Mẹ nhỏ nhầm axit vào mũi khiến bé trai 2 tuổi bỏng nặng
Bé trai bị bỏng nặng vùng mũi, má, khó thở do bị mẹ nhỏ nhầm axit vào mũi.
Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương vừa điều trị cho bé trai 2 tuổi ở Ninh Bình bị bỏng nặng, do phụ huynh nhỏ nhầm axit vào mũi.
Sự cố xảy ra khi bé trai được đưa sang bà ngoại chơi. Thấy con sổ mũi nhẹ, người mẹ liền lấy lọ thuốc nhỏ mũi còn nguyên nhãn mác nhỏ cho con. Tuy nhiên, dung dịch bên trong không phải nước muối sinh lý hàng ngày chị sử dụng, mà lại là axit chloaxetic 80%, thường để tẩy nốt ruồi.
“Cháu đau đớn, khóc thét, mũi có khói trắng bốc lên. Hỏi ra mới biết dì bé mua axit về dùng nhưng lại đổ sang lọ nhỏ mũi còn nguyên nhãn mác”, mẹ bệnh nhi kể lại.
Bé trai bị bỏng nặng do mẹ nhỏ nhầm axit vào mũi.
Video đang HOT
Bé trai được đưa tới bệnh viện gần nhà, rồi tiếp tục chuyển lên Viện Bỏng Quốc gia trong tình trạng niêm mạc mũi, họng phù nề, tổn thương nặng, hoại tử trắng, xung huyết, tiết dịch mạnh…
Trong quá trình điều trị, thấy bé có biểu hiện khó thở, ăn uống khó, gia đình xin chuyển bệnh nhi sang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương tiếp tục điều trị.
Theo ThS.BS Nguyễn Nhật Linh – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tiền đình mũi trái hẹp, hốc mũi phù nề khó quan sát, thở bằng mũi khó, có 2 vết sẹo to, dài từ má chảy xuống.
Bệnh viện nhanh chóng hội chẩn với các chuyên gia nước ngoài và quyết định phẫu thuật chỉnh hình sẹo hẹp mũi trái cho bé.
Quá trình phẫu thuật các bác sĩ nội soi tách dính cuốn dưới và vách ngăn 2 bên, rạch phần sẹo cửa mũi trái, mở rộng cửa mũi, đặt nong bằng silicon vào hốc mũi. Đồng thời, bệnh nhi được chỉ định tiêm sẹo chống lồi định kỳ trong 6 tháng kết hợp theo dõi tình trạng sức khỏe.
Bệnh nhi đang được kiểm tra sức khỏe sau phẫu thuật.
Thông tin về ca bệnh, bác sĩ Linh cho biết, do ban đầu không được sơ cứu nên tổn thương khá phức tạp, thời gian phục hồi cần rất nhiều thời gian.
Để phòng tránh tai nạn tương tự, bác sĩ Linh khuyến cáo các bậc cha mẹ, trước khi sử dụng bất kì loại dược phẩm nào cần xem xét kỹ nhãn mác, cách sử dụng. Các sản phẩm có độc tính cao cần để nơi riêng biệt, tránh xa tầm tay trẻ. Không để thuốc gần thức ăn, nước uống hay lưu trữ dung dịch trong các vỏ chai, lọ đã qua sử dụng.
“Nếu không may bị tình huống như trên, phụ huynh cần bình tĩnh sơ cứu ban đầu bằng cách làm loãng axit tại vị trí tổn thương đó như dùng đúng loại nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi trẻ. Ngoài ra còn có nước vôi loãng cũng giúp trung hòa axit, hạn chế tổn thương do axit gây ra. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện”, bác sĩ Linh nhấn mạnh.
Theo VTC
Bác sĩ cảnh báo: Cho trẻ súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày là sai lầm
Trong bối cảnh thời tiết chuyển mùa, không khí ô nhiễm như hiện nay, nhiều phụ huynh có thói quen dùng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng, vệ sinh mắt, mũi hàng ngày. Các bác sĩ cảnh báo, việc lạm dụng nước muối sinh lý như vậy lợi bất cập hại...
Bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi họng cho trẻ hàng ngày
TS.BS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, nước muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển là dung dịch dùng để rửa, vệ sinh mắt, mũi họng, không phải là thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng, dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho con hàng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, họng, trong khi trẻ không bị bệnh, là sai lầm nghiêm trọng.
Lý do vì trong mũi, họng đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc, có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn. Nếu lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi sẽ khiến mũi trẻ mất đi dịch tiết tự nhiên, mất đi lớp bảo vệ niêm mạc, khiến mũi trẻ bị rát, kích ứng mũi, chảy nước mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi thậm chí dễ gây nên viêm nhiễm mãn tính.
Hơn nữa, việc sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày có thể tạo cảm giác trẻ luôn bị bệnh, chưa kể đến việc rửa mũi sai tư thế có thể khiến trẻ bị đau, ra máu, hoặc là gây viêm tai giữa.
Bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương khuyến cáo, nước biển và nước muối sinh lý chỉ thật sự tốt khi trẻ có tình trạng viêm mũi, ngạt và chảy nước mũi nhiều. Lúc này chúng được dùng để bơm rửa, đảm bảo sự thông thoáng cho mũi. Cũng có thể dùng các dung dịch nước muối để vệ sinh mũi sau khi đi xa, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Ngoài ra, không nên dùng nước muối sinh lý hàng ngày.
Theo anninhthudo
Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh Sức đề kháng yếu nên trẻ sơ sinh thường dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, nhất là nghẹt mũi. Dưới đây là những mẹo vặt giúp trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi Cách trị nghẹt mũi chotrẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay là dùng nước muối...