Mẹ sẽ kể con nghe các chú công an đã khổ thế nào để con được về với mẹ
Trong đời làm trinh sát, cán bộ điều tra, chưa có cuộc truy bắt tội phạm nào tôi nóng ruột như lần ra tận biên giới Lạng Sơn – Trung Quốc truy bắt ả mẹ mìn Lê Thị Mơ (32 tuổi, quê Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Hạnh phúc quá đỗi ngọt ngào khi chứng kiến cảnh người mẹ nước mắt lưng tròng ôm chặt đứa con trai bé bỏng 10 tháng tuổi vào lòng như không để mất đi một lần nữa – Thiếu tá Phan Văn Đường, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an huyện Trảng Bom, Đồng Nai tâm sự.
Đại tá Lý Quang Dũng và Thiếu tá Phan Văn Đường cùng niềm vui hạnh phúc của mẹ con chị Long
Chuyện bắt đầu vào sẩm tối ngày 29-1-2013, chị Lê Thị Long (33 tuổi, ngụ ấp 2, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) cùng những người thân trong gia đình đến Công an huyện Trảng Bom trình báo về việc con chị là cháu Dương Hoàng Anh (10 tháng tuổi) đã bị một phụ nữ bắt cóc. Theo lời chị Long, lúc 10 giờ sáng 29-1, một phụ nữ khoảng 30 tuổi đã nhiều lần bỏ mối giấy vệ sinh cho tiệm tạp hóa của chị bước vào nhà. Trò chuyện hơn tiếng đồng hồ thì người phụ nữ ra về. Khoảng 14 giờ cùng ngày, người phụ nữ quay trở lại chơi. Nghĩ đã quen biết, chị Long nhờ chị ta trông giúp cháu Hoàng Anh để ra sau nhà giặt quần áo. Xong việc chị Long vào nhà thì không thấy người khách và con trai đâu. Nghĩ cháu được người phụ nữ nọ bế dạo chơi đâu đó nên chị không bận tâm lắm. Tuy nhiên đến cuối buổi chiều vẫn không thấy người khách đưa con về, chị Long cùng gia đình hoảng hốt đi tìm nhưng người phụ nữ cùng đứa con trai của chị đã mất dạng.
Theo chỉ đạo của Thượng tá Bùi Văn Đại, Phó Công an huyện khẩn trương xác minh, được anh Nguyễn Văn Hùng, tài xế “ xe ôm” cho biết, sáng cùng ngày anh đỗ xe đón khách tại chốt đèn giao thông Khu công nghiệp Bàu Xéo (huyện Trảng Bom) thì được một phụ nữ thuê chở vào ấp 1, xã Sông Trầu. Người phụ nữ cho anh số điện thoại và hẹn khi nào xong việc sẽ điện anh vào đón.
Khoảng 14 giờ 30 cùng ngày, người phụ nữ nọ gọi điện yêu cầu anh Hùng vào Sông Trầu chở thị ra Quốc lộ 1 để đón xe buýt về thị xã Long Khánh. Đến nơi anh thấy người phụ nữ bế theo một cháu bé. Khẩn trương xác minh chủ thuê bao số điện thoại, chúng tôi xác định người phụ nữ thuê “xe ôm” tên là Lê Thị Mơ (32 tuổi, quê Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
Chúng tôi càng lo lắng hơn khi nắm được thông tin Mơ có người chị lấy chồng bên Trung Quốc, nếu chậm chân ả sẽ bán ngay đứa bé qua Trung Quốc thì lúc đó công tác điều tra sẽ khó khăn vô cùng. Đại tá Lý Quang Dũng, Trưởng Công an huyện chỉ đạo tôi khẩn trương lên đường ra Bắc truy bắt Mơ và đảm bảo an toàn cho đứa bé dẫu biết rằng hành trình đầy gian lao đang chờ phía trước. Máy bay hạ cánh xuống Sân bay Nội Bài lúc 18 giờ ngày 30-1, chúng tôi đón taxi về Hà Nội rồi thuê xe ôtô tự lái đi Thanh Hóa. Phối hợp với PC 52 (Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm) Thanh Hóa chúng tôi xác minh nhanh và được Cục Kỹ thuật nghiệp vụ Bộ Công an cho biết đối tượng đang đi về hướng Hà Trung, rồi Ninh Bình, Hải Phòng. Hơn 1 giờ sáng 1-2, phối hợp với Công an Hải Phòng, chúng tôi kiểm tra ở các bến xe, nhà ga nhưng không tìm thấy đối tượng. Khoảng 2 giờ sáng, được tin đối tượng đang di chuyển về hướng Quảng Ninh, chúng tôi lập tức phóng đi Quảng Ninh, trong khi ở Đồng Nai, Đại tá Nguyễn Văn Kim, Phó Giám đốc Công an tỉnh đã liên lạc với lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Ninh đề nghị phối hợp truy bắt đối tượng. Và trên đường đi, tôi liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh đề nghị giăng lưới dọc biên giới không để đối tượng trốn sang Trung Quốc.
