Mẹ Tèo mách kế níu giữ ô-sin ngày Tết
Nhiều mẹ lo sốt vó vì sợ người giúp việc sẽ về quê luôn sau khi nghỉ Tết.
Chuyện người giúp việc sau Tết mất hút, không thấy ló mặt lên nữa là chuyện thường gặp ở nhiều gia đình. Và các chị, các mẹ thường méo mặt vì những tình huống trớ trêu như thế này vì đầu năm bận rộn trăm công nghìn việc. Từ việc lễ bái tới chùa chiền, tiệc tùng tân niên cũng là chuyện không thể bỏ qua khiến các mẹ lo sốt vó. Thế nên, lúc này người giúp việc là rất cần thiết. Đầu năm đầu tháng ai đi thuê osin, mà có muốn cũng không có mà thuê.
Thu thập nhiều ý kiến của chị em, mẹ Tèo xin đưa ra một số cách giúp chị em níu chân osin sau Tết, tránh tình trạng ra Tết người giúp việc đi không lời từ biệt, gây khó khăn cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, chuyện giữ chân người giúp việc không phải ngày 1 ngày hai, mà phải có quá trình, ngay từ những ngày họ còn làm việc cùng với gia đình mình. Vì thế, việc này cần sự khéo léo của người chủ.
1. Đối xử tốt, bình đẳng với người giúp việc
Chủ nhà có thể thể hiện điều này bằng thái độ tôn trọng người giúp việc, đừng khi nào cũng coi họ là osin, người làm thuê, họ sẽ cảm thấy rất mất tự trọng. Không nên dùng những từ ngữ có nhiều tính sai khiến, chỉ thị, hãy thể hiện sự nhẹ nhàng giống như nhờ vả. Dù sao ‘lời nói không mất tiền mua’, thay vì cáu gắt, hãy nhẹ nhàng chỉ bảo họ để họ quen việc và có thể làm theo yêu cầu của mình.
Chị bạn cùng cơ quan của tôi cũng nhờ vào việc này mà giữ chân được cô giúp việc suốt 3 năm nay. Dù nhà cô ở dưới quê cũng nhiều việc, con cái cũng lo học hành nhưng vì tình cảm với gia đình chủ vả lại cũng yêu thương trẻ con nên cô quyết định ở lại giúp đỡ. Nhất là những ngày nhà chị chủ có việc, cô tận tụy nhiệt tình, thậm chí là về cả quê nội ngoại của chủ nhà để giúp nếu có đám giỗ chạp. Bởi hơn hết, người ta quý mến nhau, trân trọng nhau chứ không hẳn là trách nhiệm của người làm thuê.
Không có người giúp việc khổ thế này đây! (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Với lại, con chị bạn tôi rất quý bà, quấn bà như bà ngoại của mình vậy. Tình cảm ấy khiến bà và cả chị ấy đều mừng. Và chưa bao giờ người nào đến nhà chị có thể nhận ra đó là người giúp việc. Ai cũng đon đả chào hỏi giống như người trong nhà vậy. Thi thoảng chủ nhà cũng có thể mua cho người giúp việc bộ quần áo, đồ dùng bản thân để họ được dộng viên mà thấy được quan tâm, gần gũi hơn.
Mỗi người mỗi nghề, có người coi nghề giúp việc là cái gì đó thấy ít tự trọng, hoặc có khi họ ngại ngần khi nói mình đi giúp việc. Nhưng không hẳn vậy. Ở đâu quen đấy, ở hoàn cảnh nào hợp hoàn cảnh đó. Ai cũng muốn có một công việc tốt, và được tôn trọng. Thế nên, dù là việc gì, chỉ cần làm tròn trách nhiệm, làm tốt phần việc của mình thì đồng lương ấy mình nhận là xứng đáng, không có gì phải hổ thẹn cả.
2. Có hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận rõ ràng
Dù gì thì dù, nguyên tắc trên giấy tờ vẫn khiến người ta tin tưởng nhất. Mặc dù chẳng phải nghi ngờ nhau nhưng cứ giấy trắng mực đen thì sẽ chiếm được lòng tin của người khác. Tất nhiên, việc này cũng giống như một hợp đồng lao động, có lương thưởng, có chế độ rõ ràng. Đối phương sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc.
