‘Mẹ ơi! Đừng giết con’ – chiến dịch chĩa mũi lao vào phụ nữ?

Theo dõi VGT trên

“Tại sao lại chỉ là mẹ, trong khi việc tạo ra đứa trẻ là kết quả của cả hai người”, đó là thắc mắc của rất nhiều người khi biết đến chiến dịch “Mẹ ơi! Đừng giết con”.

Đầu tháng 12, một chiến dịch mang tên “Mẹ ơi! Đừng giết con” đang phát đi lời kêu gọi 100.000 chữ ký để kiến nghị Quốc hội xem xét xây dựng và ban hành “Luật cấm nạo phá thai” tại Việt Nam. Video cùng thông tin của chiến dịch nhanh chóng trở thành tâm điểm của dư luận với 440.000 lượt xem, hơn 3.000 chia sẻ cùng hàng nghìn bình luận tranh cãi.

“Mẹ ơi! Đừng giết con” được thực hiện bởi Quỹ từ thiện HTBC Foundation, do Lê Hoàng Thạch (sinh năm 1988, TP.HCM) và Lê Huỳnh Hà (sinh năm 1990, Phú Yên) sáng lập.

Trong video phát động chiến dịch, ngoài việc đưa ra các dẫn chứng về tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam, Lê Hoàng Thạch và Lê Huỳnh Hà nhận định việc nạo phá thai là thảm họa nhân đạo đã giết chết 300.000 sinh mạng mỗi năm ở Việt Nam và đó là tội ác khiếp sợ.

Mẹ ơi! Đừng giết con - chiến dịch chĩa mũi lao vào phụ nữ? - Hình 1

Video phát động chiến dịch có hơn 440.000 lượt xem trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.

Lê Huỳnh Hà khẳng định: “Việt Nam đã đứng thứ 3 trên thế giới về việc nạo phá thai, tôi nghĩ chính bản thân phải hành động và lên tiếng. Tôi tin mình và nhóm sẽ lan tỏa được thông điệp ý nghĩa của chiến dịch”.

Trong khi đó, Lê Hoàng Thạch cũng khẳng định bản thân sẽ đi đến cùng với chiến dịch “Mẹ ơi! đừng giết con”.

Sau hơn 10 ngày phát động, chiến dịch này thu được hơn 23.000 chữ ký.

Thông điệp ý nghĩa sao chỉ chĩa mũi lao vào phụ nữ?

Theo Nguyễn Khánh Linh (một nhà hoạt động xã hội tại Singapore), đây là một chiến dịch không giải quyết triệt để từ gốc, đó là giáo dục về sức khỏe sinh sản và quan hệ giao hợp. Người lớn vẫn không cởi mở khi nói về chủ đề này, rất ít người có hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai. Một chiến dịch chỉ giải quyết phần ngọn sẽ có rất ít hiệu quả.

Cô cũng đưa ra dẫn chứng, theo thống kê của VYAC (Vietnam Youth Action for Choice), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích trong việc giảm tỷ lệ bỏ thai qua từng năm. Theo số liệu của ngành y tế, số ca phá thai từ 800.000 ca năm 1988, tăng lên 1,2-1,3 triệu ca trong giai đoạn 1993-1997, giảm xuống 600.000 ca trong giai đoạn 2006-2010 và 400.000 ca trong giai đoạn 2011-2013. Nếu tuyệt đối cấm phá thai ở bất cứ hình thức nào, điều này sẽ dẫn đến việc phụ nữ đối mặt với nguy cơ tiếp cận đến dịch vụ phá thai không an toàn. Vì vậy, tỷ lệ phá thai đã giảm mà không cần đến một luật cấm.

Hơn thế, từ cách đặt tên chiến dịch, nhà hoạt động xã hội này nhận định: “Đây là hành vi tàn nhẫn nhắm vào phụ nữ. Chiến dịch có tên “Mẹ ơi đừng giết con”, họ chỉ đề cập đến mẹ mà không nhắc tới người cha, để sinh ra một đứa trẻ cần cả hai bên. Vậy trách nhiệm hoàn toàn thuộc về người phụ nữ mà không nhắc đến người đàn ông nào ở đây?”.

