Mẹ ơi! Con mong mẹ ly hôn với bố
Thật là ngược đời phải không? Thường con cái chẳng bao giờ mong muốn bố mẹ mình chia tay, li dị nhau. Vậy mà giờ tôi lại đang cầu khẩn mẹ hãy làm điều ấy.
Mẹ tôi lấy chồng khá muộn, ngoài ba mươi mẹ mới gặp và cưới người kém mình 3 tuổi. Bà ngoại tôi thường bảo ngày xưa bà phản đối dữ lắm, nhưng đứa con gái quá lứa lỡ thì của bà quá kiên quyết nên bà đành chịu. Bà kể mẹ tôi gặp và quen biết bố khi ông trở về nước sau chuyến đi xuất khẩu lao động.
Đi xuất khẩu lao động hơn 5 năm, bố tôi tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ, về nước ông mua được mảnh đất đẹp ngay mặt phố. Cao to, đẹp trai, giàu có, bố tôi là hình mẫu lý tưởng của bao cô gái, vậy mà ông lại để mắt đến cô công nhân may hơn mình 3 tuổi. Mẹ tôi lúc đó đã ngoài ba mươi, lại được người đàn ông nhỏ tuổi hơn để ý nên càng dễ xiêu lòng.
Tuy trong lòng cũng sốt ruột muốn gả con gái đi cho nhanh nhưng bà ngoại không ưng bố tôi vì không có nghề ngỗng gì, tiền nhiều đến mấy rồi sẽ tiêu hết, cộng thêm ít tuổi hơn, sợ con gái mình lấy xong lại khổ. Nhưng dù bà khuyên can thế nào mẹ tôi vẫn không nghe, vẫn quyết lấy bố tôi.
Sau khi sinh em tôi, mẹ nghỉ ở nhà. Kinh tế của cả gia đình trông chờ vào tiền thuê mặt bằng tầng một. Bố tôi là người giữ tiền nên mẹ tôi không có tiếng nói trong nhà. Ký ức đầu tiên của tôi về bố là hình ảnh của người đàn ông đang say rượu và quát mắng vợ con. Ông rất hay uống rượu, rồi cứ uống vào là ông tìm mọi cớ gây sự, mắng chửi mẹ con tôi là đồ ăn bám. Những lần như thế, mẹ tôi chỉ im lặng chịu đựng. Với con cái, ông cũng rất lạnh lùng, hay thượng cẳng chân, hạ cẳng tay dù chúng tôi chả làm gì sai. Đơn giản ông thấy ngứa mắt thì ông đánh.
Ký ức đầu tiên của tôi về bố là hình ảnh của người đàn ông đang say rượu và quát mắng vợ con (Ảnh minh họa)
Chính vì thế tôi đã từng mong lớn thật nhanh, đi làm kiếm tiền để không phải sống phụ thuộc vào bố. Tôi bắt đầu đi làm thêm từ những năm học cấp 3. Tôi cũng đi học võ để tự vệ, để có thể bảo vệ mẹ và em gái trước ông bố bạo lực.
Nhiều người khuyên mẹ tôi nên li dị với nhưng mẹ tôi vẫn cố gắng cam chịu. Mẹ nghĩ cho chúng tôi. Mẹ sợ hai anh em tôi lớn lên không được bằng người ta, rồi khó khăn trong việc kết hôn vì bị mang tiếng là có bố mẹ bỏ nhau…
Video đang HOT
Vừa rồi, khi tôi đang làm việc ở công ty thì bác hàng xóm gọi điện bảo phải về ngay. Hóa ra bố tôi không hiểu có việc gì bực tức lại tìm đến rượu, uống say bí tỉ rồi lôi mẹ tôi ra trút giận. Hàng xóm phải nhảy vào can và đưa mẹ tôi đến bệnh viện.
Nhìn thấy dáng vẻ tiều tụy, mệt mỏi cùng những vết bầm tím, rỉ máu trên gương mặt và cánh tay của mẹ, lòng tôi đau như dao cứa. Giá mà lúc đó tôi ở nhà thì mọi chuyện đã không đến nỗi. Cũng may là em gái tôi đi học chưa về, không thì cũng phải hứng chịu cơn “điên” của người không đáng làm bố.
