“Mẹ sắp có em bé, mẹ hết thương con rồi”, người lớn ơi ngừng vô duyên đi!
Không khó để gặp phải những người “tuổi vẫn lên mà duyên vẫn xuống” ngoài xã hội và đặc biệt là trong khi nói chuyện, tương tác với trẻ nhỏ – những mầm xanh của đất nước.
Có những trò đùa, những lời nói mà khi được áp dụng, người lớn sẽ thấy đắc chí, hay ho mặc cho trẻ sợ chết khiếp, khóc nấc không thành tiếng, hoặc ngơ ngác vì chẳng hiểu nổi dụ ý sâu xa của họ trong những câu đùa vừa kém duyên của những bậc cha chú. Thế mà, khi mà bọn trẻ lớn lên “nhiễm” phải tính cách “tự cho là vui” của họ, thì “người lớn” lại tỏ thái độ bằng cách lớn tiếng quát là: hư hỏng, hỗn láo, láo toét, ghê gớm mới tí tuổi đầu… Rõ ràng đây là chuyện: người lớn không tôn trọng người nhỏ mà lại mong mình được tôn trọng, làm người lớn “lời” thật?
Không khó để thấy nhan nhản ngoài xã hội, dù tận sâu nông thôn, đến khu phát triển sầm uất các trường hợp người lớp vô duyên. Dường như, nó đã vô thức ăn sâu vào tiềm thức một bộ phận từ lúc nào không hay:
“Con ơi, chia cho bà/ông/chú/cô cục kẹo/miếng bánh/gấu bông… này đi”
Bất kỳ ai trong chúng ta đều có tính “giữ của”, nhất là những thứ chúng ta được tặng, được biếu, được cho… Không cần món đồ đó phải có giá trị, nhưng bạn phải có trách nhiệm với thứ thuộc quyền sở hữu của mình. Đối với trẻ con cũng vậy, con gấu bông/con búp bê yêu thích hay cái kẹo mút mãi mới xin được bố mẹ cho ấy mà, còn quý hơn vàng. Khi không ta vô duyên, vô cớ lại bắt đứa trẻ chia lại thứ nó đang quan tâm, dù đa phần chẳng thân thiết gì, bản thân đứa bé còn không biết bạn là ai?
Trường hợp đứa trẻ không cho, quấy khóc, thế là lại có dịp “phán” rằng”: “ Con anh/chị từ nhỏ đỏ “giữ của”/ích kỷ/ky bo… lớn lên không được đâu nhé!”.
Chỉ nhiêu đó thôi, chúng ta cũng thấy người lớn kém duyên vô cùng. Chưa kể đến chuyện, những bậc phụ huynh dễ tính thì không sau, nghiêm túc một chút thì có phải là tình cảm giữa người lớn – người lớn rạn nứt vì tội: Trù ẻo con tôi sau này thành người xấu, hay không?
“Cún của bà/ông lại đây nào!”
Không cần phải nói nhiều về câu chuyện này, nếu như đây không trùng hợp là tên ở nhà của bé. Thử nghĩ mà xem, khi nhận thức của bé còn non nớt, bé có phân biệt được bản thân khác với loài động vật mình được ví không? Việc tự tiện ví von hay đặc biệt danh bừa bãi cho bé khiến cha mẹ đau đầu không thôi. Ai lại muốn con mình được kêu như thế, hóa ra con mình là cún thì mình là…?
“Con không ngủ mẹ sẽ kêu ông kẹ đến bắt con”
Đối với một tờ giấy trắng tinh khôi như tâm hồn và trí não của trẻ nhỏ, chúng quá non nớt, cho nên sẽ tin tưởng những lời hù dọa của cha mẹ, dần dần sẽ khiến cho trẻ sợ hãi đối với bóng đêm, sợ hãi nhưng sinh vật khi đêm về đến bắt và làm hại mình. Về lâu dài, sẽ tạo thành ảnh hưởng không tốt cho trẻ, khiến trẻ nảy sinh những tưởng tượng không tốt, những định kiến phi logic.
Rất nhiều cha mẹ ông bà thường hay dùng đêm tối để hù dọa trẻ khi trẻ không nghe lời
Video đang HOT
“Cho bác/chú/cô/dì sờ “chim nhỏ” cái nào”
Câu nói này 80% các bạn “lỡ” phải nghe từ nhỏ đến lớn nhất là các bé trai, thậm chí người lớn còn lấy ngón tay búng vào bộ phận nhạy cảm của trẻ, hiện tượng này phổ biến ở các vùng nông thôn nơi mà quan niệm trọng nam khinh nữ, phải có cháu đít tôn nối dõi tông đường cho cả dòng họ.
