Mẹ Thần Sét có thể gây mưa cực lớn đến 500mm
Sáng nay (18.8), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với 28 tỉnh, thành phố ven biển nhằm khẩn trương ứng phó với cơn bão số 3, còn có tên quốc tế là Mẹ Thần Sét.
Mở đầu cuộc họp, ông Dũng cho biết: “Bão số 3 tình hình rất phức tạp, dự báo tối mai (19.8) bão sẽ vào đất liền, vì vậy sáng nay tôi đã chỉ đạo khẩn cấp họp trực tuyến với 28 tỉnh, thành ven biển để đưa ra các giải pháp chủ động ứng phó bão”.
Nhiều tuyến đê biển sẽ nguy hiểm
Ông Trần Quang Hoài, Chánh Văn phòng thực trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, theo dự báo, bão số 3 hiện cách vùng biển Hải Phòng 250-300km. Bão khiến triều cường mạnh, gây ra song biển cao từ 3-5m, rất nguy hiểm cho các tuyến đê biển. Hiện tại, các lực lượng chức năng đã kêu gọi và thông báo trên 36.000 tàu thuyền, vẫn còn trên 3.000 tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trong vùng bão đi qua.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường báo cáo tại cuộc họp sáng 18.8.
Về đường đi, hướng đi của bão, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, tính đến 4h sáng 18.8, bão đang ở trên vùng biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10-11. Dự báo đến 4h ngày 19.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-13 và còn tiếp tục mạnh thêm.
TS Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: “Sau khi trao đổi với các trung tâm dự báo lớn trên thế giới, chúng tôi nhận định cơn bão này có hướng di chuyển là hướng Tây, khi vào đất liền, sức gió của bão mạnh ít nhất cấp 9, cao nhất cấp 11, gió giật mạnh ít nhất cấp 12 đến cấp 14. Các trung tâm dự báo Mỹ, Nhật, Trung Quốc đều có nhận định chung như thế”.
Dự báo bắt đầu từ ngày mai toàn bộ các tỉnh ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung bộ có mưa và gió giật mạnh. Sáng mai, bão ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh – Nghệ An, bắt đầu ảnh hưởng đến các bờ biển từ trưa chiều mai. Các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Thái Bình gió giật mạnh cấp 9-10.
Theo TS. Cường, hoàn lưu bão rộng, lượng mưa cơn bão đem lại rất lớn ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ từ 200-300mm. Với dự báo bão vào bờ sẽ kéo theo thủy triều cao 2,5-3m, sóng biển 3-5m từ Hải Phòng, Thanh Hóa, đặc biệt Nam Định, Thái Bình.
Video đang HOT
Đường đi bão số 3.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cũng cảnh báo: Do ảnh hưởng của bão, nhiều vùng sẽ có mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét là rất cao. Từ chiều 18.8 đến hết ngày 20.8 sẽ xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng trên toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với lượng mưa từ 200-300mm, có nơi trên 500mm.
Lũ sẽ xuất hiện trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang, với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-5m, hạ lưu từ 2-3m, đỉnh lũ ở mức báo động I đến báo động II; thượng lưu sông Mã, sông Bưởi lên trên mức báo động II, hạ lưu lên mức báo động I đến báo động II. Sông Cả, sông La lên mức báo động I.
Đại diện Bộ tư lệnh Biên phòng cho biết, hiện đã chỉ đạo các tỉnh Quảng Ninh đến Nghệ An bố trí lực lượng, tàu, ô tô chuẩn bị sẵn sàng chủ động tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Yêu cầu đồn biên phòng điều chỉnh các phương án phòng chống, phương án hậu cần, chỗ trú cho người dân. Đề nghị Trung tâm dự báo đưa tin sát hơn, cụ thể hơn về tâm bão sẽ vào đâu để các tỉnh có phương án cụ thể, cũng như điều động quân từ nơi khác đến sẵn sàng hỗ trợ. Hiện nay các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định còn nhiều lồng bè thủy sản và người, đề nghị các địa phương yêu cầu di dời lồng bè và người đến nơi an toàn.
