Mẹ thấy mệt mỏi lắm rồi…
Những kí ức tồi tệ đó chưa khi nào nó quên nó trách bố, trách ông không làm tốt nghĩa vụ của một người chồng, một người cha. Nó thèm khát bố nó được như những ông bố trên quảng cáo ở tivi mà nó vẫn thường được xem, nhưng đâu phải những gì nó muốn đều được…
***
Ảnh minh họa
Thế là chỉ còn mấy ngày nữa là đến sinh nhật nó, không hiểu tại sao lần này nó lại háo hức nhiều đến thế, nhất định nó sẽ tự tổ chức cho mình một sinh nhật thật ý nghĩa thật vui giống như niềm vui mà vào ngày ngày của 24 năm về trước bố mẹ nó có được.. Nó quyết định thế bởi có một giấc mơ đã từ rất lâu rồi nó không còn mơ thấy, không hiểu tại sao cách đây vài ngày, giấc mơ này lại chạy về tìm nó. Có lẽ cái sự thật đó với nó quá tệ hại, mà người ta thường nói, những gì hoặc là thật tốt hoặc là thật xấu sẽ in sâu vào trí nhớ mỗi người vì thế điều mà nó cho là tồi tệ nhất và muốn quên đi nhất lại là điều khiến nó nhớ lâu nhất…
Cách đây 12 năm khi nó còn là một học sinh lớp sáu, gia đình nó bắt đầu gặp những biến cố, thực ra nó cũng không cho đó là biến cố vì đã gọi là biến cố thì đều là những chuyện đến một cách bất ngờ, còn ở gia đình nó, có lẽ nó phải gọi là “Tức nước vỡ bờ” thì mới đúng. Bởi sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó, và tại thời điểm đó thì có lẽ sự chịu đựng của mẹ nó với bố nó đã đi qua cái giới hạn cho phép. Bố nó là một người nghiện rượu nặng, vì thế những lần say xỉn không còn biết trời đất là đâu diễn ra thường xuyên trong gia đình nó, đã trở thành một kí ức xấu hằn lên trong đầu mỗi khi nó nhớ lại. Ngày đó tuy còn là một đứa nhỏ nhưng nó hiểu và chấp nhận một điều rằng bố nó có thể chén lên chén xuống trong những bữa mà nó gọi là cỗ, còn với những bữa cơm bình thường ở nhà mà chỉ có nó, chị nó, mẹ nó và bố thì bố nó không nên say như vậy. Những lần say xỉn khiến bố nó không còn làm chủ được lời nói cũng như cảm xúc của chính mình. Ông bắt đầu chửi bới thậm chí là đánh mắng nếu ông cho là cần thiết để răn đe. Đồ đạc trong nhà có lúc mới sắm đã phải bỏ đi vì bị biến dạng do bố nó bực tức và ném đi…Nó không còn nhớ đã xin bố nó mấy lần để bố nó không xuống tay đánh mẹ nó…Một cảnh tượng mẹ khóc, con khóc hòa lẫn âm thanh chửi bới, quát nạt của bố nó khiến nó ám ảnh rất nhiều năm sau đó. Lần nó cho rằng mẹ nó đau nhất có lẽ là lần bố nó cầm cái chén ném thẳng vào đầu mẹ nó, máu chảy từ chán xuống mặt, nó sợ đến run người, mẹ nó một tay che vết thương, một tay ôm con che cho con… mẹ ôm nó, chị cũng ôm nó, nhưng có lẽ là không đủ…nó vẫn khóc, vẫn sợ.. Những kí ức tồi tệ đó chưa khi nào nó quên nó trách bố, trách ông không làm tốt nghĩa vụ của một người chồng, một người cha. Nó thèm khát bố nó được như những ông bố trên quảng cáo ở tivi mà nó vẫn thường được xem, nhưng đâu phải những gì nó muốn đều được…
Nếu cảm xúc trong nó là một thì cảm xúc ở mẹ nó sẽ là mười, nó còn bé có thể sau một ngày, một tuần hoặc một tháng là nó quên đi cái cảm xúc tồi tệ đó, nhưng mẹ nó thì không thế. Mẹ nó không phải là trẻ con như nó, có thể quên nhanh sau một khoảng thời gian ngắn ngủi. Sự nhẫn nại và chịu đựng của mẹ nó có lẽ đã hết. Nó biết chắc điều đó bởi môt ngày, vô tình chính mắt nó đã nhìn thấy tờ giấy “Đơn ly hôn” mà mẹ nó dấu kĩ trong tủ, nó không biết mẹ nó đã viết từ khi nào, cầm tờ giấy trên tay, nó chẳng hiểu cảm xúc của mình là như thế nào, chỉ biết lúc đấy nó khóc, nước mắt cứ thế trào ra mặc dù không ai đánh nó, mắng nó, cũng không ai đánh hay mắng mẹ nó cả. Thế tại sao nó lại khóc? Cất tờ đơn vào đúng vị trí cũ, nó lờ đi như chưa từng nhìn thấy thứ gì…Nhưng mọi thứ cần đến sẽ đến chỉ là sớm hay muộn mà thôi, vài ngày sau mẹ nó quyết định nói cho nó biết những điều mẹ nó nghĩ và có lẽ sẽ nói về cả tờ đơn mà mẹ đã viết.