Về vế sau của tên chiến dịch: “Đừng giết con”, cô đặt câu hỏi: “Thế nào là giết? Giết ai?”. Bào thai dưới 12 tuần tuổi còn rất nhỏ (dài khoảng 2-5 cm, một số thậm chí chỉ nhỏ bằng hạt đậu, không khác gì một tế bào), trong tiếng anh đó gọi là fetus. Fetus không có khả năng cảm nhận đau đớn hay cảm xúc, nhất là dưới 12 tuần tuổi. Việc coi phá thai là “giết” là một sự đánh tráo khái niệm rất lớn. Đó là hành động công kích bằng cách đặt tên “Mẹ ơi! đừng giết con” trong khi bào thai chưa có cảm thụ, cảm xúc lên những người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành, hiếp dâm, nghèo đói, thiếu giáo dục, biến họ thành người tội lỗi.

Đồng quan điểm, bạn Tăng Văn Nhân bày tỏ: “Cứu 300.000 sinh linh hay tạo ra 300.000 đứa trẻ bị ruồng bỏ, không được quan tâm, yêu thương? Chỉ vì bộ luật mà bắt buộc phải sinh chúng ra sao? Hai bạn chắc chắn các em sẽ có cuộc sống tốt hơn không? Nếu như nghèo khổ, không đủ khả năng nuôi một đứa trẻ thì thà phá thai, tốt cho cả mẹ và con, hạn chế những gánh nặng cho xã hội. Tôi từng gặp đứa trẻ nói rằng: Ước gì em không được sinh ra”.

Tài khoản Nguyễn Thu Hằng đồng tình: “Trong trường hợp sức khỏe của người mẹ không đảm bảo, dị tật,… để nuôi dưỡng thai nhi mà nhất quyết giữ con lại, khi sinh sẽ có rất nhiều rủi ro cho cả mẹ và con. Hai bạn chưa đủ hiểu biết để có thể lên tiếng về vấn đề này. Có rất nhiều lý do để một người đi đến quyết định không giữ, hoặc giữ con bằng mọi giá. Bạn không thể áp đặt chung cho tất cả để ban hành luật một cách cứng nhắc. Đó là quyền cá nhân của mỗi người khi đủ 18 tuổi”.

Nhóm sáng lập thay đổi nội dung chiến dịch sau khi bị chỉ trích

Trên Facebook của Lê Huỳnh Hà, một trong hai người sáng lập của chiến dịch, đưa ra rất nhiều luận điểm để kêu gọi ủng hộ “Luật cấm phá thai” như đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ cần được chấm dứt, đất nước sẽ thiếu hụt dân số trầm trọng trong tương lai, sức khỏe sinh sản của phụ nữ bị ảnh hưởng, mang lại một quyền cho phụ nữ được yêu cầu nam giới dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ để ngăn chặn việc mang thai ngoài ý muốn từ đó dẫn đến việc phá thai,…

Với những luận điểm này, chiến dịch tiếp tục bị chỉ trích với phân tích từ phía cộng đồng mạng. Chuyện phá thai ở những tuần đầu tiên, về mặt sinh học là một nhóm tế bào, đây có phải vấn đề đạo đức hay không là quyết định cá nhân từng người.

Video đang HOT

Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Chúng ta nên nâng cao chất lượng trí tuệ và sức khỏe của người dân hơn lo sợ sụt giảm dân số.

Hay có ý kiến phản bác: “Sinh con là cả một sự vất vả nguy hiểm khi vượt cạn. Gánh nặng về kinh tế, tài chính khi họ phải lo cho con. Bạn không lo cho họ nên không có quyền cấm”.

Bên cạnh đó, không ít người đưa ra quan điểm, nếu luật phòng chống nạo phá thai được ban hành, các cơ sở làm dịch vụ phá thai chui sẽ bùng nổ.

Đầu tháng 12, trong thông cáo gửi cho các cơ quan báo chí, nhóm truyền thông này không đưa ra những trường hợp “đặc biệt”, được “đặc cách” không bị phạt khi phá thai. Sau khi bị chỉ trích về những điểm chưa hợp lý, hai người sáng lập đã thay đổi nội dung chiến dịch. Cụ thể, trong đề xuất kiến nghị với Quốc hội, nhóm sẽ loại trừ các đối tượng gồm các phụ nữ trong các trường hợp ngặt nghèo như bị hãm hiếp, hôn nhân cùng huyết thống, gặp các vấn đề cấp bách phải bỏ thai.

