy nhiên đó là giá cho vay “cắt cổ”.
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Thái Hùng (đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: Theo Điều 476 của Bộ luật Dân sự quy định: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất, hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Luật sư Hùng phân tích: Như vậy, với lãi suất cơ bản hiện nay do NHNN quy định là 9%/năm, thì mức lãi suất cầm đồ tối đa theo quy định trên cao nhất là 13%/năm. Quy định là vậy, nhưng kỳ thực, lãi suất tại các cửa hàng cầm đồ thường cao hơn rất nhiều, từ 6% – 9%/tháng hoặc cao hơn nữa. Tuy nhiên, thường các cửa hàng cầm đồ không tính lãi suất theo tháng, mà tính lãi suất theo ngày với mức dao động 3 ngàn đến 5 ngàn đồng/ngày đối với số tiền 1 triệu đồng (căn cứ vào loại tài sản và giá trị tài sản cầm cố lớn hay nhỏ mà lãi suất theo ngày có thể tăng, giảm).
“Mức lãi suất cầm đồ đối với khách hàng hiện nay cao hơn gấp nhiều lần so với quy định, vậy tại sao các cơ quan chức năng không xử lý được họ? Đơn giản một điều là lãi suất này không được thể hiện trên giấy tờ cầm đồ, mà chỉ là sự thỏa thuận ngầm giữa hai bên, nên các cơ quan chức năng không đủ chứng cứ để xử lý các vi phạm về lãi suất cầm đồ của họ”, luật sư Hùng nói.
Nói về hoạt động này, luật sư Hùng cho biết thêm, dịch vụ cầm đồ thực ra là cầm cố tài sản. Tức là người sở hữu tài sản giao cho bên nhận cầm đồ tài sản có giá trị để thỏa thuận và nhận về một khoản tiền, có lãi suất. Giao dịch này phải được lập thành hợp đồng. Thông thường, trong điều khoản hợp đồng có giới hạn thời gian của việc cầm cố. Nếu hết thời hạn, bên nhận cầm cố có quyền định đoạt đối với tài sản mình đang “cầm”.
Được biết, trước đây, bộ Thương mại có ban hành Thông tư số 13/1999/TT-BTM hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ, tuy nhiên, ngày 4/1/2007, bộ Thương mại ban hành Quyết định về việc Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực thì Thông tư nói trên được bãi bỏ.
Từ đó cho đến nay, hoạt động cầm đồ chỉ được điều chỉnh bởi các quy định từ Điều 326 đến 341 Bộ luật Dân sự, là các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố và bên nhận cầm cố liên quan đến việc thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng hoặc tài sản. Bên cạnh đó, Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 3/9/2009 của Chính phủ, quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, dịch vụ cầm đồ nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định này nhưng lại chỉ có những quy định chung chung như “chủ doanh nghiệp phải có đạo đức tốt, cơ sở đủ điều kiện…”.
Chính vì hoạt động của dịch vụ này trên thực tế diễn ra khá phức tạp nhưng lại thiếu những ràng buộc cụ thể nên đã có nhiều kiểu làm ăn “ngầm” diễn ra. Thực tế, theo Thiếu tá Hoàng Tuấn Nam, Đội trưởng đội 4, phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64), Công an TP.HCM, có khá nhiều cơ sở cầm đồ vi phạm về các lỗi là cầm cố tài sản không đúng chủ sở hữu, sau đó, thuê các địa điểm bên ngoài cơ sở để cất, giấu, nhiều nhất vẫn là xe gắn máy không chính chủ. Thậm chí một số cơ sở còn hoạt động chui.
TP.HCM có trên 2,6 ngàn cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP.HCM cho biết, trên địa bàn TP.HCM có trên 2.600 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Trong đó không ít tiệm cầm đồ nhận cầm cố các loại tài sản không rõ nguồn gốc, tài sản không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên có tài sản đem cầm cố, đồ trộm cắp…
CHÍ THANH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thợ hớt tóc "chém gió" là Giám đốc, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng
Vốn là thợ hớt tóc nhưng Tiên lại "chém gió" mình là Giám đốc kinh doanh mỹ phẩm. Từ đây, Tiên hỏi vay mượn tiền với lãi suất cao rồi chiếm đoạt hàng trăm tỷ.
Ngày 21/7, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Phạm Thị Thủy Tiên (SN 1976, ngụ quận Tân Phú) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo bản cáo trạng, Tiên vốn làm nghề thợ tóc tại đường Nguyễn Bá Tòng, phường Tân Thành, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Bị cáo Tiên trước vành móng ngựa.
Đến tháng 6/2010, thông qua sự giới thiệu của chị gái, Tiên làm quen với chị Hoàng Thị Thu Thảo làm nghề cho vay tiền lấy lãi. Tiên liền hỏi vay tiền của Thảo và được chị này đồng ý cho vay với lãi suất 0,5%/ ngày. Để lấy lòng tin, Tiên đều thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho Thảo đúng hạn trả nợ.
Tháng 12/2010, dù không đầu tư kinh doanh nhưng Tiên tự giới thiệu mình là Giám đốc công ty All Green Tứ Quý tại TPHCM đang kinh doanh hàng mỹ phẩm và máy lọc nhớt từ nước ngoài chuyển về. Ngoài ra, Tiên đang làm thêm dịch vụ đáo hạn ở một số ngân hàng.
Lấy lý do đang cần vốn gấp, Tiên liền hỏi mượn tiền của Thảo với lãi suất 21%/tháng. Để tạo thêm lòng tin, Tiên liền "nổ" có anh trai là Việt kiều Mỹ sẽ sớm chuyển 400 triệu USD về Việt Nam để kinh doanh.
Do quen biết nên từ ngày 6/12/2010 đến ngày 25/4/2011, Thảo đã ba lần chuyển tiền vào tài khoản và trực tiếp giao bằng tiền mặt với tống số tiền lên đến 288 tỷ đồng. Từ số tiền đó, Tiên trả lãi cho Thảo được 173 tỷ đồng.
Đến khi Tiên không còn khả năng trả nợ, Thảo mới biết được Tiên không hề kinh doanh và chỉ là một thợ làm tóc nên tố cáo Tiên ra cơ quan công an.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 21/7, trong quá trình xét hỏi và tranh tụng tại tòa, HĐXX nhận thấy, vụ án còn có một số tình tiết chưa được làm rõ nên đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung./.
Theo Công Quang
Theo_VOV
"Hot girl" lừa đảo cầm cố máy ảnh lấy tiền tiêu xài bị bắt Bỏ học, lang thang không nghề nghiệp, Hòa lên mạng nhờ bạn thuê hộ máy ảnh. Sau đó Hòa đem đi cầm cố được 80 triệu đồng để lao vào các cuộc vui. Ngày 18/6, Công an Quận Đống Đa cho biết đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Hoà (SN 1993, trú tại xã Tây Cốc, Đoan Hùng, Phú Thọ) để làm...