Mẹ ơi, đôi khi con chỉ cần câu nói “Đừng sợ, mẹ ở đây”!
Dù mạnh mẽ, kiên cường đến đâu cũng sẽ có lúc yếu lòng và chựng lại. Những lúc đó cần lắm một vòng tay yêu thương, chở che. Tôi khao khát được cuộn tròn người, được thu nhỏ lại bình yên trong vòng tay mẹ như những ngày ấu thơ và được nghe câu nói “Đừng sợ, mẹ ở đây.”
ảnh minh họa
Đã lâu, rất lâu rồi tôi mất đi cảm giác đợi chờ, chờ một tiếng yêu thương, chờ một lời động viên, chờ đợi sự quan tâm và cả những lời quát mắng khi phạm sai lầm.
Khi tôi 12, ba mẹ li hôn. Tôi theo chân mẹ lên Sài Gòn sinh sống. Cuộc sống nơi đất khách quê người đối với một người mẹ đơn thân chưa từng rời quê hương thật không dễ dàng.
Mẹ phải vật lộn giữa dòng đời với đủ thứ nghề để nuôi tôi ăn học. Đó là những ngày tháng cơ cực nhất trong cuộc đời tôi nhưng cũng là những ngày tháng hạnh phúc nhất. Hạnh phúc vì tôi luôn có mẹ kề bên, mẹ luôn cho tôi cảm giác an toàn và tình thương gấp bội.
Nhưng chuyện gì đến rồi cũng đến, một người phụ nữ còn quá trẻ không thể chôn vùi cả tuổi xuân của mình. Một lúc nào đó đôi vai bé nhỏ, gầy guộc cũng không thể gồng mình qua những sống gió cuộc đời và cần đến bàn tay của một người đàn ông. Mẹ tôi đi tiếp bước nữa.
Mẹ khuyên nhủ, van nài tôi về Đà Nẵng sinh sống cùng mẹ nhưng tôi kiên quyết không và viện ra hàng ngàn lý do để ở lại Sài Gòn với lời hứa chắn chắn sẽ sống thật tốt. Không phải tôi muốn xa mẹ, không phải tôi đủ lớn, đủ tự tin để bắt đầu cuộc sống độc lập chỉ đơn thuần tôi không muốn can thiệp vào cuộc sống của mẹ.
Tôi chưa từng và chưa hề oán trách mẹ nhưng tôi cũng không chấp nhận được việc chung sống dưới một mái nhà với người đàn ông khác ngoài ba.
16 tuổi tôi một mình giữa Sài Gòn rộng lớn tự bắt mình bận rộn với công việc học hành để quên đi những thiếu vắng và trống trãi. Thời gian đầu tôi loay hoay với hàng trăm thứ việc không tên mà chưa một lần phải làm trước đây.
Video đang HOT
Tự học cách chăm sóc bản thân, tự đặt chuông báo thức hàng chục lần để thức dậy đi học, tự học nấu ăn từ những món đơn giản nhất, tự mua sắm những vật dụng mình cần…
16 tuổi tôi bướng bỉnh và tự cao với cái quyết định của mình, tôi sẽ không để mẹ phát hiện bất kì sự mềm yếu và thiếu xót nào. “Con không sao” đã trở thành câu nói thường trực mỗi khi mẹ tôi gọi điện.
Thời cấp 3 trôi qua trong cái vỏ bọc tự tạo một cách hoàn hảo. Ngày ngày tôi vẫn đến trường, không chỉ chăm chỉ học mà còn học thật tốt để không phiền lòng ai. Trong mắt mẹ, thầy cô, bạn bè tôi luôn là một cô học trò giỏi giang và ngoan ngoãn.
Rồi tôi thi đậu vào một ngôi trường đại học danh tiếng càng khiến mẹ yên tâm và tin tưởng rằng tôi thật sự ổn.
Mẹ có biết rằng những khi trở trời cơn cảm sốt ập đến tôi tự mình vật lộn với từng cơn đau và bắt mình tự quên đi cái cảm giác tủi thân khi nhớ lại những ngày mẹ lo lắng thức trắng đêm bên tôi, chăm chút từng miếng ăn giấc ngủ.
Những cảm xúc xen lẫn trong thứ tình cảm học trò đầy mơ mộng, tôi đành cất giấu vào những góc thật nhỏ mà không cần ai giải bày.
Những khi nghe bạn bè than phiền bị ba mẹ la mắng vì không chịu học hành hoặc đi đâu về trễ khiến tôi khao khát nó và tự mình dập tắt nỗi khát khao đó. Những khi tưởng chừng như sắp sụp đổ trước áp lực học tập mà bản thân tự đặt ra tôi lại lao mình cật lực học và học.