Đến thành phố Móng Cái, chúng tôi phối hợp với Cảnh sát Hình sự Công an thành phố Móng Cái truy lùng, kiểm tra ở các bến xe, bến tàu và các địa bàn giáp ranh. Theo tọa độ mà Cục Kỹ thuật nghiệp vụ Bộ Công an chấm thì nhiều khả năng đối tượng đang ở khu vực nhà nghỉ Cao Sơn, phường Ka Long, nhưng khi chúng tôi kiểm tra nhà nghỉ Cao Sơn thì được biết đối tượng đã đi khỏi khoảng 30 phút. Nhận định đối tượng sẽ đi về hướng sông sang Trung Quốc, chúng tôi tức tốc di chuyển về hướng này thì lúc này Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cũng đang tổ chức giăng lưới dọc biên giới. Rạng sáng 1-2, tại khu vực cột mốc 1367 – 100 (thuộc khu Hồng Hà, phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái), các chiến sĩ Đồn Biên phòng Bắc Sơn phát hiện một phụ nữ đội mũ, che khẩu trang kín mặt, bế đứa bé đang đi về phía bờ sông Ka Long để xuống tàu sang Trung Quốc, các anh lập tức kiểm tra bắt giữ thì đúng là Lê Thị Mơ và cháu Hoàng Anh. Tại Đồn Biên phòng Bắc Sơn, Lê Thị Mơ khai do không có tiền về quê nên bắt cóc cháu Hoàng Anh mang sang Trung Quốc bán cho chị gái là Lê Thị Thắm với giá 20 triệu đồng. Mơ còn khai nhận, trước đó theo yêu cầu của chị gái, vào ngày 4-1-2013, Mơ vào trường Mầm non Xuân Tín, xã Xuân Tín (Thanh Hóa) gặp giáo viên xưng là dì của cháu Trần Ngọc Gia Bảo trong miền Nam ra xin đón cháu về nhà sớm. Thấy người lạ, cô giáo không đồng ý thì Mơ bỏ đi. Nếu vụ này thành công, Mơ sẽ đưa sang Trung Quốc cho chị gái mình như đã giao kết.
Được tin Lê Thị Mơ đã sa lưới, chúng tôi lập tức đến Đồn Biên phòng Bắc Sơn tiếp tục đấu tranh làm rõ tội trạng của Lê Thị Mơ. Sau đó chúng tôi gởi Thị Mơ vào Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh rồi đưa cháu Anh đến Bệnh viện thành phố Móng Cái kiểm tra sức khỏe. Nhận điện báo của chúng tôi, chị Long ra Quảng Ninh để cùng chăm sóc cháu Anh. Nhận lại đứa con trai bé bỏng từ tay chúng tôi, chị Long nghẹn ngào xúc động cảm ơn chúng tôi đã tái sinh đứa con của chị. “Lớn lên, mẹ sẽ kể cho con nghe các chú công an đã khổ như thế nào để con được trở về với mẹ con nhé!”. Nói rồi chị hôn lên tráng đứa con trai bé bỏng vô tư đang mỉm cười cùng mọi người.
