Mẹ ra đi khiến tôi mất chỗ dựa tinh thần
Tôi sinh ra và lớn lên tại Tây Nguyên, tuổi thơ có chút khó khăn nhưng trôi qua thật êm đềm, hạnh phúc bên gia đình.
Tuổi thơ rất nhiều kỷ niệm vui bên gia đình. Lớp 4-5 đã biết phụ mẹ đi chợ, lấy củi, mùn cưa, lấy chấu để mẹ chăn nuôi heo gà, phụ mẹ đỡ đẻ cho đàn heo. Hai mẹ con đi bán gà, bán trứng cút.
Học xong cấp 3, như bao bạn bè khác, tôi khăn gói lên Sài Gòn học và lập nghiệp. Tới nay tôi đã xa gia đình được 13 năm, bằng đó năm tôi ít được ở bên bố mẹ trừ khi lễ Tết, còn lại tập trung thời gian vào công việc. Tôi khát vọng lập nghiệp tại đây và mong ước mua được nhà để có thể có điều kiện gần gia đình mình hơn. Năm 2018, tôi đã mua được nhà, tuy còn ít nợ nhưng rất mừng vì mình sắp có thời gian được bên bố mẹ nhiều hơn. Nhiều lần thuyết phục mẹ nhưng mẹ vì lo cho bố và nhà cửa ở quê nên không an tâm lên đây. Mẹ cứ bảo các con lo làm ăn đi rồi mẹ sẽ thu xếp lên.
Những năm gần đây sức khỏe mẹ không tốt, bị bênh khớp lâu năm, rối loạn tiền đình và cao huyết áp, nhiều khi bố mẹ ở nhà một mình, chúng tôi rất lo. Anh chị em tôi đều có gia đình riêng, ở quê khó lập nghiệp nên đa số đi làm xa nhà. Một năm gần đây gia đình anh tư đã chuyển về ở bên cạnh bố mẹ. Năm 2019 mẹ đã lo cho tôi một đám cưới đầm ấm và hạnh phúc. Tôi đang hạnh phúc khi sắp chào đón thành viên mới thì một tin buồn ập tới. 13 ngày tôi xa mẹ thật sự, 8 ngày mẹ nằm viện anh em tô i túc trực, cầu mong phép màu để mẹ tỉnh dậy.
Ngày 17/3, mẹ còn khỏe mạnh điện thoại video nói chuyện với con cái, vậy mà 11h mẹ bị cơn khó thở và nằm viện bất tỉnh. Đêm 25/3 mẹ đã đi xa. Trước ngày mẹ nhập viện, 2 cuộc gọi nhỡ của mẹ mà tôi còn chưa kịp gọi lại, cảm thấy hối hận vì mình dành thời gian vào công việc nhiều quá, hối hận vì những lúc nói những câu làm mẹ buồn. Tết 2020 là cái Tết cuối cùng tôi được ở cùng mẹ, không hiểu sao như có linh cảm gì mà hôm đó ngồi tâm sự với mẹ tôi lại quay một đoạn video, mẹ nói ra những trăn trở. Cách đây hơn một tháng mẹ còn chuẩn bị cho tôi hũ rượu nếp cẩm, hũ bột nghệ, mẹ bảo tới tháng tôi sinh sẽ cố gắng lên thăm cháu.
Mẹ đã bước sang tuổi 71 nhưng khá hiện đại, sử dụng điện thoại thành thạo, nhắn tin cho con cái rất minh mẫn, luôn cho tôi những lời khuyên bổ ích trong công việc kinh doanh, cũng như khuyên sống sao cho phải đạo bên nhà chồng. Mỗi lần có áp lực, tôi đều chia sẻ với mẹ. Mẹ là chỗ dựa cho tôi khi gặp trắc trở trong cuộc sống. Cả cuộc đời mẹ chăm lo cho cho 5 anh chị em tôi hết sức vất vả và khó nhọc. Sinh tôi, mẹ bị bệnh nặng phải bán hết đất đai, tài sản để chữa bệnh. Từ đó mẹ nghỉ hưu sớm, bắt đầu cuộc sống bươn trải nuôi con trong khó khăn. Mẹ được nhiều đồng nghiệp yêu quý và tôn trọng. Tôi cảm thấy rất tự hào về mẹ. Mẹ có tư duy và nhạy bén trong kinh doanh.
Sau này khi anh chị em tôi lập gia đình và có công việc làm tạm ổn, đáng lẽ mẹ không phải nặng gánh về kinh tế nữa vì hàng tháng có lương hưu, lâu lâu các con gửi tiền về. Mẹ thương con cháu, thương gia đình anh chị tôi khó khăn và cậu út chưa lập gia đình, công việc chưa ổn định, nên mẹ lại tích góp.
Video đang HOT
Tôi buồn và cảm thấy không còn động lực trong cuộc sống nữa, mất đi một chỗ dựa tinh thần quan trọng. Tôi ước thời gian quay lại để được dành nhiều thời gian chăm sóc mẹ. Mẹ tôi đã yên nghỉ, thanh thản ra đi, không phải chịu đựng những cơn đau khớp hành hạ. Mẹ là một người mẹ tuyệt vời, luôn vì gia đình và con cháu. Đôi dòng tâm sự không biết nói cùng ai, mong được các bạn chia sẻ.
Ngân
Ông bố "đè nặng" các con chăm sóc người cô tàn tật bằng bản di chúc không ngờ
Biết nếu chỉ nói miệng, sẽ không có ai tình nguyện chăm sóc người em gái tàn tật của mình, ông bố đã để lại bản di chúc sâu cay khiến các con không thể không tuân theo.