6 năm trôi qua tôi học được cách bảo vệ mình trước những cảm dỗ nơi Sài Thành náo nhiệt, che giấu cảm xúc của mình trong nụ cười giả tạo và chua chát, không cho bản thân rơi nước mắt trước bất kì tình huống nào. Tôi lạnh nhạt với mọi người và luôn bắt mình đủ kiên cường để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Những tưởng mọi thứ đã dần trở thành thói quen, cảm xúc dần như xơ cứng. Nhưng không, tôi vẫn chỉ là một con người bằng xương bằng thịt, trái tim tôi nào phải sắt đá, tôi gục ngã trên chính con đường mình chọn. Tôi mệt mỏi đến cùng cực, cô đơn đến hoảng loạn.
Giờ đây tôi chỉ muốn hét lên thật to: Mẹ ơi! Con cần. Dù con khôn lớn hay trưởng thành đến đâu con cũng chỉ là đứa con bé bổng của mẹ. Con cần lắm được mẹ vỗ về yêu thương, cần lắm được mẹ bảo bang hằng ngày, cần được mẹ kề bên sẽ chia mọi buồn vui và đôi khi chỉ cần câu nói “Đừng sợ, mẹ ở đây”.
Theo VNE
Mệt quá, 1 ngày chồng thử làm vợ
Mới thử được tới công đoạn đi chợ mua thức ăn, chuẩn bị đồ ăn sáng mà tôi đã thấy mệt phờ người.
Thấy bà vợ suốt ngày than khổ, kêu trời kêu đất, quát tháo các ông chồng là: "Các ông thử làm đàn bà xem, nếu làm được thì tôi phong các ông là Thánh sống". Ý vợ là, làm vợ cực khổ, cực khó, lại mệt nhọc. Tôi thì tôi không cho là thế, vì đàn ông chúng tôi, gánh nặng cơm áo gạo tiện, kiếm tiền cho cả nhà, nuôi vợ, nuôi con mới là việc lớn. Chúng tôi ngoại giao, công việc rồi tiền bạc, không có chúng tôi thì đàn bà các chị, các em lấy gì mà nương tựa. Chúng tôi không vất vả thì thôi, nói gì mấy bà đàn bà.
Nhưng vợ tôi bĩu môi dài thườn thượt, bảo tôi là không biết gì, không hiểu cho người vợ phải vất vả thế nào. Vợ còn bảo: "Kiếm tiền á, đổi vai đi, ai chẳng kiếm được tiền, đâu chỉ đàn ông. Nếu anh thích, thử làm vợ một ngày xem sao?".
Nhất định không chịu thua bà vợ, thế nên, sáng nay, không giống như mọi ngày ngủ tới tận sưng mắt mới dậy, rồi đánh răng rửa mặt, ăn đồ ăn sáng xong đi làm, tôi dậy rất sớm. Còn vợ vẫn nằm trên giường ôm con.
Việc đầu tiên tôi làm là chạy ra chợ mua ít đồ. Bình thường, sáng ta nếu không đi đâu sớm, tôi thường dậy chạy thể dục rồi mới về nhà chuẩn bị đi làm. Nhưng hôm nay, không cần chạy. Tôi lượn ra chợ, xách mấy túi đồ ăn sáng, xách cả thức ăn buổi trưa buổi tối bỏ tủ lạnh cũng đã nhọc lắm rồi. Mỏi rã rời cánh tay, nói chi tới chuyện chạy bộ làm gì.
Việc đầu tiên tôi làm là chạy ra chợ mua ít đồ. Bình thường, sáng ta nếu không đi đâu sớm, tôi thường dậy chạy thể dục rồi mới về nhà chuẩn bị đi làm. (ảnh minh họa)
Khổ nhất là cái khâu mặc cả, vợ đã dặn, không được họ nói bao nhiêu là mua từng ấy, vì đàn ông đi chợ hay bị bắt nạt lắm. Thế là cứ trả lên trả xuống vài đồng bạc. Cuối cùng bực quá, tôi chẳng buồn mặc cả nữa, họ cứ nói bao nhiêu thì tôi mua ngần ấy. Về tới nhà, vợ hỏi giá, bị vợ nói cho một trận mát cả mặt. Lúc ấy, vợ tôi mới dậy đánh răng, rửa mặt, thong dong đi vào ngồi đợi chồng chuẩn bị bữa sáng cho ăn.
Mới thử được tới công đoạn đi chợ mua thức ăn, chuẩn bị đồ ăn sáng mà tôi đã thấy mệt phờ người, lại còn bị phen mất mặt vì mặc cả quá đà ở hàng chợ. Cuối cùng, khi tới lượt mình đánh răng rửa mặt, chuẩn bị đi làm thì đã gần muộn. Tôi hộc tốc phi xe đến cơ quan, may ra kịp, vừa chạy vào quẹt thẻ vừa thở hổn hển, ai nhìn cũng tưởng tôi có việc gì trọng đại. Ấy thế mà sáng nào vợ tôi cũng dậy sớm, chuẩn bị đồ ăn sáng cho chồng, thong thả đánh răng rửa mặt đi làm, mà vợ còn làm sớm hơn cả tôi. Bái phục!
