Mê quay video “sống ảo” cùng học sinh, giáo viên cẩn thận phạm luật
Mãi mê quay video đăng lên các diễn đàn mạng để sống ảo, nhiều giáo viên bị kỷ luật vì sử dụng hình ảnh chưa có sự cho phép, làm lộ danh tính học sinh.
Mạng là ảo nhưng ảnh hưởng là thật.
Hiện nay, nhiều diễn đàn mạng, ứng dụng “sống ảo” đang ngày càng phát triển và được nhiều người hưởng ứng cũng như thường xuyên đăng tải những đoạn clip “sống ảo” của mình để câu view. Trong số những người thích làm “người ảnh hưởng” này, có một số ít là giáo viên, đặc biệt là những thầy cô giáo mới ra trường, thuộc thế hệ genZ.
Việc dễ dàng đăng tải các đoạn clip, nội dung lên mạng để trở thành “người có sức ảnh hưởng” thu hút nhiều sự quan tâm của các giáo viên trẻ. Ảnh minh hoạ: Kỹ thuật quay chụp
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu các thầy, cô giáo này không sử dụng hình ảnh của học sinh trong đoạn clip của mình, rủ học trò quay clip “đu trend” gây nên nhiều lời tranh cãi. Mới đây, ban giám hiệu một trường tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã kỷ luật một giáo viên trong trường vì đoạn clip với nội dung “Đi dạy mà áp lực quá”, kèm theo đó là những cảnh quay thuyết minh trong lớp mình có toàn “con ông cháu cha”.
Một cô gái ở huyện Bình Chánh đã sản xuất video với nội dung không phù hợp, làm lộ mặt và thông tin của nhiều em học sinh trong lớp nên bị kỷ luật. Ảnh: T.T.
Trong đoạn clip, cô giáo khoe rằng học sinh của mình là con gái Chánh án, con đại gia bất động sản, con thầy hiệu trưởng… Tuy thông tin không được xác thực nhưng khiến không ít người thấy khó chịu. Ảnh: T.T.
Thậm chí, có em còn dùng quạt hoặc tay để che mặt mình lại nhưng cô vẫn gạt qua một bên, bất chấp với niềm “đam mê” của mình. Ảnh: T.T.
Video đang HOT
Rõ ràng việc sản xuất và đăng tải các video lên mạng là không sai nhưng việc ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác thì lại là một điều đáng trách. Đáng nói hơn, đối tượng bị lộ thông tin trong các đoạn clip này điều là các em học sinh, còn nhỏ tuổi và chưa đủ nhận thức.
Việc rủ học sinh đu trend, quay clip sống ảo khiến danh tính của các bạn nhỏ có thể bị lộ, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống. Ảnh minh hoạ: Secure
Đây quả thực là một việc làm cần phải xem lại, rút kinh nghiệm và tránh những lời nói không hay về hình tượng người giáo viên. Ảnh minh hoạ: H.T.
Xét trên phương diện pháp luật, hành vi rủ học trò cùng nhau quay clip này cũng không phù hợp với luật pháp của nước nhà và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Theo chia sẻ của ông Đặng Văn Cường, văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) với VOV, việc các giáo viên rủ học trò quay clip đăng lên mạng không phải là hành vi phục vụ cho giáo dục, hoàn toàn mang tính cá nhân và có nhiều nguy cơ như: Làm lộ thông tin trẻ, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng để làm hại các em học sinh.
“Về góc độ pháp lý, quyền hình ảnh được pháp luật bảo vệ. Trong nhiều trường hợp chưa chắc học sinh đã đồng ý để giáo viên sử dụng hình ảnh của mình đưa mạnh xã hội. Do vậy, việc sử dụng hình ảnh của trẻ em thì phải được trẻ em và người giám hộ là cha mẹ đồng ý” – Vị luật sư này chia sẻ. Ảnh: Việt Times
Dính đến luật pháp, các giáo viên cần phải cẩn trọng hơn để tránh sự sai lầm không đáng có. Ảnh minh hoạ: Luật Minh Khuê
Với việc phát triển mạnh mẽ của các diễn đàn mạng, mọi người cũng cần phải để ý hơn về hành vi của mình, tránh làm ra những việc gây ảnh hưởng đến chính bản thân mình và người khác. Đặc biệt là những giáo viên, người chịu trách nhiệm dung dưỡng lên những đầu tàu tương lai cho đất nước.