Đề nghị phát tin dự báo liên tục
Về công tác chuẩn bị tại các địa phương, ông Phạm Văn Xuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết: “Chúng tôi đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt từ chiều qua đến nay, nhiều huyện ngay từ đêm qua đã triệu tập ban chỉ huy phòng chống để họp bàn. Trên biển còn 5 phương tiện và 15 lao động đang di chuyển vào bờ, trên 1.300 tàu thuyền khác đã vào nơi trú ẩn an toàn và đã liên lạc về cho gia đình được biết. Mong Trung tâm dự báo, Ban chỉ đạo Trung ương, các báo đài đưa tin liên tục để địa phương chủ động ứng phó”.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của bão, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai nhấn mạnh: “Tình hình diễn biến bão số 3 hết sức phức tạp, làm cho cấp độ, năng lượng hướng đi diễn biến khó lường. Vùng dự báo tác động trực tiếp từ Bắc Trung bộ trở ra, đây là vùng đã chịu tác động lớn từ 2 cơn bão trước đó. Cơn bão này khả năng gây mưa lớn ở những nơi đã ngậm nước nhiều, công tác ứng phó hết sức chú ý đến điểm này”.
Ông Cường cũng lưu ý: Vấn đề ứng cứu sản xuất, ứng cứu đê kè, cần hết sức chú ý. Dự kiến lượng mưa do cơn bão sẽ lớn, khả năng tác hại đến các địa phường là rất lớn nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Công tác chuẩn bị đối phó cơn bão số 3 ở mức cao nhất đối với các tỉnh ở Bắc miền Trung trở ra.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn yêu cầu: “Để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản từ bão số 3, tôi đề nghị Bộ TNMT tập trung chỉ đạo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương theo dõi sát diễn biến cơn bão, dự báo cảnh báo kịp thời chính xác để cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan liên quan để người dân chủ động ứng phó, đề nghị các cơ quan truyền thông tăng tần suất thời lượng phát sóng, cập nhật thường xuyên tình hình bão lũ”.
Đối với Bộ NNPTNT, Phó Thủ tướng chỉ đạo ngành thủy sản phối hợp bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương rà soát kiểm đến tàu thuyền trên biển, đặc biệt những tàu thuyền ở vùng nguy hiểm, yêu cầu tàu thuyền phải di chuyển vào những nơi tránh trú an toàn, tuyệt đối không để tàu thuyền ở lại ngoài biển…
Cảnh báo khẩn 17 tỉnh nguy cơ xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và vùng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; ngập úng ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng trũng thấp ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Theo Danviet
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng: 'Chống bão còn tâm lý thụ động'
Lắng nghe địa phương, bộ ngành báo cáo về bão Mirinae và Nida, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra công tác phòng chống thiên tai hiện có tình trạng bộ ngành làm quyết liệt, nhưng địa phương còn tâm lý thụ động, trông chờ sự chỉ đạo từ trên.
Ngày 8/8, tại hội nghị rút kinh nghiệm công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch Nam Định, cho biết dù chỉ đạo toàn tỉnh tập trung ứng phó với bão Mirinae, nhưng do nằm trong tâm bão nên tỉnh chịu thiệt hại trên 3.000 tỷ đồng, hàng chục nghìn ha lúa ngập úng, hàng chục nghìn cột điện gãy đổ.
Theo Chủ tịch tỉnh Nam Định, bên cạnh việc dự báo cấp bão và thời gian di chuyển chưa sát với thực tế, thì tâm lý chủ quan của người dân là một trong nguyên nhân gây thiệt hại lớn. "Bão mạnh giật cấp 12-13 chứ không phải cấp 9-10, đường đi của nó rất lạ, càng vào bờ càng mạnh. Kể từ năm 1986 chúng tôi mới chứng kiến cơn bão lớn như vậy", ông Nghị nói.
"Trước khi bão vào, theo kinh nghiệm dân gian là phải có sấm chớp, nhưng lần này thì không nên có tâm lý chủ quan", Chủ tịch Nam Định nói.
Gió giật cấp 9 ở Hà Nội trong bão Mirinae khiến nhiều cây xanh ở Hà Nội gãy, đổ. Ảnh: Bá Đô.
Đại diện nhiều bộ ngành cùng các địa phương đều nhận định Mirinae là bão mạnh, tốc độ nhanh, có phổ tác động lớn tới 4 tỉnh cùng vùng hoàn lưu xung quanh với cấp gió giật 12-13. Thông thường bão vào gần bờ sẽ giảm cấp, thời gian lưu 2-4 giờ, nhưng Mirinea khi vào đất liền gió mạnh duy trì 8-10 giờ. Khoảng thời gian gây mưa dài với lượng mưa trung bình 100-250 mm.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, bão hoạt động trong thời kỳ chuyển tiếp giữa El Nino và La Nina, nhiệt độ mặt nước biển nóng trên 31 độ C, miền Bắc và Trung lại vừa trải qua đợt nắng nóng kéo dài làm khí quyển bất ổn định, khiến bão hoạt động trái quy luật. Các dự báo của trung tâm khá sát về khu vực và thời gian đổ bộ, vùng ảnh hưởng trực tiếp trước từ 12 giờ đến 24 giờ.
