“Mẹ ơi, xuân này con không về”: tết bỗng chốc thu bé lại bằng nỗi nhớ nhà quay quắt
Tết đến Xuân về là dịp mà cả gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau, cùng nhau vui vẻ bên bữa cơm tất niên, đón giao thừa. Thế nhưng, vẫn có những người con đi làm xa quê lại chẳng thể về cùng gia đình kịp đón Tết.
Tết là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau trò chuyện, nhìn lại một năm cũ đã qua và hướng đến một năm mới sắp đến. Thế nhưng, vẫn có những người con đi làm xa quê lại chẳng thể về cùng gia đình kịp đón Tết.
Dịp Tết là dịp để cả nhà sum vầy bên nhau. Ảnh: Tạp chí Tuyên Giáo
“Mẹ ơi, Tết này con không về…”
Cả một năm làm việc vất vả, lo toan cho cuộc sống thế mà cũng chẳng đủ tiền để về quê đón Tết. Cái không khí chộn rộn của Tết đã đến thật gần, những chuyến xe chạy đêm ngày trên khắp các nẻo đường, những chậu hoa mai, cúc, đào được bày bán nhộn nhịp. Mọi người nhà nhà tất bật cùng nhau đi sắm Tết. Những hình ảnh vui tươi tràn ngập cả một thành phố lại khiến những người con xa quê lại thấy chạnh lòng khi nhớ về gia đình, quê hương. Họ cũng muốn được đoàn tụ cùng gia đình, cha mẹ và đàn em nhưng điều kiện không cho phép nên đành gói ghém, nén chặt nỗi nhớ ấy vào lòng!
Video đang HOT
Những hình ảnh vui tươi tràn ngập cả một thành phố lại khiến những người con xa quê lại thấy chạnh lòng khi nhớ về gia đình, quê hương. Ảnh: nxbhanoi
Nhưng biết làm sao, chẳng thể nghỉ làm được vì đó là miếng cơm manh áo, là những đồng tiền ít ỏi để những người con xa xứ có thể mưu sinh từng ngày.
Những lời nói dối chân thật
Tết – chỉ một từ thôi nhưng lại hàm chứa biết bao nhiêu ý nghĩa, kỉ niệm. Đối với những người con xa xứ, họ nhớ hình ảnh những chậu mai vàng rực rỡ, những cành đào thắm hồng, chậu quất cảnh sum suê. Họ thèm cái cảm giác được cùng gia đình sắm sửa, dọn dẹp đón Tết. Họ nhớ cái hương vị của bữa cơm tất niên, hương vị món thịt kho trứng đậm đà do chính tay mẹ nấu.
Những người con xa xứ nhớ cái hương vị của bữa cơm tất niên, hương vị món thịt kho trứng đậm đà do chính tay mẹ nấu. Ảnh: Internet
Nhưng biết làm sao khi cả năm làm việc chỉ dành dụm được vài đồng để trang trải cuộc sống. Tết đến, thấy bến xe náo nhiệt, người ra Bắc, người vào Nam, người về miền Trung mà chỉ có thể đứng nhìn chứ chẳng thể hòa vào dòng người để được lên bến tàu, để được ngồi trên chiếc xe và để được về cùng gia đình!
Những lời nói dối rằng: “Con phải trực Tết, nghỉ được có ba ngày nên không thể về được. Mẹ cùng gia đình đón Tết vui vẻ…”, là những lời nói dối “chân thật” kìm nén sau cái nỗi nhớ nhà da diết, thân thương mà những người con xa quê chỉ dám giấu nhẹm trong lòng, chẳng nói cùng ai.
Họ, những người con đi làm xa xứ có thể lỡ hẹn với Tết năm này, năm kia nhưng họ vẫn đang từng ngày cố gắng, chắt chiu để mang xây dựng ước mơ cho cuộc sống sau này. Ảnh: Đỗ Tiến Vững
Nhà chính là tổ ấm! Nhà là nơi có gia đình, có những người yêu thương chúng ta. Họ, những người con đi làm xa xứ có thể lỡ hẹn với Tết năm này, năm kia nhưng họ vẫn đang từng ngày cố gắng, chắt chiu để mang xây dựng ước mơ cho cuộc sống sau này.
Có thể, năm nay không về quây quần đón Tết cùng gia đình mà chỉ là những những lời chúc, lời kể qua những cuộc điện thoại nhưng những năm sau họ sẽ về, sẽ sớm về cùng gia đình nhờ những gì đã cố gắng và cả những nỗi nhớ kìm nén ngày hôm nay sẽ là hạnh phúc cho mai sau.
