Mẹ tôi vừa về quê, mẹ chồng đã rêu rao mất 3 cây vàng
Ngay chiều hôm đó, mẹ chồng tôi hằm hằm mặt bảo mất 3 cây vàng trong bữa cơm. Nghe qua giọng điệu của bà, tôi biết bà đang nghi cho ai.
Học đại học ở Đà Nẵng, tôi quen và yêu chồng mình bây giờ. Anh là con trai một của chủ tiệm vàng giàu có. Tôi cũng là con gái duy nhất trong nhà. Từ nhỏ, tôi đã được bố mẹ cưng chiều hết mực và đặt vào tôi biết bao hy vọng. Mẹ tôi cứ dặn dò sau này lấy chồng, tránh con trai trưởng, con trai một ra. Vì như thế, tôi sẽ phải đi làm dâu, bố mẹ coi như mất tôi mãi.
Tôi đem chuyện đó nói với người yêu thì anh nói anh sẽ về quê Khánh Hòa tôi ở rể. Anh còn chị nên có thể thay anh chăm sóc bố mẹ anh được. Yêu nên tin, tôi cứ thế trao hết thể xác lẫn tâm hồn cho anh.
Đến khi bầu 3 tháng, chúng tôi mới cưới chạy. Ngày đính hôn, bố mẹ chồng nói thẳng cưới xong tôi sẽ về Đà Nẵng ở luôn. Ông bà sẽ lo việc cho tôi sau khi tôi sinh xong chứ không cần chuyển việc làm gì cho rắc rối. Chồng tôi là độc đinh mấy đời, không thể lạc giống lạc dòng ở xa xôi được.
Ngày cưới, đưa tôi ra xe về nhà chồng mà mẹ tôi rớm nước mắt. Bố tôi thở dài thườn thượt. Tôi gượng cười, quay đi rồi mới dám rơi nước mắt. Suốt chặng đường về quê chồng, tôi khóc nức nở, cả mặt nhem nhuốc.
Chưa chi, lúc đó tôi đã cảm thấy chông chênh lắm rồi. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng không những không an ủi, còn mắng tôi xối xả. Bà nói ngày cưới mà khóc thì sau này về khóc cả đời. Đám cưới chứ có phải đám ma mà già khóc trẻ khóc như đưa tang thế kia. Nhà bà buôn bán, không được khóc lóc trong nhà, xui xẻo. Chồng tôi đưa cho tôi cái khăn tay rồi cắm mặt vào cái điện thoại. Chưa chi, lúc đó tôi đã cảm thấy chông chênh lắm rồi.
Video đang HOT
Về làm dâu đất khách, tuy từng học 4 năm ở đây, nhưng tôi vẫn nhớ bố mẹ đẻ quay quắt. Mỗi đêm, tôi phải trốn trong nhà vệ sinh, khóc thầm vì sợ nhà chồng biết. Tôi cũng không dám gọi về nhiều. Một phần vì lần nào gọi, mẹ tôi cũng khóc. Một phần vì mẹ chồng tôi không muốn tôi liên lạc với nhà ngoại nhiều.
Bầu bì nhưng tôi vẫn phải làm hết mọi việc nhà. Đã thế, tôi còn phải hầu hạ hai đứa cháu – con chị chồng. Chị cũng lấy chồng rồi, nhưng mẹ chồng tôi không cho con gái đi làm dâu vì sợ khổ. Thành ra nhà có tới 3 hộ gia đình chung sống.
Sáng sớm, tôi phải dậy từ sớm để phụ mẹ chồng quét dọn tiệm vàng. Sau đó, tôi đi mua đồ ăn sáng cho từng ấy người. Lúc mọi người ăn, tôi lại phải cho hai đứa cháu 3-4 tuổi ăn rồi giữ chúng cho hai chị chồng đi làm.