“Khi dự luật được chính thức thành luật, nó sẽ có một lộ trình thực hiện, trong lộ trình thực hiện sẽ có việc đánh giá, xét lại các tiêu chuẩn của các phòng khám để cấp phép lại một số ít nơi được phép phá thai trong các trường hợp loại trừ. Còn lại, tất cả các nơi sẽ không được phép phá thai, nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm với pháp luật”, Lê Hoàng Thạch, người sáng lập chiến dịch chia sẻ.

Lê Huỳnh Hà cho biết khi luật được ban hành, anh tin mọi người sẽ phải chấp hành bằng cách tìm mọi biện pháp tránh thai ngoài ý muốn, không có thai ngoài ý muốn thì sẽ không có chuyện bỏ cốt nhục của họ ngoài ý muốn.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định về quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai cho biết: “Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế”.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh dân số năm 2003 được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP, nghiêm cấm loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Ngoài ra, theo mục 7 về Phá thai an toàn tại Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần và phá thai do lựa chọn giới tính đều là vi phạm pháp luật, bị nghiêm cấm. Pháp luật chỉ cho phép phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống và phải đáp ứng những điều kiện sức khỏe, kỹ thuật, trang thiết bị… theo quy định chi tiết tại Quyết định 4620/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Như vậy, việc nạo phá thai vẫn được pháp luật Việt Nam đồng ý theo nguyện vọng của người phụ nữ, nhưng nghiêm cấm phá thai vì giới tính của thai nhi.

Những trường hợp người mẹ buộc phải đình chỉ thai kỳ

Theo BBC, khi một thai kỳ dường như không phát triển như bình thường, các bác sĩ sẽ đề nghị đình chỉ thai kỳ. Một thủ tục sớm sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng cho mẹ, như nhiễm trùng hệ thống hoặc tử cung. Nó bao gồm thai ngoài tử cung, thai chết lưu, vỡ ối sớm, bong nhau thai.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia NCBI (Mỹ), trường hợp buộc phải đình chỉ thai kỳ khác là dị tật thai nhi. Dị tật bẩm sinh và rối loạn nhiễm sắc thể di truyền ở thai nhi thường không được chẩn đoán cho đến tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Chẩn đoán sớm có thể giúp người mẹ dễ dàng đưa ra quyết định và tránh các thủ tục phá thai phức tạp hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba. Những dị tật có thể bao gồm nứt đốt sống, rối loạn ống thần kinh, song sinh dính liền, tim thai hoặc thận bất thường.

Trong khi đó, rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của thai nhi, hoặc rút ngắn tuổi thọ của đứa trẻ sau này.

Chúng bao gồm:

- Bộ ba nhiễm sắc thể

- Loạn dưỡng cơ Duchenne

- Hội chứng nhiễm sắc thể Fragile-X và rối loạn đông máu Hemophilia

- Bệnh do rối loạn biến dưỡng Tay-Sachs

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị chấm dứt thai kỳ ngay lập tức nếu người mẹ có vấn đề sức khỏe bị biến chứng xấu hoặc phát triển trong thai kỳ. Những vấn đề đó có thể là bệnh tim mạch, bệnh thận, tiền sản giật, ung thư, nhiễm trùng tử cung, bệnh tiểu đường, xuất huyết giảm tiểu cầu.

Theo Zing

Những ca ghép để đời - Kỳ 1: Ghép tử cung để sinh con

Một cuộc 'cách mạng thầm lặng' đang diễn ra trong lĩnh vực ghép bộ phận cơ thể, trong đó có ghép tử cung để sinh con.

Những ca ghép để đời - Kỳ 1: Ghép tử cung để sinh con - Hình 1

Sản phụ Meenakshi Valand và các chuyên gia ghép tử cung Ấn Độ tại Bệnh viện Galaxy Care - Ảnh: Hindustan Times

Trước đây giới y học chú trọng ghép nội tạng để cứu mạng người. Còn nay các ca ghép chú trọng cải thiện chất lượng cuộc sống, ví dụ như ghép tử cung, dương vật hay ghép mặt dù các ca ghép loại này vẫn còn hiếm hoi.

"Ca ghép tử cung từ chị em song sinh bổ sung thêm quá trình thành công trong các ca ghép mẹ - con với tỉ lệ sinh con lên đến 85%"

Giáo sư MATS BRNNSTRM

Ấn Độ ghép tử cung thành công 100%

12 giờ 12 phút ngày 18-10-2018, sản phụ Meenakshi Valand 27 tuổi đã hạ sinh một cô bé kháu khỉnh tại Bệnh viện Galaxy Care ở Pune (bang Maharashtra của Ấn Độ). Cô bé cân nặng 1,45kg.