Về tốc độ di chuyển của bão, ông Cường cho biết, bão có vận tốc 20 km/h từ khi vào vịnh Bắc Bộ, đến gần bờ biển Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình mới giảm xuống 5-10 km/h. Gần sát bờ biển bão đột ngột dừng lại và đi chậm. "Các bản tin chưa dự báo được sự chậm lại bất thường này nên cũng chưa cảnh báo được thời gian duy trì gió mạnh ở các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp lâu hơn so với quy luật thông thường. Thực tế, không trung tâm quốc tế nào dự báo được điều này. Đó là hạn chế của khoa học, công nghệ dự báo bão", ông Cường nói.
Với cấp độ gió mạnh khi đổ bộ vào đất liền, Trung tâm đã cảnh báo các cấp bão 8-9, giật cấp 10-11 trước khoảng 12-24 tiếng.
Hoàn lưu bão Nida khiến Lào Cai ngập trong biển nước ngày 5/8. Ảnh: CTV.
Các địa phương không ỷ lại Trung ương
Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho rằng, Mirinae là cơn bão không có tiền lệ, đi trái quy luật, nhưng nếu các tỉnh làm quyết liệt thì có thể giảm thiệt hại.
Theo ông Nghĩa, thông tin đến được người dân thế nào cần địa phương đánh giá, không phải tất cả phụ thuộc thông báo từ Trung ương với mấy chữ trong tin nhắn được. "Đề nghị nghiên cứu quy trách nhiệm rõ ràng, từ Trung ương thông tin như vậy thì cấp huyện, xã trách nhiệm đến đâu", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, các bộ ngành và địa phương phải rà soát chất lượng các công trình, cơ sở hạ tầng. Cơn bão Mirinae lần đầu tiên ghi nhận tình trạng mất điện trên diện rộng ở cả 4 tỉnh do hàng chục nghìn cột điện gãy đổ. Các địa phương không có điện để bơm tiêu cứu lúa, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân...
Tới dự hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh diễn biến mưa bão Mirinae và Nida cho thấy biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng khó lường, khó dự báo. Công tác phòng chống thiên tai hiện có tình trạng các bộ, ngành làm quyết liệt, nhưng dưới địa phương còn tâm lý thụ động, trông chờ sự chỉ đạo từ trên.
Ở các địa phương số người chết và mất tích nhiều một phần do tâm lý chủ quan của người dân nhưng cũng có phần trách nhiệm của chính quyền khi chưa quyết liệt sơ tán và cưỡng chế người dân ra khỏi nơi nguy hiểm. Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm qua thực tiễn ứng phó với mưa bão vừa qua và trong công tác tuyên truyền định hướng, nâng cao nhận thức của người dân, phòng chống thiên tai không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà là trách nhiệm chung của mỗi người dân, cộng đồng xã hội.
Bão Mirinae đổ bộ vào các tỉnh Thái Bình đến Ninh Bình ngày 27/7 gây gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-13 tại các tỉnh Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Bão Nida đi vào vùng biển đông bắc của bắc biển Đông ngày 31/7, đổ bộ lên đất liền Trung Quốc, gây mưa lớn cho các tỉnh Bắc Bộ.
Bão Mirinae làm 7 người chết và mất tích, 63 người bị thương; 3.000 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 83.000 nhà bị tốc mái, hư hỏng; hơn 216.000 ha lúa bị thiệt hại. Bão làm 32.000 cột điện bị gãy, nghiêng. Thiệt hại ước tính hơn 6.000 tỷ đồng.
Bão Nida không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, nhưng hoàn lưu bão làm chết và mất tích 13 người, 19 người bị thương; 58 nhà bị sập đổ, hơn 3.500 nhà bị tốc mái, hư hại; khoảng hơn 10.000 ha cây trồng bị ngập, vùi lấp; nhiều tuyến đường bị cô lập, ách tắc... Ước tổng thiệt hại 266 tỷ đồng.
Phạm Hương
Theo VNE
Phó thủ tướng: 'Sớm công bố biển miền Trung bao giờ an toàn' Để ổn định sản xuất, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên cùng các nhà khoa học đánh giá để sớm công bố biển miền Trung bao giờ an toàn. Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Tổng cục trưởng Môi trường Nguyễn Văn Tài đánh giá hiện tượng hải...