“Mẹ ơi, nhà mình có nghèo không?” – Hầu hết cha mẹ đã mắc lỗi khi trả lời câu hỏi này của con
Khi gặp phải câu hỏi như thế này, các bố mẹ thường mắc lỗi hoặc trả lời nhà mình rất nghèo, hai là tự nhận nhà mình giàu trong khi thực thế không phải vậy.
Câu hỏi mà các bậc cha mẹ hay gặp nhất từ các con là: “Bố/mẹ ơi, nhà mình có nghèo không?”; “Bố/mẹ ơi, tại sao nhà bạn A lại có xe ô tô, chúng ta lại không có?”.
Đối diện với những câu hỏi về vật chất như thế này, cha mẹ nên trả lời như thế nào mới là hợp lý. Nói mình nghèo rất nghèo, hay nhận mình giàu?
Có hai mấu chốt mà cha mẹ cần nhớ khi trả lời những câu hỏi trên:
Thứ nhất: Tuân thủ “hai không”
- Không tô đen gia cảnh: Một số ông bố bà mẹ muốn con lớn lên biết tiết kiệm nên đã ngay lập tức trả lời: “Nhà mình rất nghèo con ạ, con phải học thật chăm chỉ để tương lai sáng lạn hơn”.
Đó được cho là cách thúc đẩy nhưng thực ra nó lại có tác động lớn đến sự phát triển và cuộc sống tương lai của con. Khi trong đầu con mặc định rằng gia đình mình rất nghèo, không có tiền, chúng sẽ dần có xu hướng rất háo hức với tiền rồi sinh ra tính tham lam, bất chấp làm mọi thứ để có tiền.
- Không tô hồng mọi việc: Một số cha mẹ khi được con hỏi như vậy, sẽ như chạm tự ái và vỗ ngực tự nhận luôn là “nhà mình giàu” trong khi thực tế gia đình họ chỉ ở mức trung bình. Và rồi khi thấy con nhà người khác có đồ chơi đẹp, cũng phải mua bằng được cho con, con nhà hàng xóm đi trại hè quốc tế, cũng tìm mọi cách để con mình đi được như thế.
Video đang HOT
Khi đáp ứng và chạy theo nhu cầu ngày càng cao, vượt quá khả năng của gia đình như vậy vô tình họ đã tạo ra những đứa trẻ ích kỷ chỉ biết bản thân, chỉ biết hưởng thụ mà không biết bố mẹ đã phải làm việc vất vả như thế nào mình mới có được mọi thứ mình muốn.
Cách đúng đắn nhất là người lớn nên nói với trẻ trung thực về hoàn cảnh gia đình mình và nhấn mạnh với con bố mẹ đang làm việc rất chăm chỉ để các con có cuộc sống tốt nhất có thể. Gia đình chúng ta có thể không có biệt thự, xe hơi nhưng gia đình ta có sự ấm áp và yêu thương, đó mới là điều quan trọng nhất của một gia đình.
Thứ hai: Trẻ em luôn cần được nghe những lời nói đúng đắn
Làm cha mẹ, không có nghĩa là chúng ta cần phải che giấu hoàn cảnh thực của gia đình, “làm màu” giả vờ rằng gia đình mình giàu hoặc nghèo. Hãy sống thật với con, để trẻ hiểu cha mẹ đã cố gắng hết sức để chúng có được cuộc sống như vậy.
Ý tưởng dạy con về người nghèo và người giàu không phải để con mang cảm giác gánh nặng gia đình mà chỉ là giúp con tự lập khi lớn lên và biết rằng chỉ có lao động mới giúp mình có được cuộc sống tốt đẹp.
Nếu gia đình bạn nghèo, bạn cứ thẳng thắn nói thật với các con để tạo động lực cho con rằng: làm việc chăm chỉ sẽ giúp con và gia đình mình thay đổi được tương lai, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn.
Nếu gia đình bạn giàu, câu trả lời của bạn cũng nên hướng con tới giá trị của lao động để con không có tính ỷ lại, tự lập và chăm chỉ lao động, tự mình tạo dựng tương lai. Và những gia đình giàu có thì không nên chiều con vô lối để tạo cho trẻ thói ích kỷ chỉ biết hưởng thụ chứ không chịu lao động.