Nghe tiếng khóc chào đời của con, nước mắt lăn dài trên gương mặt người mẹ trẻ. Nhớ lại giây phút kỳ diệu ấy, chị tâm sự: "Tiếng con khóc tôi nghe cứ như tiếng nhạc trỗi bên tai vậy. Đây là cơ hội cuối để tôi có thể sinh con".

Ca sinh của chị Meenakshi là thành tựu y học quan trọng của Ấn Độ vì đây là ca sinh con đầu tiên từ tử cung ghép ở Ấn Độ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chị kết hôn cách đây 9 năm, đã 4 lần sẩy thai và 2 lần mất em bé khi sinh do mắc hội chứng Asherman.

Người mắc hội chứng này bị dính buồng tử cung vì nội mạc tử cung bị phá hủy rộng sau nạo phá thai nên số lượng nội mạc còn lại không đủ để nuôi dưỡng dẫn đến sẩy thai.

Biết con gái mong đợi có con, bà mẹ 48 tuổi của chị Meenakshi đã quyết định hiến tử cung của bà cho con. Ca ghép được thực hiện vào ngày 18-5-2017 tại Bệnh viện Galaxy Care. Sau khi chị có kinh nguyệt, các bác sĩ cấy phôi thai vào tử cung mới. Tử cung của mẹ chị hoài thai chị ngày trước thì nay trở thành nơi hoài thai con chị.

Ngày chị Meenakshi bước lên bàn sinh, các bác sĩ đều lo lắng vì ca sinh mổ có nguy cơ thất bại. Chị phải sinh sớm do tỉ lệ đường cao trong quá trình mang thai và do uống thuốc chống phản ứng thải loại sau khi ghép.

Cổ tử cung ghép cũng không giãn dần ra trước khi sinh như tử cung bình thường. Bởi thế sau khi sinh mổ, nếu tử cung không co lại sẽ dẫn đến xuất huyết ồ ạt, lúc đó không còn chọn lựa nào khác ngoài cắt bỏ tử cung đã ghép.

Tiến sĩ Shailesh Puntambekar, giám đốc Bệnh viện Galaxy Care, bác sĩ nổi tiếng thế giới về phẫu thuật vùng bụng và ung thư phụ khoa, nói: "Ban đầu chúng tôi cũng hoài nghi nhưng khi nhìn thấy em bé chào đời, chúng tôi biết tất cả đều ổn".

Ngoài ca ghép tử cung cho chị Meenakshi Valand, tiến sĩ Shailesh Puntambekar còn thực hiện 5 ca ghép tử cung nữa và không có ca nào thất bại. Trong các ca ghép có 5 ca mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH). Phụ nữ mắc hội chứng bẩm sinh hiếm gặp này có cơ quan sinh dục bình thường bên ngoài nhưng không có âm đạo và như vậy không có tử cung.

Hiện có khoảng 600 bệnh nhân đăng ký chờ ghép tử cung tại Bệnh viện Galaxy Care, trong đó 50% mắc hội chứng MRKH, 30% có tử cung bất thường và 20% bị cắt bỏ tử cung. 90% là công dân Ấn Độ và 10% ở nước ngoài.

Hầu hết còn trẻ, từ 25-30 tuổi. Đến nay Thụy Điển đã thực hiện 14 ca ghép tử cung nhưng có 4 ca gặp phản ứng thải loại. Mỹ thực hiện 8 ca, trong đó thất bại 6 ca. Trong khi đó, Ấn Độ thực hiện 6 ca đều thành công.

Những ca ghép để đời - Kỳ 1: Ghép tử cung để sinh con - Hình 2

Giáo sư Mats Brnnstrm (giữa) đã chỉ đạo ca ghép tử cung của hai chị em song sinh tại Serbia vào tháng 3-2017 - Ảnh: EPA

Ca ghép tử cung duy nhất giữa chị em sinh đôi

Ghép tử cung tốn kém từ 1,5 - 2 triệu rupee (từ 495 - 660 triệu đồng Việt Nam), tương đương với chi phí ghép gan, song Bệnh viện Galaxy Care đã miễn phí cho toàn bộ 6 ca ghép.

