Mẹ tôi xách chiếc túi vải cũ, chua xót thông báo vào viện dưỡng lão, chồng đã buông một câu khiến tôi tuyên bố ly hôn ngay lập tức
Tôi còn nhớ, khi ấy bà lắp bắp: “Là mẹ, do mẹ sơ ý nên cháu mới bị đứt tay”. Chồng tôi đang chửi vợ, anh quay ngoắt sang lườm mẹ tôi.
Bố tôi mất khi tôi chưa vào lớp 1. Trong ký ức của tôi, mẹ tôi vừa là bố, vừa là mẹ. Cuộc sống mưu sinh vất vả, thế nhưng mẹ thà khổ chứ chưa từng để tôi chịu phải thiệt thòi.
Lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, tôi thương mẹ và lúc nào cũng muốn mẹ được vui vẻ. Từ khi ý thức được mọi chuyện, tôi đã dặn lòng sau này kể cả lấy chồng cũng nhất định sẽ ở chung với mẹ. Khi quen chồng tôi, tôi cũng nói điều kiện ấy và được anh nhiệt tình ủng hộ.
Nhưng mối quan hệ nào cũng phức tạp, kể cả mẹ vợ, con rể. Không phải vì là mẹ đẻ của mình nên tôi bênh. Chỉ là mẹ tôi đã già, bà làm việc chậm chạp. Chồng tôi lại là người nóng tính, sống lâu với mẹ vợ cũng cảm thấy không thoải mái nên sinh khó chịu.
Có những hôm mẹ chồng tôi lên chơi, tôi không có ý đuổi bà đi. Vậy mà lúc mẹ chồng tôi muốn về, chồng tôi lại nói những câu đại ý như: “Mẹ cứ ở lại chơi thêm vài bữa. Mẹ vợ ở đây cả đời đấy thôi, có sao đâu”. Mỗi lần như vậy, mẹ tôi lại chạnh lòng vì ở với con mà không góp được tiền sinh hoạt cho con.
Mỗi lần như vậy, mẹ tôi lại chạnh lòng vì ở với con mà không góp được tiền sinh hoạt cho con. (Ảnh minh họa)
Gần đây công việc của chồng tôi không được thuận lợi. Anh về đến nhà là cáu bẳn, trút giận lên mọi người trong gia đình. Mẹ tôi bị ốm, phải mua thuốc thì chồng tôi ca cẩm tốn tiền. Đến mức mẹ tôi khóc và nói không cần phải mua thuốc cho mẹ.
Video đang HOT
Mẹ tôi thương con cháu, chăm cháu kỹ càng không ai bằng. Vậy mà chồng tôi không thấy được mặt tốt ấy. Đợt này giao mùa, con tôi hay sụt sịt. Chồng tôi xót con cũng đúng, nhưng anh lại trách mẹ vợ: “Mẹ ở nhà chăm cháu kiểu gì mà cháu suốt ngày ốm thế?”. Mẹ tôi đã làm gì đây, chẳng lẽ mẹ bạc đãi con chúng tôi hay sao? Tôi nói lại thì chúng tôi lại xảy ra cự cãi. Rồi chồng tôi tiếp tục trách, anh bảo vì mẹ tôi mà căn nhà nhỏ của chúng tôi mới xảy ra tranh cãi.
Hôm ấy, tôi về nhà thì thấy mẹ đang ngồi một góc trong phòng khóc. Nhìn thấy tôi, bà sợ sệt: “Con ơi, làm sao đây? Mẹ nấu cơm, không để ý nên con trai con bị đứt tay. Tí chồng con về nhìn thấy thì sẽ thế nào đây?”. Tôi nghe mẹ kể mà xót xa. Từ khi nào mẹ tôi lại sợ con rể, sợ những vết thương trên cơ thể con tôi đến vậy?
Chồng tôi về nhà, nhìn thấy vết thương trên tay con, anh hằn học hỏi ai đã gây ra vết thương ấy. Tôi đứng ra nhận thay mẹ thì chồng tôi chửi, anh nói tôi không biết làm mẹ. Thương con gái, mẹ tôi không muốn tôi liên lụy nên đã nói thật. Tôi còn nhớ, khi ấy bà lắp bắp: “Là mẹ, do mẹ sơ ý nên cháu mới bị đứt tay”. Chồng tôi đang chửi vợ, anh quay ngoắt sang lườm mẹ tôi: “Con dặn mẹ bao nhiêu lần rồi. Thà mẹ nằm một chỗ đã đành. Đằng này mẹ còn khỏe mạnh, sao mẹ lại bất cẩn thế”.
