Mẹ ơi, con đã yêu tha thiết anh lính đảo xa
“Thực sự mẹ không muốn con yêu lính Trường Sa đâu con à! Không phải vì mẹ ghét Quân mà mẹ không muốn con yêu một người chồng suốt ngày đi xa. Ông con, cha con như thế là đủ lắm rồi…, mẹ không muốn mất thêm một ai thân thương nữa”.
Nói xong mẹ khóc nức nở, tôi không biết nói gì mà chỉ biết ôm mẹ vào lòng. Có lẽ mẹ quá sốc khi tôi quyết định chọn yêu Quân, anh lính Trường Sa đang đứng nơi đầu sóng ngọn sóng để bảo vệ biển đảo quê hương, bảo vệ bình yên cho người dân.
Chúng tôi quen nhau qua sự giới thiệu của một người bạn, rồi tiếp đó là chuyện trò qua những tin nhắn, và những lá thư tình cảm. Tôi chiều lòng anh, như thể chiều lòng người sẽ ở bên tôi mãi mãi. Ngoài giờ soạn giáo án, tôi dành đọc những lá thư của anh, và không quên làm thơ gửi lời yêu thương cho anh dù tôi mới chỉ được nhìn thấy anh qua tấm hình anh gửi vào dịp tết vừa rồi.
Mong muốn được gặp anh cuối cùng cũng khiến tôi thỏa ước nguyện, anh tuy không cao nhưng rất đẹp trai, nước da rám nắng cùng với thân hình rắn rỏi. Rồi anh nhẹ nhàng nói lời yêu thương tôi.
Ngày tôi đến chơi- cũng là ra mắt bố mẹ anh thật tuyệt vời, họ đón tiếp tôi nồng nhiệt, chị em anh ai cũng khen tôi và cho rằng chúng tôi đẹp đôi. “Hai đứa thế là nhất rồi, chồng bộ đội vợ giáo viên đúng chuẩn ông bà thích. Có cô giáo dạy con, nuôi con nhất anh rồi nhé”, chị anh cười niềm nở.
Tôi cứ nghĩ có lẽ mẹ tôi cũng sẽ vui mừng khi gặp anh. Và tôi cũng muốn dành tặng cho mẹ một bất ngờ như món quà lớn lao. Nhưng mọi việc đâu có dễ, khi tình hình gia đình tôi cũng dậy sóng như sự kiện biển Đông mấy hôm nay.
Tôi đã khóc khi nghe mẹ nói với anh: “Bác không cho phép con gái mình yêu một anh lính suốt ngày ở đảo Trường Sa” (Ảnh minh họa).
Chúng tôi dắt nhau về gặp mẹ tôi trong niềm khấp khởi, mong chờ sự chúc phúc và thuận đường đi lại. Nhưng khi tôi giới thiệu nghề nghiệp anh là lính Trường Sa mẹ tôi bỗng tắt hẳn nụ cười trên môi. Mẹ nói trong sự hờn tủi “Cháu với cái Hiền nhà bác có thể là bạn, nhưng yêu thì không. Bác tuyệt đối không cho phép con gái yêu một anh lính suốt ngày ở đảo”.
Nói xong mẹ im lặng đi vào phòng trong sự năn nỉ cũng như ngỡ ngàng của tôi. Anh dỗ dành tôi vào nghỉ, xong anh xin phép đi về. Mẹ tôi không nói gì mà đôi mắt ngấn lệ.
Anh về rồi, tôi mới bắt đầu chuyện trò với mẹ, tôi nói yêu anh và muốn lấy anh làm chồng. Tôi sẵn sàng ở nhà nuôi con một mình để anh đi công tác xa.
“Thực sự mẹ không muốn con yêu lính Trường Sa đâu con à! Không phải vì mẹ ghét Quân mà mẹ không muốn con yêu một người chồng suốt ngày lo chuyện biển đảo. Thế hệ ông con, cha con như thế là đủ lắm rồi…, mẹ không muốn mất thêm một ai thân thương nữa”.
Tôi gào khóc xin mẹ, nhưng bà không hề thay đổi quyết định. Tôi nhờ anh trai, chị gái khuyên nhủ mẹ nhất quyết không cho phép.
Video đang HOT
Những hôm sau đó, tôi lên lớp trong sự mệt mỏi, những bài giảng tưởng chừng như nhạt nhẽo, rồi tôi ốm suốt 1 tuần liền. Có lẽ tôi sống quá đa cảm, lãng mạn nên khi hụt hẫng tôi dễ gục ngã.
