Mê ngọt từ cam thảo, mày râu cẩn thận ‘yếu’
Trong khi đó, nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosterone của nam giới, làm giảm khả năng yêu đương của cánh mày râu.
Để tăng vị ngọt, thơm, nhiều người dùng nhân trần với cam thảo. Trong khi đó, nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng yêu đương của cánh mày râu.
Thông thường, người dân thường dùng nước nhân trần hàng ngày với quan niệm “mát gan, thanh nhiệt”. Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), nhân trần không phải lúc nào cũng bổ.
Nhân trần có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, lợi tiểu, giúp ra mồ hôi. Ngoài ra còn tăng bài tiết mật, chống viêm, nhất là các bệnh về gan mật. Y học hiện đại còn đánh giá nhân trần có khả năng cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, hạ huyết áp, điều chỉnh rối loạn lipid máu, giải nhiệt, chống viêm…
Theo ông Trung, khi mật viêm, tắc thì mới cần lợi mật, khi gan yếu mỏi thì mới phải nhuận gan. Lúc đó, nhân trần mới phát huy tác dụng. Còn đối với những người gan mật đều khỏe mà lại uống nhân trần thay nước thì gan mật sẽ phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ tổn thương gan mật, mất cân bằng và sinh bệnh.
Nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosterone của nam giới
Video đang HOT
Ngoài ra, phụ nữ mang thai không có bệnh lý về gan nếu dùng nhân trần có nguy cơ bị mất sữa hoặc ít sữa. Nhân trần cũng lợi tiểu nên dẫn đến việc nước bị thải nhiều, gây mất nước và các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Thai nhi không đủ chất dinh dưỡng có khả năng bị yếu, suy thai…
Lương y Trung cho biết, để tăng vị ngọt, thơm, nhiều người dùng nhân trần với cam thảo. Trong khi đó, nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosterone của nam giới, làm giảm khả năng yêu đương của cánh mày râu.
Hơn nữa, có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, gây phù toàn thân, viêm loét dạ dày. Do đó, những người bị phù, viêm gan, tăng huyết áp đều không nên dùng cam thảo. Phụ nữ có thai khi dùng quá nhiều cam thảo cũng có nguy cơ đẻ non, con bị dị tật…
“Nhân trần có nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể, nhưng nó là vị thuốc, vì thế, người dân không nên lạm dụng nhân trần và càng phải thận trọng khi dùng chung nhân trần với cam thảo” – lương y Trung cho biết.
Theo Dân Việt
Lợi ích của cam thảo
Cam thảo là một trong những loại thảo dược được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền. Cam thảo được đánh giá là có khả năng trị đau họng, làm sạch ruột, giúp phổi luôn khỏe và hỗ trợ hoạt động cho tuyến thượng thận.
Ảnh minh họa: internet
Loại rễ có vị ngọt này cũng rất được ưu ái trong ẩm thực vì chúng là thành phần phổ biến trong nhiều món ăn, trong đó có cả những món mứt truyền thống ngày Tết như mứt me cam thảo... Sau đây là những lợi ích mà cam thảo mang lại cho sức khỏe.
- Từ hàng trăm năm nay, y học cổ truyền vẫn sử dụng cam thảo để điều trị các bệnh như ho, đau họng và các rối loạn có liên quan đến dạ dày - ruột. Chúng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế nên sẽ làm dịu các tế bào ở đường hộ hấp, đường điểu và tiêu hóa.
- Ngoài khả năng giảm đau, cam thảo còn là một loại thuốc long đờm hữu hiệu. Glycyrrhizin, một trong những thành phần hoạt động tích cực nhất trong loại thảo dược này có tác dụng làm long đờm bằng cách hỗ trợ việc làm loãng và giải phóng chất nhầy cùng với đờm dãi ra khỏi đường hô hấp. Nhờ đó, cơn ho sẽ dịu xuống. Đây cũng là chất có khả năng kháng viêm.
- Rễ cây cam thảo vẫn được các bác sĩ Đông y sử dụng để điều trị những căn bệnh có liên quan đến đường hô hấp như ho, cảm lạnh, tình trạng sung huyết, viêm phế quản, đau họng và các bệnh dị ứng. Loại thảo dược này cũng là thành phần thường gặp trong các bài thuốc chữa chứng ợ hơi, ợ nóng, chứng viêm, sưng, chàm, vẩy nến và những bệnh về gan.
- Cam thảo còn hỗ trợ cho hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách tăng cường mức interferon, một tác nhân chống vi-rút hiệu nghiệm được cho là có khả năng ngăn cản hoạt động của các vi-rút nguy hiểm. Một kết quả nghiên cứu khẳng định cam thảo là vị thuốc có thể tiêu diệt loại vi-rút herpes đơn hình (gây ra bệnh mụn rộp ở cơ quan sinh dục và bệnh đau họng) rất hiệu quả.
- Trong Tây y, các bác sĩ vẫn đánh giá cam thảo là thành phần quan trọng giúp đánh bại loại vi-rút gây ra bệnh viêm gan. Tuy nhiên, những người muốn dùng cam thảo để điều trị viêm gan nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chính xác về liều lượng và cách sử dụng.
- Một số kết quả nghiên cứu gần đây về cam thảo cho thấy loại rễ của cây này có chứa những thành phần giúp kháng vi khuẩn và nấm cực kỳ hiệu quả, giúp chữa trị các bệnh viêm nhiễm do nấm ở cơ quan sinh dục phụ nữ.
- Cam thảo còn nổi tiếng với khả năng phòng ngừa và chữa trị tình trạng loét dạ dày. Chúng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào trong dạ dày và thành ruột, làm gia tăng lớp màng ngày tự nhiên trong thành dạ dày, thúc đẩy sự lưu thông của máu đến các tế bào bị hư tổn và làm giảm bớt sự co thắt của các cơ.
- Đây cũng là một trong số ít những loại thảo dược có thể tác động hiệu quả đến tuyến thượng thận đồng thời còn kích thích cơ thể tiết ra nhiều chất cortisol. Điều này giúp cơ thể có đủ sức chống lại hội chứng mệt mỏi mãn tính bằng cách gia tăng khả năng hoạt động của cortisol.
- Trong cam thảo có chứa các estrogen từ thực vật với chức năng tương tự như estrogen ở mức độ nhẹ. Chính vì vậy, loại rễ này vẫn được dùng khá phổ biến trong các bài thuốc chữa các rắc rối do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra và những vấn đề xảy ra trong giai đoạn mãn kinh của phụ nữ.
- Rễ cam thảo là một trong những nguồn cung cấp flavonoid - chất chống ôxy hóa vô cùng hiệu nghiệm. Các chuyên gia y khoa cũng tin rằng loại thảo dược này có công dụng bổ gan, giải độc. Chúng giúp loại thải độc tố của các loại thảo dược khác trong cùng một bài thuốc. Ngoài ra, cam thảo còn được dùng để làm dịu vị đắng của các loại thảo dược.
Theo PNO
Không nên dùng cam thảo tùy tiện Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng bổ trung ích khí, hóa đàm chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Cam thảo còn gọi là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão. Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L. Thuộc họ cánh bướm...