Suốt ngày, tôi quay mòng không kịp nghỉ tay với hai đứa trẻ và hàng tá việc nhà. Vậy mà mẹ chồng tôi vẫn ngồi lê đôi mách, nói tôi lấy chồng về đây sống sung sướng, chẳng phải lo nghĩ gì. Tôi nghe mà buồn mà tủi thân vô cùng. Nhưng tôi chẳng biết tâm sự cùng ai, chỉ biết nín nhịn cho yên nhà, yên thân.
Cho đến khi mẹ tôi vào thăm thì tôi bức xúc thật sự.
Tôi bầu được 8 tháng, xin nhà chồng về nhà đẻ ở cử nhưng không được. Mẹ chồng tôi nói ở nhà chồng lo được, đường xá xa xôi, không cần đi đi về về cho tốn kém. Tủi quá, tôi gọi điện khóc với mẹ. Ngay hôm sau, mẹ tôi đi máy bay ra thăm tôi.
Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi. Mẹ chồng tôi đi ra đi vào cứ lườm quýt. Thấy ngột ngạt quá, tôi xin phép dẫn mẹ ra quán cà phê cạnh nhà nói chuyện cho thoải mái. Thế đó, cưới chồng rồi, đến việc ngồi chơi khóc lóc tỉ tê với mẹ mình cũng khó khăn.
Hành hạ tôi thế nào cũng được, nhưng không được đụng đến mẹ tôi. (Ảnh minh họa)
Mẹ tôi ở lại một đêm rồi sáng sớm về ngay vì không muốn gây thêm phiền hà cho tôi. Mẹ tôi nói nhìn ánh mắt mẹ chồng tôi, bà thấy sợ. Lúc mẹ tôi chào, mẹ chồng tôi cũng không mời bà ở lại thêm mà còn hờ hững gật đầu rồi thôi. Thấy mẹ bị đối xử lạnh lùng, tim tôi đau nhói, xót xa quá.
Thế nhưng ngay chiều hôm đó, mẹ chồng tôi hằm hằm mặt bảo mất 3 cây vàng trong bữa cơm. Nghe qua giọng điệu của bà, tôi biết bà đang nghi cho ai. Tôi lên tiếng nói mẹ tôi về từ sáng sớm rồi, nên bà xem kĩ càng lại.
“Tao có nói mẹ mày lấy chưa? Mà về từ sáng sớm chứ không ở qua đêm à? Hồi giờ nhà tao không mất, sao nay lại mất?”
Tôi điếng người. Đúng là mẹ chồng nghi cho mẹ tôi thật. Hôm đó, tôi và mẹ chồng cãi nhau lớn. Hành hạ tôi thế nào cũng được, nhưng không được đụng đến mẹ tôi. Chồng tôi nhu nhược, chẳng bênh vợ được câu nào vì sợ bị mẹ cắt mất tiền tiêu vặt.
Ngay sáng hôm sau, tôi chính thức bước ra khỏi căn nhà giàu có ấy. Hiện giờ con tôi đã hơn 5 tháng tuổi nhưng nhà nội chẳng hỏi thăm được một tiếng. Chồng tôi cũng lâu lâu mới vào thăm con một lần. Đợi con cứng cáp một chút, chắc tôi nộp đơn. Lấy chồng xa, đúng là khổ trăm đường.
Theo Trí thức trẻ
Bị mẹ dọa từ mặt vì vợ xin về quê ngoại ăn Tết sau 5 năm ăn tết nhà chồng
Vợ tôi còn gọi điện, thông báo với nhà ngoại, năm nay sẽ về ăn Tết cùng, nói tôi phải gọi về nội thông báo. Bố mẹ tôi nói, không đời nào để thằng cháu đích tôn ăn Tết ở nhà ngoại. Tôi chỉ biết vò đầu bứt tai đứng giữa sự kiên quyết của hai người phụ nữ yêu thương.