Anh biết chuyện nên tới nhà thăm tôi, rồi năn nỉ mẹ tôi. Nhưng bà chỉ nói lạnh lùng:
“Anh thấy đó, bấy lâu nay dân ta vẫn kháo nhau chuyện biển Đông, Trung Quốc. Tôi sợ chiến tranh, sợ đánh nhau, anh là lính lẽ nào anh ở nhà được. Tôi thực sự không muốn con tôi yêu một anh lính đảo xa. Dù tôi rất yêu quý bộ đội, tôi trân trọng sự hi sinh vất vả của anh, nhưng tôi không muốn con tôi đau khổ mòn mỏi chờ đợi như tôi đã từng chờ cha, chờ anh và chờ chồng tôi. Cả đời tôi mệt mỏi lắm rồi. Xin anh đi cho”.
“Mong bác nghĩ lại. Thời thế đã thay đổi, không phải như xưa nữa bác à”- anh nói trong sự nghẹn ngào.
“Thôi…tôi mệt…anh về đi. Nếu anh muốn nhìn thấy con gái tôi khỏe lại, muốn con tôi hạnh phúc. Nếu anh yêu nó, thì anh buông tha cho nó giùm tôi”- mẹ tôi dứt khoát.
Anh đứng dậy về trong tuyệt vọng mặc tôi chạy ra níu giữ. Anh dứt khoát để tôi gục ngã.
Tôi nghẹn ngào: “Mẹ ơi, sao mẹ làm thế với chúng con”.
Mặc cho tôi khóc lóc, mẹ nhất quyết không dìu tôi dậy, mẹ nói “Tất cả vì mẹ muốn tốt cho con”.
Vì chăm tôi, nên mẹ cũng ốm theo, tôi chăm mẹ mà lòng đau như cắt. Tôi ngầm hiểu mẹ cũng vì lo lắng cho tôi, mẹ không muốn tôi đau khổ như mẹ.
Tối hôm đó, tôi đã viết một bài thơ cho anh, tôi muốn gửi lại anh tất cả những gì đã thuộc về chúng tôi. Có lẽ khi đọc xong bài thơ này, anh sẽ hiểu được tình yêu của tôi dành cho anh lớn lao biết chừng nào.
“Em trả lại cho anh
Con đường vương hoa sữa
Nơi đôi ta từng hứa
Suốt đời ở bên nhau.
Trả lại anh ngọn lau
Vấn vương nơi đầu gió
Lấp lánh vì sao nhỏ
Thì thầm em và anh.
Trả lại anh màu xanh
Thiên thanh là trời biếc
Và em thầm nuối tiếc
Giá mình đừng mất anh!”
Rồi những ngày nghỉ phép kết thúc, anh lại ra biển, ra nơi đầu sóng ngọn gió mang theo tình yêu đã là quá khứ của chúng tôi, anh nhắn tin cho tôi vỏn vẹn một dòng chữ “Anh nhận lại tất cả những gì em trả lại, duy nhất 2 chữ Yêu em anh sẽ mang theo suốt cuộc đời”.
Tôi lại khóc, tôi không ngờ tình yêu lại xót xa tới vậy. Mấy năm qua, chúng tôi đã trao gửi tình cảm qua những cánh thư, giờ đây cảm xúc trong tôi như nắng hạn. Tôi không nghĩ được gì cho những bài văn lên lớp. Không có những lá thư, không có thơ tình người lính biển, cũng không có lời động viên của anh tôi sống như một cái xác không hồn. Một ngày tôi gục ngã ngay trên bục giảng vì suy kiệt.
Mẹ đã khóc, giọt nước mắt khô cằn. Trong lúc tôi ngủ thiêm thiếp, nghe tiếng bà nói với anh trai “Có lẽ mẹ đã sai khi không cho hai đứa nó đến với nhau rồi. Tình yêu của anh bộ đội cụ Hồ lớn lao lắm. Mẹ đọc được thư của nó gửi chia tay thằng Quân, mẹ thương nó lắm. Có lẽ nó đã trưởng thành và tự chịu trách nhiệm về cuộc đời của nó. Đợi lần này nó tỉnh lại, mẹ cho nó ra đảo thăm thằng Quân”.
Được sự cho phép của mẹ tôi đã khỏe lại với niềm tin yêu đời. Hôm nay tôi đứng ngoài đảo cùng anh trông chiều giông tố, nơi biển đảo quê hương con người vẫn hăng say lao động, tràn đầy tình yêu Tổ quốc. Mong rằng, tình yêu sẽ đơm hoa kết trái trên mảnh đất khô cằn đầy máu lửa này. Mong rằng đôi chim bồ câu sẽ mải miết bay trong miền trời yêu thương, để gắn kết con người xa lạ lại với nhau hơn.
Theo ĐSPL
"Đào tạo lại con rể", mẹ vợ ngậm trái đắng
Người ta nói rằng "dâu con, rể khách" để thấy rằng dạy rể là chuyện ít ông bố, bà mẹ vợ nào nghĩ tới. Vậy mà, bà Hoán lại nghĩ khác, bà có hẳn một "chương trình đào tạo con rể".