- Mẹ sẽ về ngoại? Con ở nhà với bố được chứ?
Video đang HOT
-Mẹ về ngoại bao lâu?
-Mẹ chưa biết, có thể là rất lâu.
-Vì sao mẹ lại về ngoại ạ?
-Mẹ thấy mệt mỏi lắm rồi…
Nó chững lại rất lâu như để nghĩ kĩ lại toàn bộ mọi thứ trước khi quyết định. Nó nói:
-Tùy mẹ thôi, con chỉ là một đứa trẻ con, con không hiểu cảm xúc của người lớn, cũng chẳng biết đâu là đúng là sai, cả mẹ và bố đều là người lớn cả rồi, chắc chắn sẽ biết nghĩ hơn con nhiều nên nếu mẹ nghĩ về ngoại là hợp lý thì mẹ cứ về ạ, con ở nhà cũng được.
Mẹ nó không nói gì, cả hai mẹ con đều im lặng….Nó không biết có phải vì câu nói của nó ngày đấy không mà sau hôm đấy nó thấy mẹ không đi đâu cả, cũng không nhắc đến tờ đơn hay bất cứ điều gì có liên quan đến chúng.
Nó trách bố nó nhiều lắm, nhưng nó cũng thương ông nhiều và trong nó có lẽ tình thương đã nhiều hơn sự trách móc. Khi không có bất cứ thứ nước có nồng đồ cồn nào trong người thì với nó, bố là người tuyệt vời nhất, nó nhớ đến những lần ông chở nó trên chiếc xe đạp cà tàng để đưa nó đi ăn phở, còn bố thì chỉ ăn một suất cơm bình dân và bảo nó “Con ăn đi, phở này bố ăn suốt rồi, nay bố ăn cơm vì bố thèm cơm”, nó nhớ những lần bố nó cho nó ngồi trên vai và đưa nó ra sông của làng để tập bơi, nó nhớ đã có lần bố nó cãi nhau với ông bác sĩ ở trạm xá vì ông ấy không đến tiêm đúng giờ cho con gái bố, nó nhớ những lần bố bảo với mẹ nó “mẹ mày thích ăn gì mai bố mua” hay là “mẹ mày có đi khám bệnh không, dạo này bố thấy mẹ mày mệt thế”…và còn nhiều hơn thế nữa, nó biết thực sự bố nó yêu nó, yêu chị nó cũng yêu mẹ nó rất nhiều, chỉ là…chỉ là đôi khi ông không biết mình đang nói gì, đang làm gì do có những thứ tác động vào mình.
Sau lần hai mẹ con nói chuyện, mẹ nó có lẽ đã nói gì đó với bố…và nó thấy, cả bố và mẹ đã có điều thay đổi, những cãi vã vẫn còn nhưng ít đi rất nhiều, quan trọng hơn cả là nó không còn thấy bố đánh mẹ nó nữa. Những lần say rượu bố vẫn cứ càm ràm, mắng chửi nhưng mẹ nó thì hoàn toàn im lặng, không nói gì và đứng dậy đi chỗ khác… nó học theo mẹ cũng đứng lên đi ra ngoài. Mẹ nó đã tìm ra một cách thực sự hợp lý, để có thể duy trì sự yên bình của một gia đình trong nhiều năm qua và cho đến tận bây giờ. Nó thương mẹ nhiều, nó biết mẹ đã vì nó mà chịu đựng rất nhiều, rất nhiều…nhưng nó cũng thương bố nó, bởi nó có mặt trên đời này là thành quả từ tình yêu của bố mẹ nó, chẳng qua thời gian và một số yếu tố làm bố nó không còn được như thời còn yêu mẹ nó, nhưng nó biết tình yêu của cả bố và mẹ dành cho nó đều giống nhau, có khác thì chỉ khác ở cách thể hiện mà thôi..và với nó gia đình vẫn là tài sản giá trị nhất mà nó có được khi đặt chân đến thế giới này.
Theo Iblog
Tôi đang phải trả giá cho sự lựa chọn mù quáng của mình
Cuộc sống của tôi hiện tại là cái giá phải trả cho những suy nghĩ nông cạn, đơn giản và ngây ngô về hôn nhân, gia đình, với tôi đó là cái giá quá đắt cho sự bồng bột của tuổi trẻ.
Anh là mối tình đầu của tôi - một cô sinh viên văn khoa năm cuối lãng mạn và luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng. Anh lại là người khéo chiều người yêu, luôn dành cho tôi những món quà bất ngờ, những bông hoa tôi thích và cả những lời có cánh. Anh không phải là kẻ lừa tình, không cố tình chiều chuộng tôi để đạt mục đích xấu. Anh yêu tôi thật lòng và mong được cưới khi tôi ra trường.
Tôi háo hức dẫn anh về ra mắt gia đình, tưởng bố mẹ sẽ rất hài lòng về chồng tương lai của cô con gái cưng, vì trông anh rất thư sinh, ăn nói khéo léo dễ nghe. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại, nhận xét của mẹ về anh khiến tôi choáng váng và giận mẹ.
