Mẹ Quảng Nam khoe thực đơn ăn dặm cho con nhìn như nhà hàng 5 sao, bé 11 tháng đã “ăn cả thế giới” nhờ bí quyết đặc biệt
Những chia sẻ của chị Phương Vy chắc chắn sẽ ít nhiều giúp các mẹ đang muốn cho con ăn dặm theo phương pháp BLW học hỏi thêm được nhiều bí quyết thú vị.
Nếu như hành trình mang thai và sinh nở khiến chị em phụ nữ phải đối diện với nhiều sự mệt mỏi, đau đớn thì hành trình nuôi con cũng làm các mẹ hao tổn không ít tâm sức. Trải qua mỗi giai đoạn khác nhau, các mẹ lại phải đứng giữa những sự lựa chọn nên nuôi con theo cách nào? Tại sao là phương pháp này chứ không phải phương pháp khác?
Chị Trần Thị Phương Vy (Tam Kỳ, Quảng Nam) hiện là mẹ của bé trai tên ở nhà là Pig, 11 tháng tuổi cũng đã từng trải qua những cảm xúc như thế khi con bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm. Sau nhiều đắn đo, suy nghĩ, có cả sự phản đối, ủng hộ của gia đình, chị Vy đã quyết định chọn cho con ăn dặm theo phương pháp BLW (Baby Led Weaning) và hái được trái ngọt bất ngờ.
Từng định bỏ cuộc vì 2 tháng ròng kỳ công nấu nướng mà con chẳng chịu ăn
Chị Vy tâm sự chị là người cầu toàn, làm việc gì cũng phải am hiểu kỹ càng nên khi con trai được 4 tháng tuổi, chị đã bắt đầu tìm hiểu về các phương pháp ăn dặm cho con. Sau khi đọc nhiều sách, tham gia nhiều group và tham khảo kinh nghiệm của các mẹ đi trước, chị Vy quyết định cho con ăn dặm theo phương pháp ăn dặm BLW vì thích phương pháp này ngay lần đầu nghe thấy. Khi Pig được 6 tháng tuổi, chị bắt đầu cho con bước vào hành trình ăn dặm.
Chị Phương Vy thích phương pháp BLW ngay từ lần đầu tìm hiểu về nó.
“ Đó là 1 phương pháp rất hay, cho con được tự do khám phá thức ăn, cho con ăn thô bằng rau củ quả ngay từ đầu thay vì ăn cháo, tập cho con kĩ năng cầm, nắm, nhai, nuốt. Theo BLW, mẹ cần phải có 1 sự kiên trì và cái đầu lạnh, bởi sẽ chấp nhận việc con không ăn được gì nhiều và sự phản đối kịch liệt của cả gia đình.
Sau 2 tháng vật vã, nấu nấu nướng nướng, dọn lên dọn xuống, có hôm Pig chẳng chịu ăn gì, mẹ hì hục làm đồ ăn xong lại nhè, ném, vứt, khóc lóc đòi bế, nhiều lúc mình rất stress và nản, nghĩ thôi hay cứ ăn cháo cho xong.
Sau cái suy nghĩ đó mình lại lên group tìm video của các bé đã ăn tốt và “ăn cả thế giới” để lấy lại động lực. Mình vẫn nhớ hôm đó, lúc gần được 8 tháng tuổi, tự dưng Pig bốc cơm ăn, trước đó bé không hề động vào cơm. Pig ăn hết 6 miếng cơm nắm, 3 miếng trứng nhồi cải thảo, bắp non và cà chua. Mình thật sự ngạc nhiên không hiểu chuyện gì đang xảy ra, cuối cùng cũng gặt được quả ngọt đầu tiên” - chị Vy nhớ lại.
Chị tự tay chuẩn bị cho con những bữa ăn ngon miệng, đẹp mắt được các mẹ nhận xét nhìn như thực đơn nhà hàng 5 sao.
Sau 3 tháng ăn dặm theo phương pháp BLW, Pig đã hoàn thiện kỹ năng bốc nhón.