Bà Hoán có bốn cô con gái, không con trai, nên ngay từ khi đứa con gái đầu lập gia đình, bà đã xác định sẽ xem rể như con trai trong nhà. Nào ngờ, ông trời ban tặng cho bà đứa con rể chẳng vừa ý tí nào, nên bà đành phải "xắn tay" dạy dỗ "ông con trai" này vậy.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Rể bà Hoán sinh ra trong gia đình mà nói năng, cử chỉ thì rất cảnh vẻ, có phần hơi mưu mẹo nữa, nhưng thực ra bao phép lễ nghi, quy tắc lại chẳng biết gì hết ráo. Quen với đàn con gái ngoan ngoãn, bà Hoán hết sức bực mình với ông con rể đi không chào, về không hỏi, ăn chẳng mời, cứ thấy mâm cơm dọn ra là xông tới bốc ào ào, lại còn bới lựa miếng to ăn trước, đã thế với lũ em gái vợ cứ xưng hô mày, tao như chợ búa ngoài đường...
"Chương trình đào tạo rể" của bà Hoán bắt đầu từ chuyện chào hỏi. Anh con rể vừa bước vào nhà, chưa kịp ngồi, bà Hoán đã cao giọng: "Huy, con không chào bố mẹ sao?". "Ơ, bố mẹ ngày nào chẳng gặp, sao phải chào". "Con không được nói vậy, người lịch sự, lễ phép là phải biết đi hỏi, về chào. Bố mẹ chứ có phải cái cột nhà đâu mà con thản nhiên đi qua không hỏi".
Thoáng thấy nét khó chịu trên mặt con rể, sau bữa cơm, mẹ con ngồi uống trà, bà Hoán nhỏ to: "Huy à, không phải mẹ ghét hay làm khó con đâu, mẹ coi con như con trai mẹ, nên dạy con những điều hay, lẽ phải làm người". Anh con rể gật gù ra chiều hiểu ý mẹ vợ, nhưng cũng phải đến chục lần sau đó, khi thì quên, khi thì chào cụt lủn, chào lí nhí..., con rể bà Hoán mới tập được thói quen chào hỏi.
Cứ thế, với "Chương trình đào tạo rể" đầy kiên nhẫn và yêu thương, bà Hoán đã biến ông rể vô ý vô tứ ngày nào thành người đàn ông lịch sự, lễ phép. Nhưng bà Hoán chưa kịp mừng với thành công của mình thì đã xảy ra chuyện...
Con gái đầu của bà, tức vợ chàng rể quý, về thưa chuyện với bố mẹ xin phép bỏ chồng. Lý do, cô không còn thấy người đàn ông mà ngày xưa cô yêu ở ông chồng bây giờ nữa, thay vào đó là một quý ông khắc kỷ lúc nào cũng để ý người khác, từ nết ăn đến lời nói, săm soi rồi chì chiết, đay nghiến. Để đi đến quyết định bỏ chồng hôm nay, vợ chồng cô đã cãi nhau nhiều lần và lần nào con rể quý của bà Hoán cũng bảo với vợ rằng: "Mẹ em đã dạy anh như thế, em thắc mắc cứ về hỏi mẹ".
... Rất nhiều chuyện đau đầu và cả buồn bã xảy ra trong ngôi nhà của bà Hoán, và tất nhiên cô con gái của bà cũng đã bỏ chồng. Một buổi chiều đi làm về, cô chìa cho mẹ cái smartphone, bà Hoán không hiểu ý, giãy nảy: "Con mua cho mẹ làm gì, mẹ già rồi không biết dùng đâu".
"Mẹ xem con rể quý của mẹ đây này, đau lòng chưa". Hóa ra, cô cho mẹ mình xem trang facebook của cựu con rể bà Hoán, trong đó đầy ảnh anh ta vừa cưới cô vợ mới, trẻ và đẹp hơn con gái bà. Nhưng đau nhất vẫn là lời tâm sự của anh ta ở dưới: "Lấy được vợ mới, rất biết ơn bà mẹ vợ la sát trước kia, vì nhờ bà mình đã tương kế tựu kế bỏ được vợ, không thì chẳng biết mùng thất nào mới tìm ra lý do trong gia đình hoàn hảo ấy".
Đọc xong dòng chữ, bà Hoán ôm ngực, ngã ngửa ra ghế.
Theo VNE
Em dâu làm cách mạng thay đổi nhà chồng Chị thật ngạc nhiên và khâm phục em, vì chỉ trong thời gian ngắn, em đã mạnh dạn thay đổi rất nhiều thứ... Ngày thằng Út dắt bạn gái về ra mắt, chị chưng hửng nhìn cô em dâu tương lai. Cô gái thành thị tóc nhuộm vàng hoe, da trắng như bông, móng tay móng chân sơn nửa trắng nửa đen... Nhìn...