Mê tín… ‘vào mùa’
Khi những tờ lịch cuối cùng của năm Canh Dần sắp được bóc hết thì cũng là lúc “thị trường” bói toán, xem vận mạng, cưới hỏi, xây sửa nhà cửa, cúng giải hạn ở Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung có dịp… lên hương.
Các ấn phẩm đen được tung ra bán khắp nơi, từ hàng sách báo, sách giảm giá trên vỉa hè và mạng lưới những người bán dạo. Cũng là dịp các thầy bà ra sức uốn ba tấc lưỡi nói những điều nhảm nhí để hốt tiền của những người nhẹ dạ cả tin.
Một bước thành thầy
Vào một ngày đẹp trời, bà T. trú đường kiệt Trần Cao Vân, quận Thanh Khê, Đà Nẵng trở thành bà thầy xem tướng số. Bà T. nguyên là một một “cò” đất hết thời. Không biết “duyên số” từ đâu đã biến hóa bà T. nhanh vậy. Từ khi trở thành bà thầy xem vận mệnh thiên hạ, bá tánh khắp nơi cứ lũ lượt tìm đến nhờ vả! Bà coi đủ thứ trên đời, từ ngày giờ cưới hỏi, làm nhà, đặt trang khóm thờ, xem tương lai, giải hạn, giải căn v.v…
Sách tử vi, bói toán bày bán tràn lan
Tuy không làm quan to chức trọng gì, nhưng người nào khi gặp bà cũng phải “dạ thưa thầy” rất lễ phép, trông mặt bà đắc chí lắm. Mùa làm ăn của bà thường vào những tháng cuối và đầu năm mới. Muốn gặp phải gọi điện thoại hẹn trước, chứ không bà bận đi cúng giải hạn cho các tín đồ. Chắc nhờ vào cái “miệng cò đất” lâu năm nên bà nói rất dẻo, làm nhiều người tin sái cổ. Nghe đâu có người rước bà vào tận TP HCM.
Còn như ông Đ. trú ở một hẻm trên đường Lương Thế Vinh, phường An Hải Đông, Đà Nẵng nổi đình đám cũng không kém. Chẳng cần qua một trường lớp nào, mà chỉ gặp phải “giờ thiêng” là trở thành thầy. Là đàn ông “chính hãng” nhưng khi thắp ba cây nhang xong, giật giật nẩy nẩy vài lần là tiếng thầy trở nên eo éo “dở bà, dở ông”, Lúc nào thầy cũng cố ý trát vài lớp phấn trên mặt cho trắng bệch, miệng nhai trầu đỏ lòm.
Nghe đâu từ khi có “cô Ba gì đó chiếu cố nhập xác”, thầy Đ. đổi đời rất nhanh. Căn nhà lụp xụp xưa kia phút chốc thành 2 tầng khang trang, lộng lẫy. Tầng 1 được bố trí như một căn nhà bình thường, riêng tầng 2 thì giống như cái miếu thờ nghe thầy gọi là “điện cô Ba”. Khói nhang nghi ngút muốn ngạt thở với vô số tượng, bùa chú hầm bà lằng, mõ gõ liên tục, ánh đèn lờ mờ, không khí u ám làm cho người bước vào bị nhát đến thót tim. Bên dưới có vẻ bình thường như bao nhà khác, chỉ riêng các tín đồ dị đoan mới biết tầng trên thầy đang hoạt động.
Góp phần làm cho dịch vụ mê tín nhộn nhịp hơn phải kể đến đội ngũ thầy bà. Các bà có lợi thế hơn vì rất dễ tiếp cận phái nữ, cũng là đối tượng nhẹ dạ cả tin… dễ dụ khị. Các thầy bà này có mặt ở khắp mọi nơi, hoạt động rất đa dạng. Từ bói bài, nhập xác, lên đồng, xem tử vi, nốt ruồi, giải mộng đủ cả. Khi các thầy đã “nổi tiếng” đang hoạt động thì đa số có bố trí người canh gác, thường xuyên đổi chỗ để tránh sự dòm ngó của thiên hạ. Riêng những thầy chưa được “nổi tiếng” thì đi coi bói dạo để khuếch trương thân thế.