Ăn BLW sang tháng thứ 3 là kỹ năng bốc nhón của Pig rất ổn. Hiện tại bé Pig được 11 tháng tuổi, có thể “ăn cả thế giới”. Mỗi ngày Pig ăn BLW 2 bữa chính: Trưa và chiều tối. Bữa phụ thì có ngày có, ngày không hoặc ăn gộp vào bữa chiều tối. Chị Vy cho rằng không thật sự cần thiết phải chia ra thành nhiều bữa vì điều đó có thể khiến bé ăn bữa chính không hiệu quả.
Mỗi ngày, Pig ăn thêm 3 cữ sữa, mỗi cữ 200-210ml. Chị Vy cũng đang bắt đầu giới thiệu việc dùng thìa, dĩa cho con.
Thành công mỹ mãn nhờ kiên trì và tôn trọng sở thích của con, bé 11 tháng tuổi có thể “ăn cả thế giới”
Nói về những lợi ích khi cho con ăn dặm theo phương pháp BLW, chị Vy chia sẻ: “ Cái lợi đầu tiên chính là việc mẹ không phải đau đầu, stress về việc con ăn nhiều hay ít. Còn con sẽ không có cảm giác bị nhồi nhét thức ăn, thay vào đó có thể thỏa sức khám phá những cái mới lạ.
Theo BLW, nhất định phải có tư tưởng mặc định trong đầu: “Con ăn bao nhiêu là tùy, không ép, tôn trọng quyết định của con”. Từ đó mà mỗi bữa ăn hai mẹ con đều rất vui vẻ.
Video đang HOT
Cái lợi nữa đó chính là so với những bạn cùng tháng tuổi khác, Pig đã có thể ăn thô tốt và ăn được thức ăn giống người lớn. Pig đi du lịch lúc 9 tháng, mẹ chỉ việc đem sữa hộp, bánh ăn dặm, vài gói cháo ăn liền và cứ thế ăn những gì người lớn ăn, chủ yếu đồ hấp và cơm“.
Hiện tại khi được 11 tháng tuổi, Pig có thể “ăn cả thế giới”, kỹ năng ăn thô điêu luyện.
Đa số thực đơn của con trai đều được chị Vy tham khảo từ sách, trong các group và cũng tự sáng tạo thêm. Các bữa ăn luôn theo tiêu chí nhanh, gọn vì mẹ Pig cũng rất bận công việc. Nhưng dù thế nào cũng phải luôn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng với 4 nhóm chất: Tinh bột, đạm từ động vật và thực vật, chất xơ, chất béo.
Hiện tại bé đang lớn dần nên việc cung cấp dinh dưỡng từ việc ăn dặm rất cần thiết, cần bổ sung thật đầy đủ các nhóm chất mỗi ngày để cân bằng dinh dưỡng. Chị Vy luôn thay đổi thực đơn hàng ngày để tránh việc con bị nhàm chán. Nhiều mẹ nghĩ rằng việc chuẩn bị đồ ăn cho con sẽ rất mất thời gian nhưng chị Vy tiết lộ, việc chế biến 1 bữa BLW cho bé không hề tốn nhiều thời gian nếu mẹ biết cách sắp xếp hợp lý.
Chị thường phân chia các loại thực phẩm theo từng nhóm chất, sau đó lên thực đơn 1 tháng, đi chợ mua đồ dùng trong một tuần. Thịt, cá… cất ở ngăn đông còn rau, củ, quả rửa sạch để ngăn mát. Có thực đơn sẵn sẽ tiết kiệm được thời gian, đỡ phải suy nghĩ hôm nay ăn món gì. Vì nuôi con theo phương pháp EASY nên chị Vy cũng dễ sắp xếp lịch trình. Tranh thủ lúc con ngủ, chị Vy bắt tay vào nấu nướng, bày biện, tất cả mất khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Chị Vy cho rằng điều quan trọng nhất khi cho con ăn dặm theo phương pháp BLW là các mẹ phải hiểu con muốn gì, tôn trọng sở thích của con và kiên trì, nhẫn nại.