Đến lúc này thì tôi không thể nín nhịn, chịu đựng hơn nữa. Giờ tôi đã đi làm, đã có thể tự lo cho bản thân, lo cho cả mẹ và em gái nếu cần. Và câu đầu tiên tôi nói với mẹ khi mẹ tỉnh dậy trong bệnh viện: “Mẹ ơi! Hãy li hôn với bố. Đừng sống chung thêm một ngày nào nữa”.
Theo Afamily
"Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm?"
Mẹ nói cha: "Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ ông mất. Cái áo tang của anh còn phẳng như lúc tôi đưa cho thì giờ anh đòi đi đâu, đi làm gì?".
Đọc bài viết của chủ topic mà tôi xót xa thay cho cái văn minh thực dụng bây giờ. Gia đình tôi cũng gần giống như anh vậy, chỉ có đôi chút khác biệt.
Tôi được sinh ra trong một gia đình nói giàu có thì không nhưng cũng có chút của ăn của để. Nhà tôi có hai anh em, tôi là con cả và một em gái nữa.
Ngày tôi còn bé cha mẹ tôi thường hay đi làm cả ngày nên không thể chăm con từng li từng tí. Ngay khi vào lớp một, tôi được ba mẹ gửi cho ông bà ngoại nuôi. Có lẽ vì thế mà tình cảm của tôi dành cho ông bà ngoại sâu sắc hơn hẳn bên nhà nội.
Sống được với ông bà ngoại vài tháng thì ông ngoại mất. Nhà chỉ còn mỗi bà ngoại chăm lo cho tôi từng miếng cơm, giấc ngủ, soạn cho cả cuốn tập để mai vào lớp không thiếu này quên nọ. Ở được vài năm thì ba mẹ đón tôi về vì đã có thời gian rảnh hơn mà chăm con. Thế nhưng mỗi cuối tuần tôi đều được mẹ chở về thăm ngoại.
Mẹ tôi nói cha: "Ngày mẹ vợ ông mất, ông có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ ông mất.." (Ảnh minh họa)
Chỉ cách đây vài tháng, ngoại tôi mất. Tôi đau xót rất nhiều. Tuy là con trai nhưng nỗi mất mát quá lớn khiến tôi như chững lại. Tôi khóc nhiều, buồn cũng nhiều, cũng đau đớn khôn tả. Thế nhưng điều tôi đau hơn chính là cha mình - Người luôn thương yêu, lo lắng và thậm chí ngay cả bây giờ khi tôi đi làm rồi, có lương nhưng ông vẫn hay hỏi còn tiền không nếu hết ông sẽ cho thêm.
Cha tôi cũng sinh ra trong một gia đình đông anh em. Nhưng ông không được ông bà nội cưng chiều lo lắng như những anh em khác trong nhà. Tôi biết vì thế mà cha luôn yêu thương và lo lắng cho anh em chúng tôi đều nhau và công bằng nhất có thể.
Gia đình bên nội giàu có hơn, nên mỗi người con trong nhà đều có một căn nhà riêng. Bà nội ở với chú út và vì không thương yêu cha tôi như những chú bác khác nên đối với chúng tôi cũng rất nhạt. Đối với cha, ông luôn vì thế mà gần như sống đơn độc trong gia đình bên nội. Đối với ông dường như chỉ có gia đình chúng tôi là gia đình duy nhất. Cái suy nghĩ ấy cứ quẩn quanh trong đầu ông như thế.
Ngày ngoại mất vì quá đau buồn nên tôi cứ thường hay rúc vào một góc gần quan tài mà khóc chẳng để ý gì xung quanh nên gần như chẳng biết gì. Mọi chuyện cứ thế qua đi và sẽ là không có gì nếu như sau ngày hôm ấy cha tôi không làm lớn chuyện.