Tôi và vợ đã kết hôn được 5 năm, suốt chừng ấy năm sống cùng tôi chưa khi nào phải phàn nàn về vợ mình cả bởi cô ấy cũng đảm đang, tháo vát và chu toàn với gia đình. Nhưng năm nay, gần Tết vợ chồng tôi bắt đầu có những trận cãi nhau nảy lửa, kịch liệt chỉ vì vấn đề ăn Tết ở đâu. Suốt 5 năm qua, vợ tôi đều nghe theo lời tôi, về quê ăn Tết với nhà nội, tận mùng 3 mới về ngoại. Vì nhà nội, nhà ngoại ở xa nhau gần 200 km, vợ chồng tôi làm việc và sinh sống ở Hà Nội nên một chốn bốn quê, việc đi lại có nhiều bất cập. Việc đi lại từ nhà nội sang nhà ngoại cũng mất nguyên một buổi, không phải mọi năm vợ không cá than nhưng cô ấy cố gắng chịu đựng để cho yên nhà cửa. Em vẫn lầm bầm, "mùng 3 mới về ngoại, đi hết nửa ngày thì đến nơi là buổi chiều còn Tết ở đâu mà về" hay "mùng 3 Tết ở quê em, người ta ra đồng làm hết rồi, còn chơi với ai nữa"... tôi cũng áy náy lắm nhưng vẫn cố làm lơ đi, như chẳng hiểu điều gì.
Đã 5 cái Tết, em đều nghe lời tôi, về ngoại từ 26 - 27 rồi về nội ăn Tết tận mùng 3 mới lên ngoại. Năm nay em nói muốn về ngoại ăn Tết một năm, mình bố mẹ em lủi thủi tội nghiệp. Đúng là nhà em neo người, chỉ có hai chị em gái, may mà chị gái lấy chồng gần nhà, chứ cả hai mà xa như em chắc các cụ còn buồn nữa. Tôi nghe cũng hiểu và cảm thông nhiều lắm, nhưng ngặt nỗi, gọi điện về xin phép thì bố mẹ tôi không đồng ý, nói có mỗi đứa cháu đích tôn lại không cho về ăn Tết cùng ông bà à, nếu đi thì hai vợ chồng đi, để con ở lại với nhà nội. Đương nhiên chẳng bao giờ chúng tôi đồng ý chuyện đó. Đã nói trước Tết hàng tháng trời và mất nhiều thời gian thuyết phục nhưng bố mẹ tôi vẫn nhất nhất không chịu, nói khi dỗi, khóc lóc nhiều. Mỗi lần mẹ tôi gọi điện lên lại khóc, lại kể lể khiến tôi vô cùng khó xử. Mẹ tôi cũng cương quyết, vợ tôi cũng giữ ý kiến của mình, thực lòng tôi ở giữa thấy vô cùng khó xử. Biết là em và bố mẹ em chịu nhiều thiệt thòi những năm qua, nhưng phận gái đi lấy chồng phải theo chồng và nhà chồng, bao năm qua đã vậy, giờ sao thay đổi được. Đương nhiên, tôi nghiêng về ý mẹ, bởi tôi cũng không muốn về nhà ngoại ăn Tết, tôi chỉ thích lâu lâu về chơi 1 vài hôm rồi đi, chứ ở riết đó hàng tuần tôi không chịu nổi. Phong tục, nếp sinh hoạt lạc hậu, khác xa những nơi tôi sống.