Gia đình tôi cũng đã từng tuân theo nguyên tắc này để giúp cho người giúp việc yên tâm hơn khi ở nhà mình. Tôi lúc nào cũng nghĩ, ai đi làm cũng cần có những chế độ tốt, không riêng gì người là nhà nước, công sở. Đối với người giúp việc, hàng quý tôi vẫn có một khoản thưởng nho nhỏ để động viên và thống nhất trả lương họ vào một ngày nhất định trong tháng. Có như thế họ mới dự liệu được cuộc sống của mình. Trên thực tế có nhiều gia đình trông chờ vào đồng lương của người nhà đi giúp việc, vì thế, nếu biết rõ ngày nào, họ sẽ mừng rỡ mà chuyển tiền về hoặc mang khoản tiền ấy về quê biếu xén.
Trên thực tế, có nhiều gia đình trông chờ vào đồng lương của người nhà đi giúp việc, vì thế, nếu biết rõ ngày nào, họ sẽ mừng rỡ mà chuyển tiền về hoặc mang khoản tiền ấy về quê biếu xén. (ảnh minh họa)
Vì nhà cô ở xa nên một năm tôi thống nhất cho cô về nhà vào những tháng nào, ngày lễ Tết nghỉ ngơi ra sao, mấy ngày và có cả khoản thưởng kèm theo. Thi thoảng cô về quê, tôi cũng gửi gắm quà cáp cho gia đình khiến cô vui lắm. Dù không phải quà gì to tát nhưng đó cũng là tấm lòng của người chủ nhà gửi tới gia đình cô. Như thế người ta cũng được động viên chút ít và mở mày mở mặt với người thân, họ hàng, bõ mang cái tiếng đi làm xa.
3. Thưởng Tết hấp dẫnNgười ta được tăng lương thì cô cũng được tăng lương, tất nhiên là tăng theo năm. Càng gắn bó lâu với nhà chủ thì càng có chế độ tốt, tăng lương thưởng hàng tháng hàng năm. Âu đó cũng là chuyện nên làm. Người giúp việc cũng nhờ vào đó mà nắm bắt được tinh thần và chủ động hơn với cuộc sống của mình.
Chủ nhà nên thoáng một chút trong chuyện thưởng Tết cho người giúp việc. Cả năm mới có một lần nên hãy thoáng hơn chút để người giúp việc cũng cảm thấy mình được coi trọng hơn. Ai cũng thế, năm hết Tết đến chỉ mong có khoản thưởng hậu hĩnh để mang về quê. Nếu nắm bắt được tâm lý này, chắc chắn sẽ là cách hữu hiệu để giữ chân người giúp việc.
Tiền không hẳn là vấn đề quá lớn nhưng đó là sự động viên, quan tâm tới gia đình người giúp việc. Ngoài tiền, chị em có thể chuẩn bị sẵn món quà Tết biếu tặng gia đình họ để họ cảm thấy được an ủi hơn.
Hãy thử làm theo những điều trên, hi vọng sẽ rất giúp ích cho chị em trong việc níu chân người giúp việc.
Theo Eva
Nịnh osin như nịnh mẹ chồng
Mấy ngày giáp Tết, chị tự nhiên biến thành người giúp việc, còn ô-sin thành chủ nhà.
Từ chuyện thưởng Tết thật cao
Ai đời, bà chủ đi mua đồ ăn sáng cho người giúp việc với lý do "nay tôi hơi ốm, cô đi mua đồ ăn sáng cho cả nhà nhé. Tôi nằm nghỉ tí'. Nghe đúng là lộn ruột nhưng chị Hoài vẫn phải im lặng chỉ vì nếu chị nổi khùng lên như những ngày trước, bà ấy sẽ đùng đùng dỗi bỏ về quê không nói một lời. Và cũng quên hết những gì đã hứa hẹn với chị sau khi hết Tết.