Tiến sĩ Shailesh Puntambekar giải thích: "Chúng tôi dự tính sẽ tiếp tục miễn phí cho các phụ nữ Ấn vì họ thường bị xã hội kỳ thị do thiếu tử cung. Sau thành công của ca ghép tử cung sinh em bé này, chắc chắn các nhà hảo tâm sẽ đầu tư cho các ca ghép khác".

Trong các ca ghép tử cung, ca sinh con đầu tiên trên thế giới từ tử cung ghép của chị em song sinh xảy ra ở Ý. Chị Alina 38 tuổi không có tử cung từ nhỏ do mắc hội chứng MRKH, vì thế không thể làm mẹ. Người chị em song sinh Gina đã có ba con quyết định hiến tặng tử cung.

Tháng 3-2017, ca ghép được tiến hành tại Bệnh viện Đại học Nhi khoa Belgrade (Serbia) do giáo sư Mats Brnnstrm người Thụy Điển chỉ đạo với chi phí khoảng 50.000 euro. Hơn một năm sau, vào ngày 28-6-2018, Alina đã sinh hạ bé trai nặng gần 3kg.

Ca ghép này thành công nhờ công sức của các chuyên gia quốc tế từ Đại học Gteborg (Thụy Điển), Bệnh viện Stockholm IVF (Thụy Điển), Đại học Belgrade (Serbia), Đại học Harvard (Mỹ) và Trung tâm hỗ trợ sinh sản SISMeR (Ý).

Người có công đầu là giáo sư Mats Brnnstrm, giám đốc Bệnh viện Stockholm IVF, người thực hiện ca ghép tử cung dẫn đến sinh con đầu tiên trên thế giới ở Thụy Điển năm 2014.

Ông giải thích: "Đây là ca ghép tử cung duy nhất trên thế giới giữa cặp song sinh đồng hợp tử. Họ có chung kiểu di truyền nên không cần điều trị bằng thuốc ngăn ngừa phản ứng thải loại suốt đời".

Ghép tử cung vốn là ca phẫu thuật phức tạp, vì lẽ đó, người hiến thường là người trong gia đình như mẹ hoặc chị. Nếu không được ghép tử cung, nhiều phụ nữ muốn có con phải nhờ đến dịch vụ mang thai hộ. Song nhiều nước như Pháp đã cấm dịch vụ này.

Pháp dự kiến đến năm 2019 mới thực hiện ca ghép tử cung đầu tiên, lấy từ người hiến đã chết não. Đây là thử thách táo bạo vì đến nay chưa có ca ghép tử cung người đã chết não nào dẫn đến mang thai.

12 ca sinh con từ tử cung ghép

Những ca ghép để đời - Kỳ 1: Ghép tử cung để sinh con - Hình 3

Em bé đầu tiên ra đời từ tử cung ghép ở Ấn Độ và châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh: Bệnh viện Galaxy Care

Sản phụ Meenakshi Valand ở Ấn Độ là trường hợp sinh con thứ 12 trên thế giới từ bà mẹ ghép tử cung. Em bé đầu tiên trên thế giới chào đời từ tử cung ghép sinh tại Thụy Điển vào tháng 9-2014.

Tại Mỹ, em bé đầu tiên chào đời từ tử cung ghép vào tháng 12-2017. Theo các chuyên gia, chỉ có thể dùng tử cung ghép cho một hoặc hai lần mang thai rồi lấy ra để bà mẹ khỏi phải sử dụng suốt đời thuốc chống phản ứng thải loại.

Theo tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025
Chuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều nàyChuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều này
07:49:57 20/02/2025
Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểmChủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm
08:20:25 20/02/2025
Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớnMột bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn
08:35:02 20/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Nuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tửNuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tử
11:26:51 21/02/2025

Tin đang nóng

Nhan sắc gây sốc của Triệu VyNhan sắc gây sốc của Triệu Vy
21:00:18 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Sao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lựcSao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lực
20:40:43 21/02/2025
Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà NộiXét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
00:32:07 22/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có conCặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có con
23:20:05 21/02/2025
NSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân BắcNSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân Bắc
23:01:45 21/02/2025

Tin mới nhất

Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"

Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"