Video đang HOT
Mê tín dị đoan tất bật “hốt tiền” dịp cuối năm
Như bà H. đang ở nhà mặt tiền đường Đống Đa, phường Thạc Gián. Người gốc Thanh Hóa vào Đà Nẵng thuê nhà hành nghề coi bói dạo. Cũng nhờ đi coi bói dạo mà trở nên nổi tiếng. Một ngày đang “đi làm ăn” trong chợ Hàn, Đà Nẵng, “trời xui đất khiến” bà gặp một chị nhờ xem giúp. Không hiểu sao bà đoán trúng phóc tâm tư, tình cảm của chị ta. Một đồn mười, mười đồn trăm, thế là bà nổi tiếng như cồn. Từ đó bà phất lên, mua nhà mặt tiền định cư luôn tại mảnh đất màu mỡ của nhiều người mê tín dị đoan này. Không biết bà H. phán trúng được bao nhiêu phần trăm mà nhiều người bị bà ta “cắm sừng con lừa” dễ đến thế.
Vì sao mê tín có đất sống?
Có cung ắt có cầu, nuôi sống các phần tử hành nghề mê tín dị đoan này không ai khác là những người có máu mê tín dị đoan! Khách hàng của các thầy bà trước tiên là các bà, các cô, các chị em, có hoàn cảnh trái ngang, mua bán làm ăn trắc trở, thất bại, lận đận trong tình duyên… Kế đến là những người trong chốn “quan trường” xem tương lai vận mệnh của cái ghế đang ngồi. Rồi các doanh nhân coi đối tác làm ăn, ký hợp đồng. Dân ăn không ngồi rồi, thì cầu cho vài con số để đánh đề v.v…
Nghề kinh doanh vận mệnh không chỉ phát triển lên nhờ các thầy bà, mà còn nhờ vào các nhà xuất bản chui, chuyên in ấn các loại sách bói toán, tử vi nhảm nhí. Ngay từ giữa năm các nhà xuất bản đã rộn ràng vào mùa làm ăn. Đến gần cuối năm là những ấn phẩm đen cất giấu ở những nơi rất bí ẩn được bung ra thị trường thông qua đội ngũ thầy bà, và mạng lưới bán dạo lưu động. Dịch vụ tâm linh những năm gần đây chẳng những tồn tại mà còn làm ăn tấn tới, sống tốt và sống khỏe! Tất cả đã tạo điều kiện cho mê tín dị đoan bám rễ và phát triển trong đời sống xã hội.
Theo CAND
Bi hài xem bói mùa thi
Chỉ 1 ngày nữa là kì thi đại học diễn ra, trong khi các sĩ tử lo lắng bài vở thì những phụ huynh cũng như ngồi trên đống lửa. Không ít gia đình còn mời cả "thầy" về giải hạn cho quý tử "xung trận".
"Chắc trượt, nhưng nếu cố gắng thì sẽ đậu"
Tâm lý lo lắng của các phụ huynh khiến các tụ điểm bói toán những ngày cận thi đại học cũng nóng không kém so với các bến xe, giá nhà trọ. Nhiều bà vợ nằng nặc đòi chồng bỏ công, bỏ việc chở đi cúng lễ nhà thầy. Gặp những ông chồng khó tính hay theo chủ nghĩa "vô thần" thì các bà mẹ lại rỉ tai cho nhau những "thầy" có tiếng.
