Mẹ nhỏ nhầm cồn 90 độ để rửa mũi con
Ngày 21.9, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhi Lê Vũ Ngọc K. (28 tháng tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội) nhập viện do bị nhỏ nhầm cồn 90 độ, thay vì nhỏ nước muối sinh lý 0,9%.
Gia đình cho biết bé K. bị hen phế quản cách đây 2 tháng, thường được vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 0,9% (chai 500 ml) bằng cách hút vào xy lanh rồi bơm rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, hôm 10.9 do sơ suất, mẹ bệnh nhi K. đã hút nhầm cồn 90 độ để bơm rửa mũi.
Sau khi nhỏ mũi, trẻ khóc nhiều kèm theo chảy nước mũi nhiều nên đã kiểm tra, phát hiện nhầm lẫn và đã cho bé nhập viện. Sau khi được các bác sĩ Khoa Nhi và Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai điều trị, sức khỏe cháu bé đã ổn định. Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết việc nhỏ cồn vào mũi trẻ có thể dẫn đến bỏng niêm mạc mũi, kích thích niêm mạc mũi, thậm chí dẫn đến ngộ độc cồn, viêm phổi.
Nam Sơn
Theo Thanhnien
Top thực phẩm trong nhà bếp đặc trị nấm miệng
Nấm miệng là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và cả ở người trưởng thành do nấm men tên Candida Aldicans gây ra. Các biểu hiện như xuất hiện các tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, má bên trong, vòm họng...
Video đang HOT
Nấm miệng không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ lây lan nhanh tới amidan, thực quản... rất khó chữa trị nhanh. May mắn là khi vừa phát hiện thì nấm miệng hoàn toàn được chữa khỏi bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà.
Đối với trẻ nhỏ
1. Tuyệt đối không cạy những đốm trắng trên lưỡi của trẻ
Đây là điều bạn cần lưu ý đầu tiên, bởi khi bạn cạy các đốm trắng rất dễ chảy máu. Điều này lại càng tạo điều kiện cho nấm candida lây lan mạnh hơn trong vòm miệng, vòm họng trẻ.
2. Dùng nước muối sinh lý súc miệng
Bạn cho con súc miệng ngày 3-4 lần bằng nước muối sinh lý 0,9%. Nước muối có khả năng kháng khuẩn giúp chống lại tình trạng viêm trong miệng. Đồng thời không được cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ngọt, uống nước ngọt vào buổi tối. Bạn cũng không được bôi mật ong, nước chanh lên các đốm trắng trên lưỡi trẻ.
Đối với người lớn
1. Dấm rượu táo
Đây là một trong những biện pháp chữa nấm miệng phổ biến nhất ở người lớn. Trong dấm rượu táo có rất nhiều vitamin giúp tăng cường miễn dịch và các chất kháng khuẩn giúp các vết loét trên miệng nhanh lành và không lây lan.
2. Sử dụng sữa chua không đường
Biện pháp này áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ, nó có thể giúp bạn loại bỏ các vết loét nhiễm trùng trong miệng chỉ trong 2 ngày. Ăn chậm sữa chua, ngậm trong miệng của bạn ít nhất 30 giây. Các vi khuẩn có ích trong sữa chua sẽ liên kết đánh bại nấm candida nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong thời gian trị bệnh, bạn tuyệt đối không được ăn sữa chua có đường và các sản phẩm có chứa nấm men vì chúng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nấm candida nhanh chóng. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi để tăng sức đề kháng.
3. Sử dụng tinh dầu của cây đinh hương, oải hương
Các loại tinh dầu này có khả năng chống nhiễm khuẩn, giúp hạn chế tưa miệng ở người lớn. Bạn chỉ cần thêm 1 vài giọt dầu vào kem đánh răng của bạn, khi đánh răng, nhẹ nhàng dùng hỗn hợp này chải lưỡi và những chỗ bị loét trắng. Hoặc pha dầu vào nước ấm để súc miệng thường xuyên 3-4 lần/ngày cũng có tác dụng rất hiệu quả. Bạn cũng có thể dùng thuốc Natri Bicarbonat súc miệng thay nước muối.
4. Bổ sung nhiều tỏi, hành tây vào đồ ăn
Để phòng và chữa trị nấm miệng nhanh chóng, bạn cần bổ sung nhiều tỏi, hành tây vào các bữa ăn của mình. Những chất kháng nấm trong chúng sẽ đánh bại candida nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý hạn chế ăn đường, đồ ngọt, đồ uống có ga, đồ dầu mỡ.
5. Chú ý đến vệ sinh và chăm sóc răng miệng
Vệ sinh sạch sẽ răng miệng, đến nha sĩ thường xuyên là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất bạn cần lưu ý. Thay thế tăm xỉa thông thường bằng chỉ nha khoa để làm sạch những vết bám tận trong các kẽ răng.
Minh Huệ (Theo giadinhvn.vn)
Phụ nữ mang thai có dùng được thuốc trị đau mắt đỏ? Em đang mang thai tháng thứ 6, hiện em bị đau mắt đỏ vì lây trong khu nhà em có nhiều người bị đau mắt đỏ. Em đi khám bác sĩ cho dùng thuốc. Tuy nhiên, em vẫn cứ băn khoăn không biết thuốc có ảnh hưởng tới đứa con tương lai của em không? Hồ Thị Thu (Điện Biên) Trả lời: Trong...