15:38:20 21/02/2025
Trung bình mỗi ngày gần đây, bệnh viện ở TPHCM ghi nhận hàng chục trường hợp đến khám vì viêm kết mạc cấp. Bác sĩ cảnh báo, vào thời điểm giao mùa, số ca viêm kết mạc dị ứng thường tăng đột biến.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

12:10:41 21/02/2025
Bệnh vảy nến gây ra những mảng da đỏ, ngứa ngáy, có vảy ở trên và thường xuất hiện ở những vùng da hay bị ma sát như đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. Đây là một bệnh lý mạn tính và chưa có thuốc đặc trị.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

11:23:37 21/02/2025
Nhiều năm qua, Khoa Cấp cứu luôn là tập thể đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2024, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh là một trong các tập thể tiêu biểu của ngành Y tế Ninh Bình được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao độn...
Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

11:19:14 21/02/2025
Bên cạnh đó, chi phí để điều trị cho một trường hợp mắc lao kháng thuốc thường rất cao. Chưa kể những tổn hại về sức khỏe mà người bệnh phải gánh chịu suốt đời.
Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

11:07:03 21/02/2025
Nghiên cứu bao gồm 334 trẻ em và thanh thiếu niên, độ tuổi từ 4 đến 21, tất cả đều mắc bệnh MS thời thơ ấu trong vòng bốn năm sau khi tham gia nghiên cứu.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm

11:02:49 21/02/2025
Bác sĩ Thanh khuyến cáo, cúm là bệnh lưu hành quanh năm và có đặc tính lây lan nhanh, đặc biệt trong những môi trường đông đúc như trường học, nơi làm việc hoặc phương tiện giao thông công cộng.
Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

09:12:07 20/02/2025
Điều này là do một số yếu tố sinh học như cơ thể phụ nữ có nhiều chất béo giữ lại rượu hơn và ít enzyme hơn để phân hủy rượu trước khi rượu đi vào máu.
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

08:39:33 20/02/2025
Các loại nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng. Thời điểm này người sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.
Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

08:13:21 20/02/2025
Nấm ĐTHT (tên khoa học Cordyceps militaris) là loài nấm thuộc họ Cordycipitaceae, chi Cordyceps. Nấm ĐTHT được hình thành từ một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng.
Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

07:52:03 20/02/2025
Trong khi chế độ ăn uống cân bằng là tối ưu để duy trì sức khỏe của mắt, thì các chất bổ sung có thể cần thiết cho những người có nguy cơ thiếu hụt do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc mắc tình trạng bệnh lý.
Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

07:47:05 20/02/2025
Đó chỉ là 3 trong hàng trăm câu chuyện giành giật sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần mà đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc đã thực hiện trong năm qua.
Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

07:45:04 20/02/2025
Đồng thời hướng dẫn, yêu cầu chủ nuôi nhốt cách ly và theo dõi sức khỏe, quản lý số chó còn lại, không được thả rông chó ra ngoài, không được bán chó. Khi chó có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan th...

Có thể bạn quan tâm

Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Ẩm thực

06:29:06 22/02/2025
Thành phẩm món ăn cũng vô cùng hấp dẫn ngay khi được đặt lên bàn. Chúng ngọt mềm và xốp với hương thơm từ củ mài, thịt cùng với đậu nành Nhật bên dưới thấm đẫm nước súp.
Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Thế giới

06:28:25 22/02/2025
Năm nay, địa điểm này đã được trang bị ghế dài, bàn cà phê và con đường ngắm cảnh được trang trí bằng các họa tiết hoa anh đào và một bãi cỏ để du khách nghỉ ngơi và dã ngoại.
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Hậu trường phim

06:25:29 22/02/2025
Trở lại màn ảnh rộng sau 10 năm, Song Hye Kyo đang không được như ý khi bộ phim Nữ tu bóng tối chưa bùng nổ doanh thu, đồng thời phải nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng

Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng

Sao châu á

06:23:47 22/02/2025
Nữ diễn viên xuất hiện với bộ vest thanh lịch nhưng điều mọi người quan tâm là gương mặt sưng phồng, ngũ quan khi nói chuyện biến dạng của nàng Hạ Tử Vy.
Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Phim âu mỹ

06:20:56 22/02/2025
Một trong những thương hiệu kinh dị ăn khách nhất mọi thời đại - Final Destination sẽ chính thức trở lại vào mùa hè năm nay, hứa hẹn tạo nên cơn sốt cho phòng vé toàn cầu.
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...