Mẹ nghiện bắt con đi ăn xin ở Sài Gòn
Người mẹ trong bộ dạng thê thảm kể chồng chết để lại 4 đứa con. Một đứa ở nhà trông nom đứa lớn bị bại não, 2 đứa còn lại theo mẹ đi ăn xin. Tuy nhiên, sự thật không phải như thế.
Kịch bản hoàn hảo
Cứ khoảng 8 – 12h đêm, khu vực chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) lại xuất hiện 3 mẹ con trong bộ dạng thảm thương. Họ ngồi ở vỉa hè, đối diện quảng trường Quách Thị Trang để xin tiền của khách qua lại, trong đó phần đông là người nước ngoài.
Thỉnh thoảng bảo vệ đến đuổi, thằng bé khoảng 9 tuổi, da đen đúa bị thương ở chân khó nhọc lết lên xe, đứa con gái dưới 2 tuổi không mặc quần, chân đầy ghẻ lở ngồi phía trước, bà mẹ gầy như chiếc lá sẽ chở 2 con đi. Chờ tình hình êm, chiếc xe cà tàng tháo hết giáp ấy sẽ quay về lại.
Đóng vai người qua đường, PV đã tiếp cận người mẹ này và được nghe một câu chuyện hết sức thương tâm.
Mẹ con Mai đang hành nghề ở khu vực chợ Bến Thành.
Người phụ nữ tên Mai kể chồng chết, ở nhà thuê dưới chân cầu Bình Triệu, một mình vất vả nuôi 4 đứa con. Buổi sáng, mấy mẹ con thường ngồi ở chùa Ưu Đàm, ai cho gì ăn nấy. Trong 4 đứa con thì 2 đứa theo mẹ ăn xin, một đứa 5tuổi ở nhà trông nom đứa lớn hơn bị bại não.
Chỉ vào bắp chân đang sưng to của đứa con trai tên Kha, chị cầu khẩn: “Chị có biết nhà tài trợ nào không, làm ơn giúp cho thằng bé có cái nạng. Mấy bữa trước nó bị người ta đụng xe gãy xương, giờ sắp xương rồi, nhưng không có nạng để tập đi”. Đột nhiên chị ôm bụng nói đau, chắc là do bốc ốc thừa ăn tối hôm qua nên phải đi kiếm thuốc uống.
Nói xong, chị tất tả đưa 2 đứa nhỏ lên xe hướng về đường Phạm Ngũ Lão. Xe rồ máy, người phụ nữ này không quên nói với theo: “Xe này của thằng bán dưa hấu gần nhà cho mượn đó chứ không phải của em đâu!”. Các tài xế xe ôm gần đó cho biết mẹ con họ đã hành nghề tại đây gần 1 năm, bất kể ngày mưa hay nắng.
Bắt con ăn xin vì mẹ nghiện ma túy
Chỉ vào một thằng bé 11 tuổi mặt mũi sáng sủa, ông Nguyễn Ngọc Ký bức xúc nói: “Đây là con trai đầu của Mai, thằng bé bình thường chứ có bại não gì đâu. Tui mới đưa nó về nuôi từ trước tết đến nay sau khi được hàng xóm của Mai báo tin thấy nó đi ăn xin. Chồng con Mai còn sống sờ sờ ra đó nhưng không chịu làm gì hết.
Thằng nhỏ này đang đi học, đóng học phí hết rồi thì 2 vợ chồng bắt bỏ học để đi ăn xin, đem tiền về cho mẹ nó sử dụng ma túy. Tui đã nhiều lần khuyên con trai đưa vợ đi cai nghiện mà nó không chịu. Thà tui không có thằng con trai và con dâu này còn hơn, chỉ tội cho tương lai của mấy đứa nhỏ”.
Ông Ký là cha chồng của Mai, ông nội mấy đứa nhỏ. Tên đầy đủ của Mai là Trần Thị Mai, sinh năm 1984. Còn cha những đứa nhỏ đáng thương kia là Nguyễn Ngọc Kỷ, sinh năm 1985, con trai ông Ký.
Video đang HOT
Vừa nói ông vừa đưa cho tôi xem hộ khẩu và sổ học bạ của em Kỷ ở Trường Tiểu học Cửu Long (quận Bình Thạnh). Sổ học bạ kết thúc ở niên học 2011-2012.
Mẹ con Mai đang hành nghề ở khu vực chợ Bến Thành.
Ông Ký nói tiếp: “Nếu không bị bắt bỏ học để đi ăn xin thì giờ nó đã học tới lớp 5 rồi. Giờ tui đang gửi nó đi học ở mái ấm cho nó quen con chữ trở lại rồi xin cho nó vào Trường tiểu học gần đây, cách ly với ba mẹ nó mà chưa biết có được không. Lúc đi ăn xin, nó ốm nhom, ghẻ mọc đầy chứ không được mập mạp, trắng trẻo như bây giờ đâu”.
Ông Ký cho biết đang mất ăn mất ngủ từ khi biết chuyện và muốn cứu tương lai của những đứa cháu còn lại. Ông kể đã chất vấn 2 vợ chồng Mai nhưng họ cứ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Khi nghe ông đề nghị gửi tụi nhỏ vào mái ấm để người ta lo ăn ở, đi học thì họ lại không chịu.
Rất nhiều người già và trẻ em thường lang thang ở khắp quán xá, lề đường ở Hà Nội bán tăm và kẹo cao su, hoặc ăn xin, bị những kẻ dã tâm ký sinh. Những kẻ chăn dắt đám trẻ và người già lang thang đều là thanh niên trai tráng, suốt ngày cưỡi xe dạo phố.