Cô Giáo Gen Z Đi Dạy Như Đi Chơi: Tặng Quà, Cho Học Sinh Thi Hoa Hậu
Đó là câu chuyện của Nguyễn Thị Khánh Linh, hiện đang là giáo viên thực tập tại Trường THPT Trần Phú (TP.HCM).
Trên kênh TikTok của mình, cô giáo Gen Z này thu về nhiều lượt xem và yêu thích từ công chúng nhờ những video ghi lại các khoảnh khắc vui nhộn trong lớp học do mình đảm nhận.
Hiểu được áp lực học tập của học sinh, cô giáo trẻ luôn tìm mọi cách để khiến các em vui vẻ, có được những giờ phút thư giãn để sớm lấy lại hứng thú cho việc học.
Chân dung cô giáo Gen Z được nhiều người yêu mến trên TikTok.
Khánh Linh chia sẻ, cô thương các em học sinh như em ruột trong nhà, vì thế, cô luôn dành cho các em những điều tốt nhất. Nhân dịp Valentine, cô giáo đã đích thân nấu 50 phần sô-cô-la để tặng cho học trò của mình. Trong những lần "không nhân dịp gì cả", cô Linh cũng bỏ công sức làm 50 phần rau câu dừa, đóng gói cẩn thận mang vào lớp "vỗ béo" các em.
Cô cho biết, dù những món quà ấy không đáng là bao, chỉ mang giá trị về mặt tinh thần và điều quan trọng nhất vẫn là cô trò được vui vẻ với nhau như người một nhà.
Những món quà nho nhỏ chứa đựng cả tâm huyết của cô giáo trẻ dành cho học sinh của mình.
Cô Linh không rõ rằng sau khi hết thời gian thực tập, cô trò có còn gặp lại nhau không nên cô muốn ghi lại bên các em những kỷ niệm khó phai nhất.
Cô giáo tổ chức cuộc thi hoa hậu tại lớp.
Khi những video "làm này làm kia" của cô giáo Linh lên sóng, có ý kiến cho rằng tại sao cô không chú tâm vào việc dạy học. Trước nhận định đó, cô Linh đã lên tiếng rằng cô chỉ muốn lồng ghép sự vui nhộn, gần gũi vào trong những tiết học nhưng việc học tập vẫn là chính. Mới đây, trong một tiết thuyết trình về một vấn đề xã hội, cô Linh đã "chơi lớn" tổ chức một cuộc thi hoa hậu nho nhỏ, dành chiếc vương miện cho học sinh có phần trình bày xuất sắc nhất.
Nhiều ý kiến quan ngại rằng tại sao cô Linh không chú tâm dạy học.
Cô cho biết sự vui vẻ, gần gũi giữa cô và trò sẽ khiến việc học tập hiệu quả hơn.
Trong các buổi học, cô thường lồng ghép những yếu tố vui nhộn, hấp dẫn vào để thu hút sự quan tâm theo dõi của học sinh.
Cụ thể, các em học sinh đại diện cho nhóm của mình sẽ đứng trên bục giảng (sân khấu) để trình bày quan điểm của mình về một vấn đề. Cô Linh khuyến khích những bạn rụt rè, nhút nhát dám đứng lên trình bày trước đám đông để rèn luyện sự tự tin. Các học sinh tham gia buổi thuyết trình đều được tặng quà, riêng bạn có cách diễn đạt thuyết phục nhất sẽ được trao tặng vương miện "nhà làm" và cả sash hoa hậu.
Ý tưởng hay ho của cô Linh khiến tiết học sinh động, vui vẻ hơn.
Các bạn trẻ thường hứng thú với sự mới lạ, vui vẻ nên sự lồng ghép hợp lý của cô Linh thu hút được sự quan tâm của các em.
Dù cố gắng tạo không khí vui tươi, sôi động cho các buổi học nhưng cô Linh vẫn chú trọng vào việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho các em học sinh. Nhờ vậy, nhiều học sinh đã bày tỏ sự ao ước được một lần học trong lớp của cô giáo Gen Z nhí nhảnh, đáng yêu này. Bạn nghĩ sao về việc làm của cô Linh?
Đùa quá trớn khi đi đám cưới: Cô dâu bức xúc vì trò đùa kém duyên Đám cưới được coi là ngày trọng đại của đời người, và nhiều người thân thiết của cô dâu chú rể thường có mặt để chúc phúc cho cặp đôi. Vào những thời khắc vui vẻ ấy, việc đùa giỡn để tạo niềm vui là rất cần thiết nhưng thật sự cần được tiết chế. Bởi trò đùa có thể đi quá xa...