Chị H.N (thành phố Bắc Giang, Bắc Giang) có cậu "quý tử" đang cắm đầu cắm cổ ôn thi vào khoa Kiến trúc, Đại học Xây dựng. Thấy con "cày ngày cày đêm" chị cũng nóng cả ruột, lo lắng: "Sức học của nó thì yên tâm nhưng chuyện thi cử đâu chỉ có thế còn phụ thuộc vào cả may rủi". Để giải tỏa mối lo lắng của mình, chị N. cùng một chị đồng nghiệp cũng có con thi đại học đã quyết tâm đến một "thầy" có tiếng trong thành phố.
Một thầy bói hành nghề tại công viên Thủ Lệ.
Sau khi nhận lễ vật, thầy hỏi han vài câu và bắt đầu phán làm các bà mẹ này... rụng rời. Con của chị N. thầy phán xanh rờn: "Cậu này năm nay chưa đỗ được, phải sang năm". Xanh mặt, chị N. lắp bắp hỏi thầy: "Nó trượt hả thầy? Con tôi học lực có đến nỗi nào đâu". Thầy lắc đầu: "Trượt, nhưng cố gắng có thể đỗ". Hai bà mẹ đến lúc này chỉ có nước kéo nhau ra về.
Nghe bói, phụ huynh được phen mừng hụt
Mùa thi, mùa các bậc phụ huynh đi xem bói đang nóng lên, tôi nhớ lại chuyện nhà bác tôi năm nào. Bác là một giáo viên dạy toán cấp hai nhưng cũng rất ham mê xem bói. Năm anh tôi thi đại học, ngay từ Tết bác đã chạy vạy khắp nơi để gieo quẻ lấy may. Bác nghe đồn "thầy" nào ở đâu dù xa đến mấy cũng bắt anh tôi đèo đến để xem cho bằng được.
Nghe bà hàng xóm rỉ tai "thầy" P. ở (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) xem rất chuẩn. Ngay từ ngày mùng 3 Tết bác đã sắm sửa lễ đi "thầy". Nhìn mặt anh tôi, "thầy" phán chắc nịch: "Đại hỷ, năm nay nhà chị chuyện gì cũng thuận nhất là cậu này đỗ cao lắm, không khéo lại thủ khoa". Bác tôi nở mày nở mặt ra về.
Ngày anh tôi đi thi bác cũng chẳng còn lo lắng gì sang "buôn" với các bà hàng xóm: "Cu nhà tôi lo gì, không đỗ mới là lạ. Thầy phán từ dạo Tết thế rồi". Bác thúc giục bác trai mua thêm gà, vịt quanh xóm chờ ngày có kết quả để khao cỗ cả làng.
Anh tôi từ không tin chuyện bói toán nhưng đi xem bói nghe thầy phán và thái độ hoan hỉ của mẹ đâm ra chủ quan trong việc học hành. Năm đấy anh thi vào Đại học Giao thông vận tải thiếu mất một điểm. Xem kết quả thi cả nhà ngỡ ngàng, anh tôi đóng cửa ngồi liền trong phòng mấy ngày.
Năm sau, anh ôn thi tiếp vào Đại học Bách khoa và tháng 6/2010 vừa qua anh đã nhận tấm bằng khá, trở thành một kĩ sư cơ khí. Mỗi lần có ai nhắc đến bói toán anh tôi lại nhìn sang bác tôi cười rất ẩn ý: "Mẹ có cần con đưa đi xem nữa không?".
Lễ càng nhiều đỗ càng cao
Mê bói không hẳn là các mẹ các chị, mà không thiếu những ông bố cũng tin sái cổ. Anh M.H (thành phố Vinh, Nghệ An) cũng không ngoại lệ, từ chuyện làm nhà, cưới hỏi, chọn bạn buôn...anh đều tín nhiệm duy nhất một thầy có tiếng trong thành phố. Anh H. cho biết: "Dân kinh doanh như tôi thì cực kì mê tín. Muốn linh nghiệm thì phải thành tâm, mà càng đi xem nhiều thầy thì càng mất thiêng nên tôi chỉ xem ở một thầy duy nhất thôi".