Theo bestie.vn
Cuộc điện thoại dứt khoát của nàng dâu 5 năm liền bị mẹ chồng không cho về ăn Tết nhà ngoại
Chính vì thế, năm nay cô quyết định sẽ không về nhà nội ăn Tết nữa, mà về với mẹ. Cô gọi cho mẹ chồng thông báo quyết định của mình, không ngoài dự đoán nghe bà mắng mỏ một hồi.
Gần Tết, nghe mẹ gọi điện lên, giọng buồn buồn hỏi năm nay có về ăn Tết với bà được không, Thu lại chạnh lòng. Lấy chồng 5 năm nay, nhưng chưa năm nào cô về đón giao thừa với mẹ. Nhớ và thương bà vô cùng.
Nhà Thu có 2 anh em đều lập gia đình và sinh sống trên thành phố, chưa ai có điều kiện để đón bà lên được. Nhà anh trai Thu, mẹ cô chấp nhận để nhà anh năm nội năm ngoại mà ăn Tết. Vì thế, năm nào anh ấy về được với bà thì còn đỡ, chứ năm nào anh ấy ăn Tết bên ngoại và Thu cũng vắng mặt, thì chỉ có mẹ cô 1 mình lủi thủi bên mâm cơm cúng tất niên. Nghĩ đến mẹ cả đời vất vả nuôi các con ăn học nên người, giờ phải chịu cảnh tuổi già cô đơn, Thu lòng đau như cắt.
Nhà chồng Thu không tâm lý như mẹ đẻ cô, mẹ chồng bắt bọn cô năm nào cũng phải có mặt bên nội. Trong khi bà có 2 con trai, em trai chồng Thu đã ở cùng nhà với bà. Mỗi khi về quê chồng, thấy bố mẹ chồng có con cháu quây quần xung quanh, nghĩ đến mẹ mình bên kia quạnh quẽ một mình, Thu đều không cầm được nước mắt.
Chính vì thế, năm nay cô quyết định sẽ không về nhà nội ăn Tết nữa, mà về với mẹ, vì năm nay anh trai cô đến lượt đón xuân bên nhà vợ. Cô gọi cho mẹ chồng thông báo quyết định của mình, không ngoài dự đoán nghe bà mắng mỏ một hồi. Những quan điểm kiểu "con gái lấy chồng phải theo chồng", "nội phải hơn ngoại" nọ kia Thu đã nghe đến nhàm chán, cô chẳng buồn nhắc lại nữa.
Ảnh minh họa
Cho nên, cô kiên nhẫn đợi mẹ chồng nói xong thì nhẹ nhàng nhưng dứt khoát lên tiếng: "Mẹ ơi, con lấy chồng chứ không phải bỏ nhà ra đi. Trước khi con làm vợ, làm dâu, làm mẹ, thì con đã và sẽ luôn là con gái mẹ con. Chữ hiếu to bằng trời, mẹ là người hiểu biết, mẹ chắc hẳn thấu hiểu sâu sắc. Con đã trình bày hoàn cảnh nhà con, và xin phép mẹ đàng hoàng. Chưa nói, đã 5 năm rồi con chưa về ngoại ăn Tết với mẹ con. Với những điều ấy, mà mẹ vẫn phản đối thì con cũng đành không thể nghe theo. Năm nay con sẽ cho cháu về với mẹ con...".
Ngừng một lát, cô tiếp tục chậm rãi nhấn mạnh từng chữ một: "Nếu như lấy chồng mà phải bất hiếu với mẹ mình, thì con chọn không cần chồng. Giữ được hạnh phúc riêng, bằng cách bỏ bê mẹ ruột mình, con sẽ cả đời sống không an yên mẹ ạ".
Nói xong cô chào bà rồi cúp máy. Nếu không có mẹ, sẽ chẳng có cô xuất hiện trên đời, và được như ngày hôm nay. Mẹ già rồi, còn sống được bao lâu nữa chẳng biết chắc. Nhân lúc mẹ còn trên đời, cô không cố gắng phụng dưỡng, quan tâm đến mẹ, chả lẽ để mẹ mất đi mới hối hận? Gia đình riêng quan trọng, nhưng nếu chồng và mẹ chồng phản đối cô báo hiếu mẹ, cô sẵn sàng không cần họ. Suy cho cùng, chỉ có người sinh ra mình, và người mình sinh ra, mới là máu mủ ruột rà, là những người yêu thương cô nhất...
Theo afamily.vn
Đang yên đang lành tự nhiên lại... Tết Dạo qua mạng xã hội, thỉnh thoảng lại bắt gặp những dòng trạng thái như thế: "Đang yên đàng lành, tự nhiên lại tết". Hình như càng lớn, người ta càng bớt đi những háo hức mong chờ. Hình như càng ngày mọi người càng có chút e ngại khi tết đến. Với nhiều chị em phụ nữ đã làm dâu, nói đến...