Trong 2 bữa BLW, chị Vy sẽ chuẩn bị 1 bữa kỳ công, đồ ăn đa dạng và 1 bữa theo tiêu chí nhanh, gọn, nhẹ, các món đơn giản nhưng phải ngon, hợp khẩu vị của con. Vì vậy mà trong các bữa ăn, Pig rất hợp tác vì đồ ăn mẹ chuẩn bị đúng ý mình. Chi phí thì tùy hôm, có hôm “cây nhà lá vườn” chẳng tốn bao nhiêu nhưng có hôm ăn sang hơn như: Cua, ghẹ, tôm, chim bồ câu… thì có thể hết vài trăm nghìn đồng.
Đa số các món mẹ làm Pig đều rất thích. Chị Vy luôn cố gắng hiểu con, dành thời gian quan sát con từ lúc bắt đầu ăn dặm cho đến hiện tại. Chị cho con ăn tất cả mọi thứ, quan sát xem con thích ăn gì, không thích món gì, từ đó chế biến thực phẩm sao cho phù hợp với sở thích của bé.
Đó cũng chính là bí quyết và là vấn đề quan trọng nhất khi cho con ăn dặm theo phương pháp BLW, mẹ hiểu con muốn gì, tôn trọng sở thích của con và kiên trì, nhẫn nại, chịu khó thì sẽ thành công.
“ Mỗi đứa trẻ là 1 cá thể khác nhau, có bé đã có thể ăn tốt ngay từ lần đầu tập, bốc nhón tốt và ăn uống rất hiệu quả sau vài tháng, nhưng cũng có 1 số bé 11-12 tháng vẫn chưa thật sự ăn uống tốt và hoàn thiện kĩ năng. Việc của mẹ là hãy đặt niềm tin ở con và tin vào những điều mình làm, xem mỗi chặng đường đi qua là một niềm vui, ăn uống là bản năng và quả ngọt sẽ đến với những bà mẹ kiên trì và yêu con” – chị Vy nhắn nhủ.
Thực đơn ăn dặm 3 trong 1 đặc biệt của mẹ Việt hút tới hơn 1000 lượt chia sẻ của dân mạng
Chắc chắn không ít người phải thốt lên "sao lại khéo léo như thế này", khi ngắm nhìn thực đơn ăn dặm 3in1 của chị Phượng (26 tuổi, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Với bản năng của người mẹ, cùng với sự phát triển của con, chị Phượng đã tìm cho mình được sự kết hợp hài hòa và hiệu quả, với 3 phương pháp ăn dặm phố biến hiện nay là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy BLW giúp bé vừa ăn ngon miệng, lại tăng cân đều đều vừa hoàn thiện được nhiều kỹ năng cho con.
Chị Phượng và bé Nhím (Ảnh: NVCC)
"Tâm huyết của mẹ trong từng bữa ăn, từ những ngày đầu ăn món khác lạ ngoài sữa là điều mà không phải ai cũng hiểu được. Làm mẹ vất vả thật, nhưng bù lại là niềm vui - niềm hạnh phúc khi con được lớn lên và phát triển khoẻ mạnh đầy dinh dưỡng", chị Phượng tâm sự.
Theo đó, bà mẹ Sài thành cho biết, bé Nhím ăn dặm kết hợp 3in1 từ lúc 6 tháng. Hiện tại, con đã hơn 1 tuổi, nói không với TV, IPAD, điện thoại. Quan sát thấy bé Nhím ngồi vững vào ghế, nên chị đã không ngại kết hợp ăn dặm BLW.
Chị cho biết thêm, sau thời gian Nhím 4 tháng tuổi, chị đã mua sách và tìm hiểu trước về ăn dặm để không bị bỡ ngỡ. Chị cho bé kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, để bé làm quen với vị ngọt tự nhiên của tinh bột và rau củ quả, để bé cảm nhận thích - ghét như thế nào. Trong khi đó, kết hợp ăn dặm BLW cùng 2 phương pháp ăn dặm trên, để giúp bé ăn thô tốt hơn, bé sẽ chịu khó nhai thức ăn hơn vì việc nhai thức ăn rất tốt cho tiêu hoá. BLW còn giúp bé khám phá màu sắc, hình thù đa dạng của thức ăn, đặc biệt ăn dặm BLW giúp con tự lập trong việc ăn uống.