Bản chi chúc của ông bố khiến các con sững sờ. Ảnh minh họa
Mới đây, một người phụ nữ đã gửi thắc mắc của mình về bản di chúc của bố chồng đến một tòa soạn báo với nội dung như sau:
"Bố chồng tôi mất, cả nhà nhốn nháo vì ông đi quá bất ngờ. Nhưng vài ngày sau đó, chúng tôi tìm được tờ di chúc của bố. Đọc xong, ai cũng bất ngờ.
Bố mẹ chồng tôi vốn sống và làm việc ở Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu, ông bà chuyển về quê, xây một căn nhà rộng rãi để ở.
Hàng ngày, mẹ tôi trồng rau, nuôi gà. Bố tôi chăm sóc vườn lan, ao cá và tiếp chuyện bạn bè hưu trí. Sức khỏe của bố mẹ rất tốt. Bố tôi còn nói, từ khi về quê, bố chưa phải uống viên thuốc nào.
Thế mà đùng 1 cái, bố tôi kêu chán ăn. 1 tuần sau thì ông mất sau giấc ngủ trưa. Mấy anh chị em tôi nhận điện của mẹ mà rụng rời chân tay. Ai nấy đều bất ngờ và thương xót bố.
Lo đám tang cho bố xong, anh trai cả sắp xếp lại phòng đọc sách của bố thì phát hiện một tờ di chúc, bố mới viết cách đó không lâu.
Bố viết, khi 3 con lập gia đình, xây nhà, bố đã cho tiền nên không được chia chác gì nữa. Hiện bố còn 1 cuốn sổ tiết kiệm, 2 căn nhà ở Hà Nội và căn nhà này ở quê.
Cuốn sổ tiết kiệm và căn nhà 3 tầng, rộng 70 m2 ở Hà Nội mang tên bố mẹ, nếu bố đi trước, bố để lại cho mẹ, mọi việc liên quan đến căn nhà, sau này do mẹ quyết.
Căn nhà ở quê sẽ làm nơi hương hỏa và chốn đi về cho con cháu nên không ai được bán.
Còn lại 1 căn nhà 2 tầng, rộng 50m2 mang tên bố ở Hà Nội, bố để lại cho cô Miền. Sau này, bất cứ ai chăm sóc tuổi già cho cô Miền thì người đó sẽ được thừa hưởng.
Chúng tôi nghe xong cứ tròn xoe mắt, không hiểu vì sao bố lại làm như thế.
Bố tôi và cô Miền là 2 anh em ruột thịt. Nhưng trong khi bố tôi học hành giỏi giang, sự nghiệp thành đạt, con cái cháu chắt đề huề thì cô thất học, bị tàn tật và sống cùng bố mẹ. Khi các cụ khuất núi, cô sống một mình trong căn nhà hương hỏa.
Tôi chợt nhớ ra, cách đây mấy năm, trước khi quyết định dọn về quê sống, bố tôi khoe, khi về sẽ xây căn nhà đầy đủ tiện nghi trên phần đất còn lại của ông bà rồi sống cùng với cô Miền.
Nhưng sau đó, không biết vì chuyện gì, bố tôi không xây nhà ở đó, cũng không đón cô đến ở cùng nữa. Mỗi lần chúng tôi từ Hà Nội về cũng chỉ chạy qua loa, biếu cô chút quà bánh chứ không thân thiết vì cô khá khó tính.
Bây giờ, đọc di nguyện của bố, tôi càng thấy khó hiểu hơn. Tôi hỏi mẹ thì mẹ chỉ chép miệng. Bà nói, tài sản của bố, bố cho ai thì tùy, mẹ không muốn nói ra nói vào.
Có lẽ bố muốn chúng tôi quan tâm đến cô, chăm sóc và lo cho cô lúc tuổi già. Thế nhưng, nếu như vậy, bố chỉ cần dặn dò các con, đâu nhất thiết phải chia cho cô một tài sản lớn như vậy?
Hay bố tôi có suy nghĩ sâu xa gì mà chúng tôi không hiểu. Hoặc có điều gì đó mà bố mẹ còn giấu chúng tôi?".
Tiền tài không mua được hạnh phúc nhưng thời này không có tiền, gia đình cũng không hạnh phúc được.
Đến đây chắc bạn đọc đều có thể thể hội ý tứ của ông bố chồng quá cố ở trên. Chuyện ngụ ngôn của phương Tây có kể rằng, để con lừa chịu đi không ngừng, người ta treo một củ cà rốt phía trước mặt nó. Thế là con vật sẽ luôn đi về phía trước để mong muốn ăn được củ cà rốt đó. Khi nào đến đích, cần dừng lại, củ cà rốt sẽ làm phần thưởng cho con vật ngoan ngoãn.
Thiết nghĩ, với "củ cà rốt" lớn 50m2, nằm tại thủ đô thì chắc bà cô tàn tật, thất học ở trên sẽ được con cháu hiếu kính chu đáo đến suốt đời.
Minh Khôi (T/h)
Bị cấm cản lấy anh lao công không xu dằn túi, gái xinh vẫn nhất quyết đòi cưới và cái kết có hậu sau 5 năm nằm gai nếm mật Nhiều lần hẹn hò ở bờ hồ, ăn kem Tràng Tiền 10 nghìn 1 chiếc, tôi cũng tủi thân khi nghĩ đến những cô gái khác ăn uống sang chảnh trong nhà hàng. Tôi luôn tin hai chữ Nhân - quả. Ở đời, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Bản thân chúng ta có sự cố gắng không ngừng, chắc chắn sẽ...