Giờ phút này, tôi chẳng có gì để hối hận với quyết định của mình. (Ảnh minh họa)
Trẻ con đứa nào cũng nghịch ngợm, chảy máu hay xây xước là chuyện bình thường. Chồng tôi vì chuyện này mà xúc phạm mẹ khiến tôi khó chịu vô cùng. Kết quả là chúng tôi lại cãi nhau. Ngay sáng hôm sau, mẹ tôi xách chiếc túi nhỏ đựng quần áo rồi nói với chúng tôi, bà sẽ vào viện dưỡng lão. Ở đó có bạn của mẹ tôi nên bà cũng đỡ buồn.
Chồng tôi không giữ mẹ ở lại, anh còn buông thõng một câu: “Vâng. Nếu mẹ đi sớm thì tốt biết mấy. Mẹ đi mạnh khỏe, thi thoảng vợ chồng con sẽ vào thăm mẹ”. Đến nước này rồi, tôi không thể nào chịu được nữa. Tôi đứng phắt dậy, dõng dạc tuyên bố ly hôn.
Chồng tôi ngây người ra, nhưng anh cũng cố chấp và đồng ý nếu tôi muốn sống với mẹ. Giờ phút này, tôi chẳng có gì để hối hận với quyết định của mình. Mẹ tôi đã hy sinh quá nhiều, bà đã bị con rể bức ép đến mức phải vào viện dưỡng lão. Tôi không thể mang tội bất hiếu với mẹ và để điều đó xảy ra được.
Theo Tri thức trẻ
Hết lòng yêu vợ hơn 8 tuổi nhưng tôi vẫn hay bị cô ấy đánh
Tôi sinh năm 1991, còn vợ 1983. Chúng tôi yêu nhau 3 năm rồi mới cưới, ai cũng bảo là không hợp, kể cả vợ cũng nói thế nhưng tôi vẫn kiên trì giục cưới.
Vì tôi yêu vợ và cô ấy là người đầu tiên mà tôi gần gũi. Chúng tôi cưới nhau được 2 năm, nhưng cãi nhau nhiều và toàn là vợ gây chuyện. Mỗi lần như vậy, cô ấy lại đòi bế con đi. Vợ tôi nóng tính, bất cần đời, mẹ chồng nàng dâu ghét nhau ra mặt dù ở riêng, chỉ gặp nhau có 2 tiếng mỗi ngày. Mẹ tôi tính hơi phong kiến, cổ hủ. Còn vợ tôi là người thành phố, được nuông chiều từ nhỏ nên có tính tiểu thư. Tuy tôi ở tỉnh nhưng gia đình khá giả, có điều kiện. Hôm cưới, mẹ vợ tôi không có mặt, luôn nói xấu con rể, chỉ có bố vợ tham dự nhưng tôi thấy ông không vui.
Lúc vợ mang bầu, vì không theo dõi thường xuyên nên khi thai được 5 tháng, chúng tôi mới biết con bị dị tật, tay chân co quắp, không thể hoạt động bình thường. Khi đó, bác sĩ khuyên bỏ bé, nhưng tôi nghĩ dù con ra sao thì cũng đã có duyên đến với mình, nên không bỏ. Vợ tôi sợ con bị ngớ ngẩn, sinh ra sẽ tội con nên không muốn giữ lại. Tôi thuyết phục vợ rất nhiều. Tối đó, cô ấy đánh tôi cả đêm. Tôi hiểu những lo lắng của vợ và mệt mỏi do mang thai nên để mặc vợ đánh. Vì chuyện đó mà mẹ tôi không hài lòng và ghét cô ấy. Sau khi sinh, chúng tôi đưa con đi chữa bệnh và giấu bên ngoại. Rất may, con tôi không có vấn đề gì về đầu óc, còn tay chân có thể phẫu thuật và điều trị lành được gần như người bình thường. Khi con một tuổi, chân bé đã gần được như bình thường, còn tay thì bác sĩ nói phải chờ đến 3 tuổi mới làm được phẫu thuật.