Vợ chồng tôi đã cố gắng nói chuyện với nhau nhiều lần, nhưng không thể ngã ngũ được
Tôi đã viện bao lý do để vợ tôi bỏ quyết định nhưng em vẫn không chịu còn nói nếu tôi muốn thì về nội ăn Tết còn mẹ con em về với ông bà ngoại một năm. Tôi đã nói năm nay mùng 2 sẽ cho mẹ con em về nhưng em vẫn không chịu, chỉ đồng ý nếu 30 về, em muốn đón giao thừa cùng bố mẹ, bao năm ông bà cô quạnh một mình rồi. Em nói tôi đừng thuyết phục nữa, mong tôi và bố mẹ hiểu, em đã sống vì gia đình tôi 5 năm rồi, xin cho bố mẹ em một năm, rồi sang năm lại như lệ cũ. Tôi chỉ biết im lặng trước lời lẽ đầy xúc động, tâm huyết của em, và biết những đòi hỏi đó chẳng có gì quá đáng cả. Tôi giấu vợ gọi điện về quê thuyết phục bố mẹ mình nhưng hai cụ vẫn không đồng ý, còn nói nếu vợ chồng tôi cứ về ngoại sẽ từ mặt, sẽ gọi điện nói chuyện phải trái với ông bà ngoại. Tôi biết, mẹ tôi có tính trịch thượng, bao năm nay, nói là làm, mẹ chẳng dọa bao giờ. Tôi chỉ sợ cứ làm theo lời vợ thì khiến cả hai gia đình không vui, cứ về kiểu gì mùng 1 mẹ tôi gọi điện chúc Tết cũng trách, cũng nặng lời khiến ông bà ngoại cũng không vui nổi. Tận đáy lòng tôi hiểu, mình và bố mẹ đều ích kỷ chỉ muốn giữ cho riêng mình, nhưng biết làm sao được, ở cương vị của tôi, ai cũng sẽ làm vậy.
Vợ chồng tôi đã cố gắng nói chuyện với nhau nhiều lần, nhưng không thể ngã ngũ được. Vợ tôi còn gọi điện, thông báo với nhà ngoại, năm nay sẽ về ăn Tết cùng, nói tôi phải gọi về nội thông báo. Bố mẹ tôi nói, không đời nào để thằng cháu đích tôn ăn Tết nhà ngoại. Tôi chỉ biết vò đầu bứt tai đứng giữa sự kiên quyết của hai người phụ nữ. Tôi biết, dù tôi có quyết định thế nào cũng sẽ làm một người buồn, mà bản thân tôi chẳng muốn ai phải buồn cả. Vợ tôi nhiều lần nói chuyện khóc vì tủi thân, còn mẹ tôi nói chuyện với giọng đầy hờn dỗi, giá như có một kẽ hở nào đó, tôi tình nguyện chui vào đó để trốn, qua mấy ngày Tết mới ra để không phải khó xử nữa. Nhưng ngặt nỗi, những ngày Tết đang đến gần, hằng ngày mẹ vẫn gọi điện hỏi khi nào về còn vợ vẫn chuẩn bị đồ để về ngoại đón Tết.
Chỉ mấy ngày nữa thôi, mọi công việc được hoàn thành, vợ chồng tôi sẽ khăn gói về quê ăn Tết cùng ông bà. Nhưng những cuộc cãi nhau, tranh luận của hai vợ chồng chưa thể dứt bởi chúng tôi chưa tìm được câu trả lời chung. Tôi làm theo ý vợ sẽ trái ý mẹ, còn làm theo ý mẹ thì có lỗi với vợ và bố mẹ vợ. Hay tôi để mình em về quê, còn tôi và con trai về nội, mùng 2 sẽ lên. Làm như thế cũng chẳng được, vợ tôi biết ăn nói với nhà ngoại ra sao, họ sẽ nghĩ gì về tôi và chắc gì vợ tôi đã đồng ý. Còn nếu vợ tôi đồng ý về nội sáng mùng 2 về ngoại thì thật tuyệt vời. Nhưng khả năng ấy cũng khó lắm khi em vẫn nói với nhà ngoại, vài hôm nữa cả gia đình về. Tôi biết phải làm gì đây, tôi thương vợ lắm nhưng cũng không bao giờ làm trái ý mẹ mình.
Theo Công Luận
Mặc hàng xóm dị nghị tôi vẫn đưa cô gái mang bầu đói lả bên đường về nhà chăm sóc, để rồi Hôm Hà ra viện tôi định bảo mẹ để cô ấy về với gia đình ở quê, chứ ở nhà tôi bất tiện mà hàng xóm hiểu lầm, không ngờ bà đã có tuyên bố động trời... "Về là về thế nào, mẹ đã coi nó như con, coi cu Tí như cháu nội rồi. Nó là đứa tốt đấy con ạ, ông...