Tôi không phải đưa con đi học, vì trường học cùng đường đi tới cơ quan vợ. Nhưng đón con là chuyện của tôi, vì tối ấy vợ có việc bảo về muộn. Hết giờ hành chính, tôi lập tức đứng dậy đón con. Trời ơi, lâu lắm rồi tôi mới về tầm này, bình thường, sau giờ tan tầm khoảng 1 tiếng, tôi mới thong dong đi về, vừa đi vừa hút thuốc vì lúc đó luôn nghĩ, đã có vợ chuẩn bị cơm nước ở nhà. Nhưng giờ, không về thì không kịp đón con, còn đi chợ. Tôi vội chạy xe đến trường, tìm mãi không thấy lớp của cô giáo. Đã nhờ vợ miêu tả tỉ mỉ, còn xin cả số điện thoại của cô, thế mà tìm hoài không ra. Trước giờ tôi đâu có làm việc này, trường của con ra sao, lớp học con ra sao tôi còn không hay biết, đón thì làm sao mà đón nhanh được. Tôi vội gọi cho cô, cô lại bảo tôi đi đường ấy, thế là cứ lòng vòng mãi. Cuối cùng cũng may tìm được lớp. Khi ấy thì trời đã tối mò.
Vợ gọi mãi mà sao chưa thấy tôi về, tưởng tôi có việc gì. Khi đó, tôi mới chạy qua chợ, mua vội tí thức ăn, một món rau, một món thịt.
Về tới nhà, đầu tóc tôi bù xù, con thì khóc thét vì bố lao xe ầm ầm, lạng lách, con sợ quá. Quyết không thua vợ, tôi vào bếp chuẩn bị món ăn. Tôi gọi vợ: "Dầu đâu, chảo đâu em, nồi đâu, gạo ở đâu...?", tất cả những thứ ấy tôi đều không biết, tôi phát mệt lên vì phải tìm chúng. Tôi cứ hỏi thì vợ lại bảo: "Việc anh, anh làm, không là được thì anh thừa nhận thua đi". Thế là tôi lại tìm, mò mẫm, cuối cùng thì xong được bữa cơm đúng chỉ có hai món. Tôi ăn ngấu nghiến như người chết đói không biết tới ngon là gì. Còn vợ tôi thì nhăn mặt, chê món mặn, món nhạt thếch. Tôi thử nậm giọng, đúng là mặn thật, trời ơi, thế mà tôi ăn không hay biết gì.
Tôi đi tắm, còn vợ ngồi xem ti vi, như cái việc mà tôi vẫn thường làm khi vợ dọn dẹp.(Ảnh minh họa)
Tôi đi tắm, còn vợ ngồi xem ti vi, như cái việc mà tôi vẫn thường làm khi vợ dọn dẹp. Vợ bảo tôi rửa bát, lau nhà, tôi cũng làm, mồ hôi vã ra, vừa tắm xong lại như người chưa tắm. Con còn chưa ngủ thì tất nhiên việc dạy con học là phần của tôi. Bắt thằng cu lôi sách vở ra cũng mệt, hướng dẫn nó học chữ này, chữ nọ còn bực hơn. Cứ nằm hướng dẫn con như thế, tôi thiếp đi ngủ lúc nào không hay. Mở mắt ra thì đã sáng.
Vợ tôi gọi dậy, bảo: "Anh không dậy đi chợ, mua đồ ăn sáng à, còn đưa con đi học nữa...". Tôi sợ quá, chắp tay lạy vợ bảo: "Thôi em ạ, em tha cho anh, anh thua rồi. Từ nay em cứ làm thiên chức của người vợ, anh kiếm tiền, anh không thắc mắc gì cả. Anh biết em vất vả rồi, anh chịu đấy, không dám làm việc này ngày thứ hai. Không đổi vai gì hết, ông trời sinh ra là thế, em cứ làm vợ, còn anh cứ làm chồng. Thôi em đi chợ đi, anh ngủ tiếp đây". Nói rồi tôi lại lăn ra ngủ, tôi sợ quá, may mà vợ không bắt bẻ nhiều.
Đúng là một ngày làm vợ, dù mới trả qua mấy việc cơ bản mà đã thấy sợ hãi, mệt mỏi rồi. Thế mà làm cả đời với việc đi chợ, nấu nướng, giặt giũ, trông con thì chắc chết. Giờ mới hiểu được nỗi thống khổ của chị em. Từ nay tôi xin chừa cái thói so đo, tính toán...
Theo VNE
Làm người thứ ba, tôi cũng đau đớn lắm! Cái ngày tôi trao thân cho anh, gật đầu nhận lời yêu anh, tôi biết mình đang đánh cược với cuộc sống của mình. Tôi đã bỏ lại sau lưng tất cả những lời đàm tiếu, những lời chửi rủa và cả sự khinh miệt của người thân, những người biết tôi đang say đắm một người đàn ông có vợ. Và tôi...