Khi vợ mang bầu, chúng tôi kiêng quan hệ, rồi vợ đẻ mổ tôi phải nhịn thêm 6 tháng nữa, đến giờ rất ít sinh hoạt. Tôi là người có nhu cầu cao nhưng gần 2 năm không quan hệ với vợ, tôi cũng chưa bao giờ nghĩ sẽ phản bội cô ấy, kể cả đi bóc bánh trả tiền. Khi đưa con đi chữa bệnh, vợ đánh tôi thêm một lần nữa. Cô ấy dùng hết sức bóp cổ tôi đến tím tái mặt mày. Tôi không phản kháng để xem vợ có bóp chết tôi không, bởi trong thâm tâm tôi tin vợ sẽ không làm thế. Tuy nhiên, sau lần này tình cảm, sự dịu dàng tôi dành cho vợ đã giảm đi một nửa. Sau đó, vì mâu thuẫn với mẹ chồng, cô ấy đánh tôi thêm một lần nữa. Trước đó, chỉ mình mẹ tôi không có cảm tình với cô ấy, còn mọi người trong nhà luôn yêu thương và đỡ đần cho cô ấy. Nhưng sau lần biết vợ đánh tôi, thiện cảm của mọi người dành cho cô ấy giảm dần. Càng ngày chúng tôi càng lệch nhau về nhiều thứ, từ quan điểm, suy nghĩ, sinh lý đến ngoại hình. Ngoại hình lệch nhau rất rõ nhưng tôi không quan tâm điều đó, mà người để ý là cô ấy. Cô ấy rất ngại khi giới thiệu tôi là chồng, có lẽ vì tôi khá trẻ, trông chỉ như 21-22 tuổi.
Tôi luôn cố gắng đi làm để kiếm tiền lo cho cuộc sống và chữa bệnh cho con, thu nhập hàng tháng khoảng 20 triệu. Có nhiều hôm làm về muộn, vợ tôi tỏ ra rất khó chịu, dù tôi vẫn thường xuyên giúp cô ấy làm việc nhà mỗi khi có thời gian. Tuy nhiên, đến giờ tôi cảm thấy rất ngột ngạt và bức bối, mất hết cảm giác với vợ và không muốn gần gũi nữa. Trước tôi nhịn vợ nhưng giờ không nhịn nữa, muốn hai vợ chồng chia việc mà làm. Vợ lúc nào cũng sẵn sàng bỏ tôi. Tôi biết ở thế này sẽ rất khổ tâm, nhưng nếu chia tay cũng phải chờ con được 3 tuổi vì bác sĩ bảo 3 tuổi mới mổ được tay cho con. Xin chuyên gia cho tôi hỏi: Tôi nên làm thế nào để tốt nhất cho con? Không yêu mà chia tay thì có hợp lý không? Có nên vì con mà tiếp tục chịu đựng không?
Hoàng
Nhà tham vấn tâm lý Nguyễn Bá Đạt gợi ý:
Chào bạn Hoàng,
Bạn là một người đầy nghị lực, trách nhiệm với con và gia đình. Bạn luôn nghĩ tốt về vợ và muốn làm nhiều điều tốt đẹp cho con. Với tình cảm như vậy, con bạn sau này sẽ hiểu và cảm thấy an lòng với người cha của mình. Tuy nhiên, bạn đang trong một mối quan hệ hôn nhân đầy bạo lực, thậm chí có thể dẫn đến mất mạng sống. Minh chứng là vợ bạn đã bóp cổ bạn đến mức mặt tái đi. Tình huống này được xem là rất nguy hiểm. Trong tình trạng bạo lực trầm trọng như vậy, sự sống được đặt lên hàng đầu, nó còn cao hơn cả hạnh phúc gia đình và tình yêu.
Bạn hỏi làm thế nào để tốt nhất cho con. Với tình trạng sức khỏe của con bạn, đúng là việc can thiệp, phục hồi chức năng sớm là rất cần thiết.
Trong hoàn cảnh này, nếu các bạn chia tay nhau, thông thường con dưới ba tuổi, tòa sẽ ưu tiên sống với mẹ, người cha có trách nhiệm thăm nuôi và chu cấp tiền hàng tháng. Khi hơn ba tuổi, cha mẹ của trẻ có thể thống nhất với nhau để cháu được phẫu thuật. Trong quá trình nuôi trẻ, nếu bên nhận được quyền nuôi con mà không chăm sóc một cách đầy đủ cho trẻ, bên kia có thể yêu cầu tòa án xử lại.
Về mặt tâm lý, khi cha mẹ có hành vi bạo lực với nhau một cách nghiêm trọng, cũng ảnh hưởng đến tâm lý của con. Nhiều trẻ bị rối loạn tâm lý chỉ vì cha mẹ suốt ngày bạo lực với nhau. Thậm chí có trẻ chỉ mong cha mẹ chia tay để các em không phải chứng kiến. Chúc bạn có được quyết định hợp lý.
Theo VNE
Chồng đi nhậu về bất lực nhìn vợ nổi trận lôi đình Chịu không nổi, tôi đưa tay định tát cô ấy thì cô ấy chạy ra ngoài cửa. Tưởng vợ sợ rồi, nào ngờ chưa đầy 1 phút sau, tôi nghe tiếng rầm rầm ngoài cửa vang vào. Ảnh minh họa Vợ tôi nổi tiếng là nóng tính, thẳng thắn quá mức. Cả xóm tôi chẳng ai dám động vào vợ tôi vì sợ...