Theo Sohu/aFamily
Nữ sinh nghèo người Mông sẵn lòng "nhường cơm sẻ áo"
Nữ sinh người Mông Mua Thị Chở những tưởng phải nghỉ học vì nhà quá nghèo. Nhờ Báo GĐ&XH kêu gọi, mà Chở được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ và đã trở thành sinh viên K17 tại Đại học Thái Nguyên.
Để cánh tay thiện nguyện được nối dài, nữ sinh đã chia sẻ tiền các nhà hảo tâm hỗ trợ cho mình giúp một nam sinh nhà nghèo học giỏi đi thi và đạt giải trong Kỳ thi học sinh giỏi khối các trường Chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ.
Gia đình Mua Thị Chở.Ảnh: T.G
Lá rách ít đùm lá rách nhiều
Sau khi Báo Gia đình & Xã hội viết bài về Mua Thị Chở, Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên đã trao học bổng trị giá 30 triệu đồng để giúp nữ sinh này tiếp tục học đại học. Nhiều nhà hảo tâm đã giang tay giúp đỡ, động viện Chở. Hành động này đã khiến Chở rất cảm động và cô quyết tâm để cánh tay thiện nguyện được nối dài trong trường học của mình.
Hè năm 2019 vừa qua, Chở đã giúp 5 chị em bé sơ sinh mồ côi mẹ, hoàn cảnh rất khó khăn bằng cách trích một phần tiền từ kết quả bán đào, lê suốt của mình để mua sữa và quần áo mang đến tận nhà cho các bé. Mặc dù từ nhà Chở đến nhà các bé cách nhau 200km, nhiều đường đất, dốc và xấu rất khó đi.
Mới đây, Chở đã chia sẻ tiền các nhà hảo tâm hỗ trợ giúp một nam sinh người Mông ở Lai Châu (học cùng Trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc) Hủng A Chùng đi ôn thi Trại hè Hùng Vương (Kỳ thi học sinh giỏi dành cho khối các trường Chuyên khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ). Nam sinh này học giỏi, nhưng hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Do tham gia Trại hè nên Chùng phải rời núi về trường sớm trước 1 tháng, khi ấy đồ ăn uống phải tự túc. Bố mẹ Chùng bán một bao thóc được 200.000đồng, anh trai em và bà con góp lại cho Chùng được 400.000đồng. Sau khi trả tiền chi phí xe cộ đi lại và ăn uống từ nhà xuống trường, Chùng còn trong túi 100.000đồng.
"Lúc ấy em sợ với số tiền ít ỏi còn lại không chi phí đủ tháng, nên đã khóc rất nhiều. Thật may mắn là khi em khó khăn nhất thì cô giáo chủ nhiệm đến và cho giúp đỡ em 500.000đồng. May mắn hơn nữa là chị Mua Thị Chở cũng giúp thêm em 300.000đồng. Nhờ số tiền đó mà em đã mua được các nhu yếu phẩm cần thiết, có cơm để ăn và ôn thi. Em vừa dùng hết số tiền đó thì chị Chở xuống trường đi học, gửi thêm cho em 1 triệu đồng để em mua sách tham khảo. Chị Chở còn luôn động viên và khích lệ tinh thần em. Nhờ chị Mua Thị Chở và các thầy cô, bạn bè giúp đỡ mà em đã giành nhiều giải cao các cấp như: Giải Nhì môn Vật Lí lớp 10 cấp tỉnh (tỉnh Thái Nguyên) và đoạt giải Khuyến khích môn Vật lí trong Kỳ thi học sinh giỏi vùng Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ. Tại Trại hè Hùng Vương, em giành được Huy chương Bạc môn Vật lí lớp 10", Hủng A Chùng tâm sự.
Quyết thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế
Mua Thị Chở hiện là sinh viên Trường Đại học Thái Nguyên.