Lập thành tích xuất sắc khi đã điều tra bắt giữ mẹ mìn bắt cóc đứa trẻ 10 tháng tuổi từ huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đưa ra biên giới Lạng Sơn để bán sang Trung Quốc, Thiếu tá Phan Văn Đường, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội, Trung úy trinh sát Lê Huy Nam và tập thể Công an huyện Trảng Bom đã được UBND tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen.
S.T
Theo lời kể của Thiếu tá Phan Văn Đường
Video đang HOT
Theo ANTD
Đại biểu Quốc hội ngồi thử ghế tại phòng họp Quốc hội mới
Trong cuộc kiểm tra thường xuyên tiến độ, chất lượng công trình Nhà Quốc hội sáng nay, 5/8, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng mời đại biểu Dương Trung Quốc cùng thăm, thị sát công trường. Đại biểu thử ghế ngồi, bấm nút trên bàn làm việc tại phòng họp chính.
Tại lối vào công trình phía đường Độc Lập, gặp Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) Nguyễn Tiến Thành, Bộ trưởng Xây dựng hỏi ngay tiến độ công việc, khả năng hoàn thành công trình đúng kế hoạch (kịp cho kỳ họp Quốc hội thứ 8 bắt đầu vào cuối tháng 10 năm nay). Ông Thành trình bày lo lắng vì tiến độ khá căng.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cắt ngang lời: "Không được nao núng, không có tư tưởng thoái lui. Mục tiêu đã đặt ra phải quyết tâm thực hiện cho bằng được".
Bộ trưởng Xây dựng yêu cầu Giám đốc BQLDA tổ chức giao ban nhanh tại hiện trường trước mỗi ca làm việc.
Hỏi thêm các đội trưởng, người phụ trách sản xuất khác, ông Thành xem đồng hồ trả lời 7h30 sáng, anh em đang giao ban đầu ngày. Bộ trưởng Xây dựng yêu cầu Giám đốc Ban Quản lý dự án tổ chức từng nhóm giao ban nhanh đầu giờ ngay ngoài trời, tại từng khu vực sản xuất để nắm bắt tình hình. Ông Dũng cũng nhắc đẩy sớm hơn giờ làm, tập trung lực lượng ngay từ đầu buổi để đáp ứng yêu cầu tiến độ vì công việc xây dựng, hơn ngành nào khác, cần tận dụng thời điểm làm việc đầu buổi sáng, đỡ nắng nóng, công nhân, người lao động đỡ mất sức.
Giám đốc Ban Quản lý dự án khẳng định đã huy động lực lượng lớn, đảm bảo 1.800 lao động trên công trường/ngày.
Vật liệu đã tập hợp đầy đủ tại chân công trình.
Bên trong tòa nhà, ông Nguyễn Tiến Thành báo cáo, việc lắp đặt hệ thống điện đã cơ bản hoàn thành với hơn 900km đường dây cơ điện động, 600km đường dây điện nhẹ (đường điện điều khiển). Phần thi công đá (đá treo tường, đá lát sàn...) cũng sẽ hoàn tất trong tháng này...
Các phần việc kỹ thuật đảm bảo khả năng vận hành của tòa nhà tại 2 tầng hầm như hệ thống điều hòa, thông gió, làm lạnh, hệ thống cấp nước, phòng cháy chữa cháy, hệ thống điều khiển trung tâm... đã hoàn thành lắp đặt, đang chạy thử từng phần (như hệ thống điện đã chạy, khai thác từ tháng 6).
Tại tầng -1, ông Thành cũng giới thiệu phòng họp báo với sức chứa 300 chỗ ngồi đã hoàn thành cơ bản. Một thư viện với đầy đủ phòng đọc, phòng lưu trữ, phòng khách... rộng rãi được bố trí gần cửa ra thang cuốn. Phòng trưng bày hiện vật Hoàng thành Thăng Long đang được đổ đất, xây sa bàn, bố trí phương án trưng bày...