Nhím rất hào hứng với mỗi bữa ăn dặm (Ảnh: NVCC)
Chị Phượng rất hạnh phúc, khi mới bắt đầu ăn dặm, bé Nhím đều thích thú và hào hứng. Trộm vía phương pháp ăn dặm nào, con cũng ăn rất ngoan, và hợp tác tốt với mẹ.
"Thời gian đầu mình cho con ăn cháo rây theo tỉ lệ 1:10, tức là 1 gạo 10 nước theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, kết hợp với nước Dashi. Trong 1 tháng đầu bữa ăn không được vượt quá giới hạn 40ml, sau đó tăng dần độ thô cho con, kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW theo từng giai đoạn", mẹ Nhím chia sẻ.
Theo chị Phượng, để bé hào hứng trong mỗi bữa ăn, người mẹ trong quá trình chuẩn bị đồ ăn dặm nên đa dạng hoá thực đơn. Các cữ ăn và bú cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ, để bé có cảm giác đói và thèm ăn hơn, không ăn vặt trước giờ ăn 2 tiếng. Chị Phượng cũng tranh thủ chuẩn bị đồ ăn dặm cho con trong khi bé ngủ.
Hầu như phương pháp nào con cũng đều phối hợp hiệu quả (Ảnh: NVCC)
Bà mẹ trẻ bày tỏ: "Quan điểm của tôi là tuyệt đối không ăn rong, ăn không nước mắt, không đặt nặng áp lực ăn được bao nhiêu, ăn theo nhu cầu của con, một muỗng cũng là ăn. Bữa ăn không quá 30 phút, nếu con từ chối phải mạnh dạn dọn xuống, không ép trẻ ăn. Tập cho con ăn từ loãng đến thô dần. Khi ăn không phân tán sự chú ý của con bằng ti vi, điện thoại, máy tính, đồ chơi".
Ngoài ra, bố mẹ cần chia giờ giấc ăn ngủ của con khoa học, tập cho con ăn theo các bữa cố định trong ngày, chứ không phải cho con ăn bất cứ thời điểm nào con đòi.
Thông thường, thực đơn hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng cho con, được chị Phượng chế biến trong thời gian ngắn, cực kì đơn giản. Sáng bé ăn cháo, chị nấu cháo sẵn từ sáng vậy là đến bữa ăn của bé chỉ mất 15-20 phút, chế biến thực phẩm để nấu cùng.
Trong khi đó, đến bữa ăn BLW, đồ ăn của bé chủ yếu là đồ hấp nên cũng khá là nhanh, chỉ khoảng 15-20 phút với ngày ăn đơn giản. Ngày nào làm bánh cho bé, chị chuẩn bị từ chiều tranh thủ lúc con ngủ, đến bữa bé ăn chỉ cần làm nóng lại đồ ăn.
Thông qua hành trình cho con ăn dặm nhiều cảm xúc, chị Phượng đưa ra lời khuyên rằng:
Các mẹ nên nấu nên chú ý và đảm bảo những món ăn dặm dành cho con yêu phải bao gồm đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: chất đường, chất đạm, chất béo, rau củ và trái cây.
Nguồn thực phẩm ăn dặm phải tươi ngon có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khoẻ cho bé.
Nên sử dụng đa dạng phong phú các loại thực phẩm rau củ quả cũng như chất đạm như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, lươn, ngao... theo từng giai đoạn ăn dặm của con trong từng tháng khác nhau.
Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã để lâu ngày (kể cả thực phẩm ở trong tủ lạnh), trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé của cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi và không ăn đồ đóng hộp vì có chất bảo quản. Vì các bé dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ, cũng như hoàn thiện các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể.
Cùng tham khảo thực đơn ăn dặm 3in1 của chị Phượng dưới đây:
Con không chịu ăn rau, mẹ Sài Gòn chế biến rau, củ thành 1001 món bánh ăn dặm vừa ngon, vừa rẻ Nhờ sự thay đổi trong cách chế biến của mẹ, con trai chị Yến rất hứng thú với những món bánh mẹ làm. Cũng nhờ cách này mà bé ăn được nhiều loại rau hơn. Chị Nguyễn Mai Hoàng Yến (TP.HCM) chia sẻ, con trai của chị hiện được hơn 10 tháng tuổi, và chị đã bắt đầu cho bé ăn dặm từ...