Mẹ nhiễm HIV hiến tạng cho con
Các bác sĩ nhận định cơ may cứu sống đứa trẻ lớn hơn rủi ro mắc HIV nên quyết định ghép cho bé phần gan của người mẹ nhiễm virus.
Theo Fox News, ca ghép tạng diễn ra ở Nam Phi vào năm 2017 song mới được đơn vị tiến hành là Đại học Witwatersrand tiết lộ ngày 4/10. Hiện chưa rõ em bé nhận gan từ người mẹ dương tính với HIV có nhiễm virus hay không.
Trên tờ AIDS, nhóm chuyên gia từ Đại học Witwatersrand cho biết số lượng tạng hiến tặng ở Nam Phi rất hạn chế và họ không thể tìm được phần gan khỏe mạnh. Trong khi đó, người mẹ đang dùng thuốc kháng virus điều trị HIV lại sẵn sàng cho con lá gan.
“Đội ngũ y tế đã phải đối mặt với tình huống vô cùng khó xử. Chúng tôi biết rằng cấy ghép có thể cứu đứa trẻ nhưng lại đẩy bé vào nguy cơ nhiễm HIV”, đại diện nhóm chuyên gia viết.
Ảnh: FN.
Vài tuần sau ca ghép, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi nhiễm HIV bởi phát hiện dấu vết kháng thể. Tuy nhiên, xét nghiệm chuyên sâu cho thấy em bé vẫn khỏe mạnh. Trước khi ghép tạng, bác sĩ đã cho bệnh nhi dùng thuốc nên hy vọng ngăn chặn được HIV.
Video đang HOT
Nam Phi là nước có chương trình trị liệu kháng virus lớn nhất thế giới, nhờ đó cải thiện đời sống của nhiều bệnh nhân HIV. Với sự tiến bộ của các thuốc điều trị HIV hiện nay, các bác sĩ nhận định đứa trẻ vẫn có thể “sống một cuộc đời tương đối bình thường” kể cả khi nhiễm bệnh.
“Giữa cái chết và sự sống với căn bệnh có thể điều trị được, tôi nghĩ họ đã chọn đúng”, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc đơn vị bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Quốc gia Mỹ nói. Tuy vậy, ông Fauci cho rằng nên cẩn trọng và không nên vội vã tiến hành thêm ca cấy ghép nào tương tự.
Y văn từng ghi nhận một số trường hợp vô tình ghép tạng của bệnh nhân HIV cho người âm tính với virus. Tại Mỹ, những năm gần đây các bác sĩ Đại học Johns Hopkins đã triển khai cấy ghép tạng giữa những người nhiễm HIV.
Minh Nhật
Theo Vnexpress
Từ giải Nobel Y học 2018, con đường nào cho bệnh nhân ung thư Việt Nam?
Vừa qua, giải Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) nhờ tìm ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế chốt kiểm miễn dịch (liệu pháp miễn dịch). Tại Việt Nam, liệu pháp này đã được đưa vào điều trị một số loại bệnh ung thư và có những kết quả nhất định.
Theo đó, nhà miễn dịch học James P. Allison đã tìm ra loại protein CTLA-4 có chức năng kích thích khả năng của các tế bào miễn dịch T trong việc chống lại khối u nếu như được "thả phanh". Với nguyên lý trên, nhà miễn dịch học Tasuku Honjo phát hiện ra loại protein PD-1 trong tế bào miễn dịch cũng có khả năng tương tự nhưng khác cơ chế hoạt động của CTLA-4.
Cơ chế hoạt động của protein PD-1 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Honjo. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.
Trả lời báo chí, BS Lê Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết : "Trên bề mặt các tế bào bạch cầu lympho có những thụ thể được gọi là các điểm kiểm soát miễn dịch (chốt kiểm) hoạt động như những "công tắc" để điều hòa hoạt động giúp tránh các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức sinh ra các bệnh tự miễn.
Tế bào ung thư có thể tạo ra một số chất để tắt "công tắc", khiến tế bào bạch cầu lympho rơi vào trạng thái ngủ yên. Từ đó giúp chúng thoát khỏi sự tấn công của các tế bào miễn dịch. Các nhà khoa học đã tìm ra cơ chế này, tạo ra nền tảng cho liệu pháp miễn dịch trong ung thư" - BS Tuấn Anh cho biết.
Bằng việc lợi dụng hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư, nhiều hãng dược phẩm lớn đã sản xuất ra các kháng thể đơn dòng như Pembrolizumab, Nivolumab, Atezolimumab, Durvalumab... để trung hòa các chất thủ phạm trên bề mặt tế bào ung thư, kích hoạt các tế bào bạch cầu lympho tăng hoạt động trở lại, giúp nhận diện và tiêu diệt tế bào ác tính.
Hiện tại, Bộ Y tế đã cấp visa lưu hành cho thuốc Pembrolizumab tại Việt nam và được chỉ định điêu tri cho các trường hợp như:
(1) Bệnh nhân trưởng thành bi melanoma tiến triển (không thể cắt bỏ hoặc di căn);
(2) Điều trị bước đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn ở người lớn;
(3) Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển tại chỗ hoặc di căn ở người lớn có tỷ lệ khối u (TPS) 1% và những người đã nhận đươc ít nhất một phác đồ hóa trị liêu trước đó.
Nhiều bệnh viện như BV Ung bướu TPHCM, BV K Hà Nội, BV Bình Dân (TPHCM)... đã triển khai liệu pháp trên.
Bộ Y tế đã cấp visa lưu hành cho một số loại thuốc điều trị ung thư nhưng giá cả vẫn là một bài toán đối với bệnh nhân Việt Nam (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có thể được điều trị bằng phương pháp này mà cần phải làm một số xét nghiệm về mô bệnh học để xác định khả năng điều trị có hiệu quả hay không.
Bên cạnh đó một đợt dùng thuốc cũng khá tốn kém bởi mỗi lọ thuốc có giá hơn 62 triệu đồng. Mỗi lần bệnh nhân sử dụng 2 lọ thuốc, phác đồ dùng thuốc 3 tuần một lần và kéo dài 1 - 2 năm hoặc hơn. Chưa kể nhiều chi phí khác như xét nghiệm, dịch các loại...
Đ.P
Theo Lao động
Công trình đoạt giải Nobel y học 2018 đã được ứng dụng tại Việt Nam Công trình đoạt giải Nobel y học 2018 của nhà miễn dịch học danh tiếng - GS Tasuku Honjo cùng các cộng sự tại ĐH Kyoto (Nhật Bản) với phát hiện đột phá trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch đã được ứng dụng tại Việt Nam. Nhà khoa học James P Allison (trái) và đồng chủ nhân Giải Nobel...