Phòng họp chính hình tròn nằm ở trung tâm Nhà Quốc hội đang tiếp tục được thi công phần ốp tường, lắp đặt bàn ghế.
Ngồi thử vào một chiếc ghế của đại biểu, ông Dương Trung Quốc được giới thiệu về hệ thống nút bấm điện tử, thiết bị âm thanh... trên bàn điện tử. Toàn bộ hệ thống bàn làm việc với các thiết bị đi kèm đều được nhập khẩu từ nước ngoài, thiết kế hiện đại.
Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị trang bị hệ thống bảng điện tử tại phòng họp chính để người dân có thể biết được vị trí ngồi của từng đại biểu, thậm chí nhận biết đại biểu đó bấm nút biểu quyết như thế nào.
Thăm khu di sản Hoàng thành Thăng Long, đại biểu Quốc hội đề nghị Ban quản lý dự án tích cực làm việc với TP Hà Nội để thực hiện việc bảo vệ khu khảo cổ hiệu quả.
Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị lắp đặt bảng điện tử để người xem nhận biết được từng đại biểu khi bấm nút.
Làm việc thêm tại công trình, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Nhà Quốc hội mới. Theo đó, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một công trình xây dựng đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu hoàn thành về quy mô, chất lượng, hình thức kiến trúc cao trong khi thời gian thi công rất gấp.
"Để đạt được yêu cầu đề ra, Ban Quản lý phải chỉ đạo để tổ chức 40 nhà thầu đang thi công trên công trường làm thế nào phải phối hợp hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn, đặc biệt không được để xảy ra sự cố mất an toàn đối với người lao động. Công trình thi công cũng phải đảm bảo chất lượng, không chỉ về kết cấu mà cả phần hoàn thiện vì Nhà Quốc hội đòi hỏi yêu cầu kỹ, mỹ thuật rất cao. Dự kiến kỳ họp Quốc hội cuối năm sẽ tổ chức tại đây. Thời gian gấp mà khối lượng công việc còn rất lớn, cần quyết tâm cao nhất của các đơn vị" - Bộ trưởng Xây dựng nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành xây dựng cũng yêu cầu nhà thầu tăng người và có bộ phận kiểm soát chất lượng 24/24 giờ, thay thế nhà thầu không đảm bảo chất lượng và tiến độ, giao Thứ trưởng Cao Lại Quang có mặt, đốc thúc hàng ngày tại công trường còn Giám đốc Ban Quản lý dự án thì phải thường trực, dành toàn bộ thời gian tại hiện trường. Bộ trưởng Xây dựng nhắc dành thời gian chạy thử các hệ thống, không được để xảy ra sự cố như mất điện, mất hệ thống âm thanh, hệ thống điều khiển... khi vận hành tòa nhà.
Một số hình ảnh tại công trường thi công Nhà Quốc hội:
Công nhân thi công phần mái hiên tại cửa vào phía đường Bắc Sơn của công trình.
Toàn bộ đá ốp tường công trình được chế tác từ nước ngoài và được treo lên bằng giá chịu lực.
Khung cảnh trước cửa vào phòng họp chính, nhìn ra quảng trường Ba Đình.
Tường, trần phòng họp chính hình tròn đang được ốp gỗ, hoàn thiện trong khi hệ bàn nâng cho đại biểu đã lắp đặt được một nửa.
Công trình nhìn từ đường Bắc Sơn với lối đi lát đá xanh, tiểu cảnh, vườn hồng sẽ được khôi phục lại.
P.Thảo
Theo Dantri
"Máy chém" Sầm Sơn: Đuổi du khách ra khỏi khách sạn vì... không chịu ăn Do chỉ nghỉ mà không dùng dịch vụ ăn uống tại khách sạn, du khách nghỉ tại một số khách sạn, nhà nghỉ ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã bị đe dọa, đuổi đi. Ngày 21/7, nguồn tin từ Đội quản lý thị trường số 2 - Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa xử phạt 2 cơ sở kinh doanh...