Xem vận may thi đỗ đại học cho một quý tử.
Lí giải cho cái sự "thành tâm" của mình bắt đầu từ việc anh H. đến nhờ thầy xem cho cô con gái thi đại học. Nghe thầy phán: "Năm nay năm hạn của quý cô, nhà phải cẩn thận không lại hỏng việc đại sự", anh H. đã lo ngay ngáy trong lòng. Nhưng vợ anh thì lại không tin bói toán, bĩu môi chê chồng mê tín dị đoan. Đến ngày đưa cô con gái rượu đi thi chẳng may va chạm xe, cô bé bị gãy chân phải đi cấp cứu và lỡ mất kì tuyển sinh. Về nhà anh H. được phen làm ầm ĩ với vợ, từ sau sự tình cờ trùng hợp ấy anh lại càng tin lời thầy.
Em Lê Thủy (Trường THPT Mỏ Trạng, Bắc Giang) năm nay thi đại học lần năm hai. Năm đầu em thi vào Đại học Thái Nguyên nhưng thiếu điểm. Thủy quyết tâm thi lần hai. Em tâm sự: "Năm nay em thi lần nữa mà không đỗ chắc bố bắt em vào Nam làm thuê mất nên mẹ em cũng lo lắng tìm hết thầy này thầy kia để xem bói". Mỗi lần đến thầy xem lễ, ít nhất cũng mất 50 nghìn, mặc dù thầy bảo là "tùy tâm". Nhưng dường như "lễ càng cao thì bói càng linh". Mẹ của Thủy cho biết: "Nếu lễ ít thì thầy phán ít lắm. Hỏi sao thầy cũng chỉ nói có thế thôi, muốn thầy nói nhiều hơn thì phải... thành tâm hơn". Thành tâm ở đây nghĩa là người đi xem lại phải móc hầu bao bỏ thêm tiền.
Chị N.Oanh (huyện Quế Phong, Nghệ An) thường nhắc lại câu chuyện cười ra nước mắt mỗi khi ai hỏi đến chuyện đi xem bói. Cơ quan chị Oanh có chị V.A cũng đã "cứng tuổi" nhưng không hiểu sao chưa kén được chồng. Năm đấy em gái chị V.A thi đại học, được đồng nghiệp rỉ tai, V.A đến một thầy ở trong huyện xem bói thi cử. Không ngờ đến nơi chị mới biết thầy kiêm luôn cả việc giải vận hạn của tình duyên.
Thầy phán nhà chị V.A có đứa trẻ chết yểu, nó "ám" cả nhà, cản trở đường tình duyên của chị. Nếu không giải thì chị có ngoài 35 cũng "chưa qua được đò". Tá hỏa, thế là nhà chị rước thầy về vừa giải hạn cho cô em thi đại học vừa giải hạn cho cô chị lấy chồng. Tốn kém tiền triệu, và khi gia chủ xót lòng thì thầy an ủi: "Nếu không thành tâm thì việc lớn khó mà thành". Thiếu tiền, bà mẹ chạy vạy hàng xóm, có đàn lợn con vừa lớn cũng kêu người đến bán. Năm đấy cô em gái của chị V.A trượt đại học, cả nhà phải xin cho đi học một trường trung cấp. Đến lúc này V.A thở dài: "Đúng là bói ra ma quét nhà ra rác, đi tong cả bạc triệu".
Theo VietNamNet
Sống ở chung cư: Cười ra nước mắt Hành lang chung thì bị biến thành nơi phơi quần áo Con cháu muốn mua nhà chung cư cho bố mẹ ở trên tầng cao để các cụ ở cho thoải mái. Nhưng các cụ nhất quyết không chịu vì lo rằng "sau này mình chết đi, việc ma chay tổ chức trên cao thế nào, rồi quan tài của mình làm sao...