Chở tâm sự, ngay buổi đầu tiên khi bước chân vào trường đại học, em rất ấn tượng khi được nghe thầy Nguyễn Quang Trung (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật Việt Nam) truyền cảm hứng, nhiệt huyết học cách sống và rất chú ý đến Chở. Thầy bảo Chở hát một bài tiếng dân tộc Mông, và Chở vô cùng sung sướng khi được thầy khen là cô gái biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Chở đã mạnh dạn hỏi thầy nghề hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) có phụ thuộc vào ngoại hình quá nhiều không? Thầy đã nói: "Ngành Hướng dẫn viên du lịch có 3 thứ quan trọng là: Kiến thức, kỹ năng, hình ảnh. Nghĩa là ngoại hình chỉ đứng thứ 3, không quá quan trọng và không quyết định sự thành công". Chỉ một câu nói của thầy đã tạo động lực mạnh cho Chở thực hiện ước mơ hướng dẫn viên du lịch quốc tế mà em đang tự ti, mặc cảm về ngoại hình.
Thầy còn khuyên rằng, "thời gian và khoảnh khắc là hai thứ mà trôi đi sẽ không bao giờ lấy lại được, nên các em hãy sống thật ý nghĩa, đừng lãng phí và đừng để khoảng khắc ý nghĩa hôm nay phai mờ đi". Những điều thầy dạy làm Chở cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa, biết yêu thương người khác nhiều hơn.
Chở tâm sự, hồi học ở trường THPT, em đã luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn học đuối, những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn hơn mình để kèm nhau cùng tiến bộ. Khi học lớp 10 mỗi kỳ nghỉ hè, nghỉ Tết Chở đã biết đi xin quần áo của các thầy cô và các bạn để mang về quê chia cho những người khó khăn. Mỗi lần Chở đi học xa về nghỉ là cả làng rất vui, tíu tít đến vì có rất nhiều quần áo Chở xin về. Bây giờ cũng vậy, Chở vẫn quyên góp quần áo mùa đông để mang về quê giúp gia đình khó khăn ấm áp hơn.
Tuy được nhà trường, các nhà hảo tâm hỗ trợ, nhưng Chở vẫn sống rất tiết kiệm, chắt chiu từng đồng để còn gửi về cho em trai ở nhà và hai em con cô ruột mồ côi bố được đi học. Mọi gánh nặng Chở vẫn tự chia sẻ bởi tư tưởng của bố mẹ Chở là con trai học giỏi thì nhà sẽ bán bò cho đi học tiếp. Nhưng con gái không nên học cao, mà về nhà giúp bố mẹ đi làm nương. Nếu tự nuôi được mình thì đi học tiếp.
Mỗi khi mệt mỏi, khó khăn Chở lại nhớ về gia đình mà cố gắng. Chở ước mơ sau này trở thành cô giáo về dạy chữ trên chính quê hương của mình. Mong Mua Thị Chở sẽ thành công trên con đường đã chọn, bay cao bay xa hơn nữa để thoát khỏi cảnh của nhiều cô gái Mông là làm hòn đá kê cột nhà, đến mùa thì lo đốt nương làm rẫy...
Mua Thị Chở (SN 2000) - Học sinh Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (thuộc Bộ GD&ĐT) là người dân tộc Mông ở thôn Sủng Là Dưới, xã Sủng Là (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), là thí sinh duy nhất ở xã Sủng Là được Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh với tổng điểm xét tuyển (tổ hợp C00) 28,05 điểm. Hiện Mua Thị Chở đã trở thành sinh viên K17 tại Đại học Thái Nguyên.
Theo giadinh.net
Không muốn thành 'đồ bỏ' 'Tôi lớn lên trong khó khăn đi đứng, nhà lại nghèo xác xơ. Thế nhưng, tôi không muốn thành 'đồ bỏ', luôn khẳng định mình là một người bình thường, không sống bám'. Doanh nhân Phạm Văn Minh trong một lần về quê Phú Yên - BÍCH ĐÀO Đó là thổ lộ của Phạm Văn Minh (34 tuổi, quê ở xã An Mỹ,...