Sau đám tang ngoại được chôn trong một nghĩa trang công giáo trên tỉnh Đồng Nai. Mộ xây xong, nhà ngoại họp mặt đi xuống dưới để xin lễ, đọc kinh. Cha tôi là người thích đi đây đi đó nên muốn đi theo mẹ. Tối hôm ấy cả gia đình chúng tôi ngồi đó, mẹ thẳng thừng nói không còn chỗ. Tôi không hiểu tại sao mẹ nói thế khi ít ngày trước tôi biết được rằng mọi người sẽ đi xe máy và mẹ đi chung với cậu Tân - con nuôi của ông bà ngoại.
Tại sao mẹ không đi với cha tôi? Tại sao mẹ không muốn cha tôi đi? Mọi câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu tôi. Cha tôi vì giận nên làm lớn chuyện nói này nọ và rồi họ cãi nhau. Và sau đó là cái sự thật mà tôi không biết cũng chẳng muốn biết và hy vọng đừng bao giờ biết đã được tiết lộ.
Mẹ tôi nói cha tôi: "Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ anh mất. Mấy ngày sau người ta hỏi tôi, anh ở đâu, tôi đã chẳng biết phải trả lời sao. Cái áo tang của anh còn phẳng như lúc tôi đưa cho thì giờ anh đòi đi đâu, đi làm gì?". Nghe mẹ nói vậy, tôi như chết sững. Mọi thứ về cha khiến tôi thất vọng.
Thế nhưng dường như với cha tôi thế vẫn còn chưa đủ. Cha tôi nói rằng: "Nhà ngoại có lo cho nhà này được cái gì đâu mà bắt tôi phải túc trực ở đó mấy ngày? Tôi còn phải đi làm chứ có rảnh đâu mà cứ ở đó?". Tôi chỉ biết cười, cười cái sự chua xót ở đời.
Ừ thì nhà ngoại khó khăn hơn nên khi chia nhà, mẹ tôi không lấy phần. Ừ thì nhà nội cho gia đình tôi hẳn một miếng đất để xây nhà nhưng chỉ vì lí do như thế mà cha đã vội phủi băng đi cái trách nhiệm của một người con rể. Cha đã quên ai chăm lo cho con cha thuở bé khi mà cha nói không có thời gian thì gửi qua bên ngoại đi.
Khi mà mỗi lần tổ chức tiệc tùng bên ngoại, bà ngoại đều nhắc: "Tụi bay không kêu thằng Thịnh à?". Khi cha chưa tới, mỗi khi cha nhậu say trên đó ngoại cũng đều nhắc: "Về sớm, ngủ đi, sáng mai còn đi làm". Vậy ra trong đầu cha chỉ có mỗi chuyện mẹ không thừa kế được gì từ nhà ngoại!!!
Tôi đau khôn xiết, thật sự chông chênh và mất đi niềm tin duy nhất về chỗ dựa của mình (Ảnh minh họa)
Tôi đau khôn xiết, thật sự chông chênh và mất đi niềm tin duy nhất về chỗ dựa của mình. Tôi đã muốn đứng thẳng lên nói với cha rằng: "Nếu cha làm thế, cha không sợ sau này con rể, con dâu của cha cũng đối xử với cha như thế sao?". Nhưng tôi không đủ can đảm và cũng không đủ sự mất dạy để nói với ông như thế.
Song có lẽ cũng từ đó trong tôi cha đã mất đi phần nào sự tin tưởng và quý trọng trong tôi. Có lẽ nó sẽ theo tôi suốt cuộc đời và đến lúc thành gia lập thất tôi cũng sẽ sợ, một nỗi sợ vô hình về một người tôi đang gọi là cha.
Theo VNE
Trói được tôi, vợ lén đi phá thai Cưới xong, tôi thắc mắc không hiểu sao bụng vợ không to lên, tôi muốn đưa vợ đi khám thì cô ấy nằng nặc không cho, muốn tài xế riêng đưa đi. Sau này mới vỡ lẽ là cô ấy đi phá. Người đàn ông dù thông minh nhất cũng có những quyết định sai lầm, đặc biệt trong hôn nhân, đó là...