Mấy ngày giáp Tết, chị tự nhiên biến thành người giúp việc, còn ô-sin thành chủ nhà. Số là, chị đi làm công việc quá bận, chồng chị đi công tác liên miên, tuần hoặc thậm chí cả tháng mới về một lần. Ông bà nội ngoại thì đã yếu cả, nên chẳng ai có đủ sức để trị thằng cháu hư, hiếu động lại nghịch như quỷ sứ này. Nếu không vì bà giúp việc có sức khỏe dẻo dai, biết cách chăm trẻ, và không vì thằng cu Tũn nhà chị cứ bám riết lấy bà, không chịu theo ai thì chị cũng chẳng cầu cạnh như bây giờ. Và cũng vì thế, ô-sin càng lấn tới, cứ thấy con trai chị quấn lấy bà là bà có cớ không làm, chỉ ngồi ôm cháu. Còn cái việc khác thì chị làm tuốt.
Xót ruột không nỡ nhìn con khóc, chị đành phải gọi bà lên và hứa sẽ thưởng cho bà món tiền Tết hậu hĩnh. (ảnh minh họa)
Có lần, vì bực bội không chịu được, chị Hoài đã tính cho ba giúp việc nghỉ. Nhưng được mấy ngày bà không đi làm, thằng cu nhà chị đã khóc mếu, la lối đòi bà tới. Xót ruột không nỡ nhìn con khóc, chị đành phải gọi bà lên và hứa sẽ thưởng cho bà món tiền Tết hậu hĩnh.
Và bây giờ, vì đã trót hứa nên chi phải tiến hành theo. Chị đã để ra hơn chục triệu để thưởng cho ô-sin, tránh việc làm mất lòng bà, bà lại về quê thì chị không còn cách nào dỗ được con. Nghĩ mà ngán ngẩm hết cả người. Đi thuê người giúp việc, nuôi người giúp việc cũng tốn kém vạn phần. Lại còn, khi nào người giúp việc ưng số tiền thưởng Tết ấy thì chị mới yên lòng, chẳng may họ không ưng thì không biết còn cách nào không.
... Đến chuyện đích thân đưa osin về quê ăn Tết
Mấy ngày nay, thằng cu Tũn nhà chị đã khóc ầm lên vì biết tin bà sắp về quê ăn Tết. Khổ, cái thời thuê ô-sin, con cái còn theo họ hơn cả bố mẹ, nghĩ mà cũng nản nhưng vì công việc biết làm sao. Chỉ còn nước hi vọng tìm được người biết chăm sóc trẻ con, lại yêu thương chúng thật lòng. Người giúp việc nhà chị thì không chê vào đâu được về cách chăm sóc trẻ, bà có nhiều kinh nghiệm, thế nên chị an tâm nhiều vì phần này.
Ô-sin còn ăn chơi hơn bà chủ (ảnh minh họa)
Nhưng cũng vì thế, chị càng sợ hơn vì mấy ngày Tết không biết phải dỗ dành cu Tũn thế nào. Chị còn lo lắng, ra Tết mà bà không lên thì chết dở. Vì nhiều người, sau khi nhận tiền thưởng Tết xong là thôi hẳn. Thế nên, chi tính chuyện đánh xe đưa bà về quê ăn Tết để lấy lòng, vả lại cũng nhân tiện biết nhà luôn. Nếu ra Tết bà có trốn không lên thì còn biết đường mà về tìm, về động viên.
Đúng là ở thời buổi này, thuê người giúp việc đã khó, thuê được người cảm thấy yên tâm còn khó rất trăm nghì lần. Có biết bao vụ trộm cắp từ người giúp việc, lại còn có người hành hạ con nhà chủ, vì vậy, dù có phải cố gắng, có phải nhún mình cũng phải nịnh cho bằng được cô giúp việc này thì chị Hoài mới yên tâm để cu Tũn ở nhà để đi làm cả ngày được.
Theo Eva
Ôsin không về quê ăn Tết vì "yêu" ông chủ Ôsin trẻ vừa òa khóc thú nhận cái thai trong bụng chính là của "ông chủ" trẻ - tức là chồng chị. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Tết rồi mà nhà chị đang rối như tơ vò, chị không nghĩ có lúc rơi vào hoàn cảnh khóc dở, mếu dở thế này. Đã trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc,...