Phụ huynh dạy con nhỏ cách phòng chống ấu dâm là như thế nào nhỉ? Có phải không cho người lạ đụng vào chỗ nhạy cảm của mình không? Hoặc là đụng chạm bất kỳ 1 bộ phận nào trên cơ thể khiến trẻ khó chịu, cáu gắt? Vậy hành động chào hỏi “chim nhỏ” có được tính là ấu dâm không? Trẻ nhỏ làm sao có khả năng phân biệt đâu là ấu dâm đúng nghĩa đâu là “đùa vui mang tính ấu dâm”? Bất kỳ một đứa trẻ dù trai hay gái đều không thích việc bị đụng chạm vào chỗ kín, cho nên bạn đừng cổ súy cho hành vi không đứng đắn ấy tồn tại bằng những hành động ngớ ngẩn như thế.
Đẻ con gái lớn lên nó theo chồng bỏ cha mẹ chứ được gì?
Người lớn chẳng suy nghĩ gì cứ nói thẳng vào mặt bé gái những nội dung kiểu như vậy, cứ như là áp đặt tương lai “bất hiếu” của một đứa con với cha mẹ của chúng. Thử tưởng tượng xem, trẻ nhỏ sẽ lớn lên ra sao với suy nghĩ rằng mình vô dụng, mình bỏ đi, mình chẳng có chút ý nghĩa hay giá trị gì trong mắt cha mẹ, gia đình? Rồi còn chuyện, gia đình mình ở chỉ là tạm bợ, mình là đứa trẻ “con gái là con nhà người ta” nữa chứ. Cái suy nghĩ tiêu cực, cổ hủ này nên xóa bỏ vĩnh viễn ngay từ bây giờ. Đừng để đứa bé lớn lên trong sự buồn tủi vì chúng là con gái, con nào chả là con, thời buổi nào rồi còn có chuyện “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”.
“Mẹ sắp có em bé, mẹ hết thương con rồi”
Thay vì trò chuyện với trẻ về sự háo hức và vui sướng khi gia đình chuẩn bị có thành viên mới, những câu nói như thế này sẽ khiến trẻ bị ám ảnh và suy nghĩ rất nhiều. Trẻ nhỏ rất ngây thơ, nó không hiểu nổi tình chị em/anh em là như thế nào, việc ba mẹ lúc đầu thương em, quấn quýt với em (vì em còn nhỏ) khiến trẻ nảy sinh tính đố kỵ. Đã có không biết bao nhiêu câu chuyện thương tâm chị ném em qua cửa sổ, bịt gối lên mặt em đến mức tử vong vì ngạt thở chỉ vì vì suy nghĩ ám ảnh trong đầu trẻ về việc bị ra rìa. Thế mà, người lớn vẫn cứ đùa như thế, chẳng biết vui chỗ nào, toàn thấy vô duyên hết phần thiên hạ thôi.
Trẻ nhỏ phải hiểu được thế nào là “anh em như thể tay chân” chứ không phải “có em là mẹ hết thương con”
Khen/chê ngoại hình của một đứa trẻ
Con anh/chị xinh quá, lớn lên tha hồ làm người mẫu/hoa hậu, chắc lớn lên nhiều anh theo lắm nha.
Đương nhiên, khi con cái được tán dương, cha mẹ thường thấy mát lòng mát dạ lắm. Thế nhưng, đây là một trong những nhận định không đúng từ tư duy non nớt của trẻ. Trẻ sẽ có sự lầm tưởng về ngoại hình của mình, cũng như mục tiêu cuộc sống, cứ đẹp là lớn lên sẽ nhiều anh theo, còn xấu xí thì độc thân suốt đời? Hoặc trẻ sẽ mang tâm lý, cứ xinh đẹp thì làm người mẫu, hoa hậu, chứ không cần học hành, bổ sung kiến thức, tư duy mỗi ngày mà làm gì, lớn lên tự khắc sẽ có cái ăn.
- Ngược lại với những lời khen là sự thản nhiên chê bai:
- Mới 1 năm không gặp con béo thế?