Mẹ nói: "Cậu ấy không phải người xấu, nhưng sẽ không phải là người chồng tốt của con. Nếu con có ý định lấy cậu ấy làm chồng thì hãy từ bỏ ngay. Hãy tin mẹ!". Tôi hoàn toàn sụp đổ và hoài nghi về mẹ, liệu mẹ có thương tôi thật lòng? Liệu mẹ có muốn tôi hạnh phúc thực sự hay là đang trông chờ tôi lấy một anh đại gia nào đó để được nhờ vả?
Lúc nào anh cũng như chàng công tử bột mặc dù bố mẹ anh rất nghèo. (Ảnh minh họa)
Tôi bỏ qua mọi lời giải thích của mẹ về cuộc sống gia đình, mẹ nói mà tôi cứ vâng dạ cho qua chuyện, và tôi còn bào chữa cho những hành động, cử chỉ của anh mà mẹ cho là xấu. Tôi thấy mẹ đã quá xét nét, quá nghiêm khắc đối với anh.
Sau hôm về ra mắt, anh năng đến thăm nhà tôi hơn, còn mẹ thì càng ngày càng khắt khe và không ưng anh. Tôi nói với mẹ là nhất quyết sẽ lấy anh ấy, còn mẹ tôi thì cũng quyết liệt không kém: "Con lấy nó thì đừng coi mẹ là mẹ nữa!". Lúc đó tôi thấy thất vọng về mẹ vô cùng và kiến quyết sẽ lấy anh ấy.
Cuối cùng thì đám cưới của chúng tôi cũng được diễn ra, trong sự chúc phúc của họ hàng, bạn bè, và nụ cười gượng gạo, đôi mắt đượm lo âu của mẹ. Ngất ngây trong hạnh phúc không bao lâu, tôi có đứa con đầu lòng và dần thấm thía lời mẹ nói. Đúng! Anh ấy không xấu nhưng không phải là người chồng tốt. Tình yêu của anh đối với tôi vẫn như thuở ban đầu, vẫn là những lời nồng nàn có cánh, những món quà bó hoa lãng mạn, nhưng cái tôi cần ở anh thì anh lại không có, đó là sự vững chãi để có thể đảm đương trụ cột gia đình. Lúc nào anh cũng như chàng công tử bột mặc dù bố mẹ anh rất nghèo.
Sẽ không sao cả nếu cuộc sống chỉ có tôi và anh trong căn tập thể cũ của bố mẹ tôi cho, nhưng từ khi có con, tôi nghỉ ở nhà chăm con. Anh không hiểu được trách nhiệm của một người chồng, người bố là lo được cho vợ con cuộc sống tốt nhất có thể. Anh hờ hững và thản nhiên như không có trách nhiệm gì với gia đình.
Kinh tế gia đình tôi ngày càng xuống dốc khi nhu cầu chi tiêu ngày một tăng còn anh thì vẫn túc tắc đi làm công ăn lương, và vẫn chưa từ bỏ được thú vui nho nhã thời chưa lập gia đình là cà phê đọc sách, chải chuốt và ăn mặc bảnh bao. Bao lần tôi góp ý với anh, nhưng anh đều gạt đi và nói những suy nghĩ của tôi thật tầm thường. Anh khinh thường những thứ gọi là cơm áo gạo tiền.
Tôi phải vay mượn bạn bè khắp nơi để có tiền chi tiêu sinh hoạt hàng ngày cho gia đình. Một mình ôm đứa con 4 tháng tuổi vào bệnh viện khi con ốm, trong túi không có một đồng. Trong khi chồng tôi thì đi tham gia buổi offline của câu lạc bộ triết học, gọi điện không nghe máy, không còn nơi nào để vay tiền nữa, tôi cắn răng gọi mẹ. Từ khi lấy chồng, tôi ít về nhà, ít gọi điện và hầu như không tâm sự với mẹ.
Mẹ không trách móc, chỉ bồng nựng con tôi và cầm tay tôi nói: "Hãy vì đứa con mà cố gắng, con lựa chọn như thế rồi thì con phải gánh, không ai sống thay con được". Tôi đã òa khóc nức nở.
Thực sự tôi thấy có lỗi với mẹ rất nhiều. Cuộc sống của tôi hiện tại là cái giá phải trả cho những suy nghĩ nông cạn, đơn giản và ngây ngô về hôn nhân, gia đình, với tôi đó là cái giá quá đắt cho sự bồng bột của tuổi trẻ. Đến khi hiểu ra, thì có lẽ đã muộn rồi!
Theo Afamily
Món quà bất ngờ từ cô em gái nuôi của chồng Nam là người đàn ông chuẩn 10 có đầy đủ mọi thứ mà Lan mong muốn ở một người chồng, anh có nhà cửa và công việc đàng hoàng, lại không có thói hư tật xấu gì bên ngoài... Rất ngoan ngoãn và chỉn chu, nói thật là ở anh chả có điểm gì để chê cả ngoại trừ chuyện anh có 1...