- Da bé đen quá, anh chị không cho bé mặc áo dài tay à?
- Nhìn con còi xương thế này chắc khó nuôi lắm….
Không cần bạn nhận xét, bậc làm cho làm mẹ nuôi con từng ngày đều thấy những thay đổi của bé, tự khắc sẽ có phương án khắc phục. Hoặc giả bé ốm đi/đen đi là do mới tham gia những chương trình kỹ năng ở trại hè, bé béo lên là do mới qua khỏi cơn bệnh, khiến bé thèm ăn… Thế nhưng, đừng nói lời kém duyên như thế, trẻ nhỏ sẽ nghĩ bạn không thích chúng, bạn tỏ ra chán ghét trước ngoại hình của chúng. Bên cạnh đó, trẻ còn nảy sinh tư tưởng “Mình là người xấu xí nhất quả đất rồi, ai gặp cũng chê mình kia mà” – việc xấu như thế đừng nên làm nữa “người lớn” ơi.
Bi kịch nhất là khi bạn buộc phải nghe một chương trình hài kịch mà bạn còn không hiểu nội dung nó muốn truyền tải suốt hàng giờ đồng hồ. Cứ cho là bạn không biết mách gây cười nằm ở đâu, bạn cũng có thể nắm được nội dung câu chuyện. Đằng này bạn như cõi trên, không hiểu mô tê gì hết, thì chương trình đó là hoàn toàn vô ích trong cuộc đời bạn. Thế nhưng, người lớn lại khác, phổ biến nhất là liên quan đến các vấn đề riêng tư của bố, mẹ, gia đình của trẻ, hoặc cứ xúi trẻ hôn môi bạn A, bạn B, dạy trẻ mấy câu nói bắt trend khiếm nhã… Lúc trẻ ngây thơ làm theo thì đám người lớn hô hố nói cười, vui vẻ đắc chí. Ngẫm lại, chẳng hiểu buồn cười nằm chỗ nào trong những chuyện này?
Nếu quả thật bạn là con út trong gia đình hoặc bạn là con 1 ít tiếp xúc với trẻ nhỏ… bạn hoàn toàn không có kinh nghiệm nói chuyện hay tương tác với trẻ, tốt nhất là nên chào hỏi bằng những câu hỏi thông thường, không động chạm đến quyền riêng tư hay thông tin cá nhân của trẻ, Nếu bạn vụng về cả trong giao tiếp, thì cứ mỉm cười, cười tươi khi gặp trẻ con, cho chúng cái kẹo, cái bánh thế là được. Hãy nhớ rằng trẻ nhỏ không phải là đối tượng để mang ra trêu đùa, bỡn cợt bởi những người lớn kém duyên.
Theo bestie.vn
Người quen cũ
Hôm gặp anh ở siêu thị, chị buột miệng gọi anh một tiếng 'chồng'. Gọi xong chị chết sững, họ có còn là chồng vợ nữa đâu.
Anh chị sống với nhau được 3 năm thì li hôn. Nguyên nhân không phải vì hết yêu, mà vì chị khó có em bé, bố mẹ anh lại quá hà khắc. Chị chẳng thể chịu nổi cuộc sống ngột ngạt ở nhà chồng. Anh lại nhu nhược, lúc nào cũng răm rắp nghe lời mẹ. Chị mệt mỏi nên chọn cách giải thoát cho mình.
Li hôn, chị thuê một căn chung cư nhỏ ở cùng hai người bạn gái cho đỡ buồn. Nơi chị ở khá gần nhà anh, nhưng chưa bao giờ chị gặp lại chồng cũ.
Cuộc sống của người phụ nữ sau li hôn không dễ dàng chút nào. Chị về quê thì bị xì xầm, bàn tán, ở thành phố thì buồn tủi. Chị phải tự mình lo lắng mọi thứ, bận rộn thì không sao, nhưng rảnh rang là lại nghĩ ngợi rồi buồn. Chị vẫn còn nhớ những ngày mới về ở cùng anh, cuộc sống thật yên bình, tươi đẹp.
Chị vẫn còn nhớ lắm những ngày mới về ở cùng anh, cuộc sống thật yên bình, tươi đẹp. Ảnh minh họa
Hồi ấy, dù bố mẹ chồng khó tính, chị vẫn có thể vào phòng ôm anh mà kể lể những ấm ức. Chị gọi anh là chồng, xưng là vợ, ngọt ngào, tình cảm. Những ngày chị mới biết mình khó có con, anh còn ôm chị suốt đêm vỗ về: "Vợ cố gắng lên, nếu ông trời không cho, mình nhận con nuôi cũng được nhé. Vừa giúp một bé nhỏ khác, vừa có đứa con để chăm sóc, thương yêu". Chị gật đầu, nép vào ngực anh mà ngủ.
Nhưng đó là lúc bố mẹ chồng chị chưa biết chuyện. Từ ngày người lớn biết, chị bị hắt hủi, ghẻ lạnh. Anh từ một người chồng yêu thương vợ hết lòng bắt đầu khó phân xử giữa mẹ và vợ. Họ cứ thế dần xa nhau.
Hôm trước, chị buồn quá chẳng biết đi đâu đành đi siêu thị một mình. Siêu thị chiều cuối tuần rất đông, người người nhanh chóng mua sắm để về chuẩn bị bữa tối. Chị chẳng vội nên đi vòng vòng quầy hàng này đến quầy hàng khác. Đây là siêu thị lúc trước hai vợ chồng chị rất hay đến để mua thực phẩm, đồ dùng cho cả tuần bận rộn. Chị vẫn có thể mường tượng ra cảnh gọi chồng lấy cái này, cái nọ. Anh cũng luôn miệng: Vợ ơi, nay ăn gì? Vợ ơi, nhà mình còn kem đánh răng, còn bột giặt không? Vợ mua thêm cho chồng một bộ dao cạo râu mới nhé...
Đang bâng khuâng với hoài niệm, chị chợt thấy anh. Tự nhiên, trong vô thức chị mừng rỡ gọi: "Chồng!".
Anh quay lại. Đúng là anh, nhưng tự nhiên chị chết sững trước câu gọi của mình. Họ có còn là vợ chồng đâu. Chị ngượng ngùng, bối rối, bèn chữa thẹn bằng câu chào: "Anh cũng đi siêu thị à?".
Anh cười gượng, chỉ ừ một tiếng. Hai người chẳng biết nói gì với nhau. Bỗng nhiên chị nghe một giọng phụ nữ vui vẻ phía sau: "Ai đấy anh?".
Chị nhận ra anh không đi một mình. Anh lúng túng, nói nhỏ với cô gái đi cùng: "Là người quen". Chị cười mỉm, gật đầu khẽ chào cô ấy, rồi đi sang một quầy hàng khác.
Ảnh minh họa
Chị rời khỏi siêu thị. Tự nhiên chị khóc, không phải vì ghen, không phải vì tiếc một mối tình. Mà bởi chị vẫn chưa quên anh, vẫn hoài niệm về cuộc hôn nhân tan vỡ, vì hai chữ "người quen" anh vừa thốt ra khiến chị tê tái lòng.
Anh đã có người mới, chị vẫn lẻ loi. Chị vẫn vô thức gọi anh là chồng khi vô tình chạm mặt. Anh chị có còn là chồng, là vợ nữa đâu.
Cuộc gặp gỡ chóng vánh giáng cho chị một cái tát đau, nhưng phút chốc cũng khiến chị tỉnh ra, cứng rắn hơn. Chị bỗng cười chính mình, đúng là vô duyên quá. Tự dưng gọi người ta là chồng. "Người quen" là chính xác mà, sao lại buồn? Không có con đã sao, hôn nhân tan vỡ đã sao, chị đang tự do kia mà.
Nước mắt đã khô tự lúc nào, lòng chị tĩnh lặng lại. Hai cô bạn vừa nhắn tin giục chị về để "lên đồ", họ đã đặt vé xem phim tối nay rồi. Chị mỉm cười bước vào thang máy bấm số tầng quen thuộc.
Hoàng Loan
Theo phunuonline.com.vn
Lên giường với gái già vừa xấu vừa hâm, tôi quỵ lụy xin cưới khiến ai cũng bất ngờ Lúc đầu cô ấy không đồng ý vì cho rằng tôi đã đối xử phũ phàng trước đây. Nhưng rồi sau bao nhiêu lần nỗ lực thuyết phục, cuối cùng cô ấy đã đồng ý cưới tôi như một sự ban ơn. Cuộc đời nhiều khi trớ trêu, tới mức không thể nào tưởng tượng nổi. 32 tuổi, đẹp trai, công ăn việc...