Đưa tôi xem giấy ra viện của Đ., ông hỏi tôi về tình hình cái chân của thằng bé chín tuổi mà tôi đã gặp ở trước chợ Bến Thành. “Mấy lần thằng Đ. gọi điện thoại nói muốn về ở với ông nội, ông nội đưa con về đi, ông nội thương anh K. chứ không thương con”, ông kể.
Còn theo lời D.: “Con chuẩn bị lên lớp 4 thì ba mẹ không cho con đi học nữa, ngày nào cũng bắt đi ăn xin hoặc bán kẹo cao su lòng vòng TP từ 15 – 23h đêm, ai cho gì ăn nấy. Con thường đi chung với đứa em thứ ba, mỗi ngày kiếm được khoảng 100.000 – 200.000 đồng”.
“Cứ mỗi lần chở nó ra chung cư Phan Xích Long là nó lại nói ông đừng chở con lại đây, con ăn xin ở đây suốt, người ta biết mặt con hết”, ông nội Kỷ tiếp lời. Ông Ký nói thêm, muốn biết thêm thông tin thì lại nơi Mai cư trú ở đường Ngô Tất Tố, phường 22, quận Bình Thạnh để tìm hiểu.
Lời kể của hàng xóm
Tiếp tục tìm đến địa chỉ trên để gặp hàng xóm của Mai. Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, tổ trưởng tổ dân phố 27, khu phố 3 nơi Mai cư trú xác nhận vợ chồng Mai có bốn đứa con, đứa lớn nhất đang ở chỗ ông nội, đứa nhỏ nhất mới hơn hai tuổi, thuộc diện hộ nghèo của phường, nghe nói đi bán kẹo cao su, vé số, chồng làm thợ sơn nước nhưng thường ở nhà.
Bà Mười, một người hàng xóm nhà ở đường Ngô Tất Tố cho biết vẫn thường hay lui tới nhà Mai để thắp hương bàn thờ Phật. Bà kể trước đây bà nội của mấy đứa nhỏ lo cho tụi nhỏ được đi học đàng hoàng nhưng từ ngày bà mất thì ba mẹ nó lại bắt nghỉ học.
Mẹ con Mai đang hành nghề ở khu vực chợ Bến Thành.
“Tôi đã đóng tiền cho thằng Kỷ vào học lớp 4 Trường Tiểu học Cửu Long nhưng ba mẹ nó không cho đi học nữa nên phải rút tiền về lại. Trước tết, thằng Kỷ đi xin ăn ngất xỉu giữa đường, người ta báo tui đem về cho ăn uống.
Tôi liên lạc với ông nội nó để đón về ở tới giờ. Tụi nhỏ vẫn thường gọi cửa xin cơm ăn vào lúc khuya khoắt. Mỗi lần tui khuyên con Mai là nó lại chửi bới tui, giờ không biết phải làm sao, chỉ mong chính quyền địa phương tìm cách gì giúp đỡ”, bà Mười than thở.
Chính quyền hứa sẽ có biện pháp giải quyết rốt ráo
Trao đổi với PV, bà Trần Thị Bích Vui, Phó Chủ tịch phường 22, quận Bình Thạnh, cho biết chưa nghe báo cáo sự việc này. Hiện phường đã chỉ đạo cán bộ phụ trách về trẻ em và đại diện hội phụ nữ phường xuống khu vực xác minh, làm rõ.
Bà cho biết trong tuần này phường sẽ mời vợ chồng bà Trần Thị Mai và người thân… đến để tìm hiểu sự thật, trao đổi nguyện vọng và kết hợp làm việc với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương để có biện pháp giải quyết rốt ráo, đảm bảo cho các em được tới trường, không bị lợi dụng sức lao động. Kết quả buổi làm việc, phường sẽ thông tin chi tiết lại cho báo để bạn đọc được rõ. >> Những ‘chiêu trò’ ăn xin lừa đảo người hảo tâm Thời gian gần đây, trên địa bàn TP.HCM xuất hiện nhiều trường hợp lừa xin tiền bằng các chiêu trò mới. Không bị gậy, không áo quần rách rưới, các ‘cái bang’ mới này bày những màn kịch để đánh vào lòng hảo tâm của mọi người.
TheoPháp luật TPHCM)
Chợ Bến Thành - chứng tích trăm tuổi giữa Sài Gòn
Chợ Bến Thành, một biểu tượng của TPHCM vừa tròn 100 tuổi, đây là mốc lịch sử để người dân Sài Gòn và du khách ôn lại hành trình trăm năm của ngôi chợ này.
Theo sử sách, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định. Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ và xuống cấp. Người Pháp lựa chọn địa điểm mới để xây cất một khu chợ lớn hơn, đáp ứng nhu cầu buôn bán ngày càng phát triển. Vị trí đó gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là Bến xe Sài Gòn), chính là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.
Chợ Bến Thành đầu thế kỷ 20 (Ảnh: Panoramio)
Tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho phía sau chợ Bến Thành, đã ngừng hoạt động vào năm 1958 (Ảnh tư liệu tại chợ)
Khu vực xây chợ vốn là một cái ao sình lầy cũ được lấp đi. Khuôn viên chợ quy hoạch 4 mặt bởi 4 con đường (nay là đường Lê Lợi, Phan Bội Châu, Lê Thánh Tôn, Phan Chu Trinh) xung quanh là bến xe ngựa, bến xe đò và ga xe lửa, rất thuận tiện cho việc giao thương.
Lễ khánh thành chợ 100 năm trước được diễn ra trong 3 ngày 28-29-30 tháng 3/1914 với hơn 100.000 người tham dự nên được báo chí thời đó gọi là "Tân Vương Hội".
Từ khi thành lập đến nay, chợ có nhiều tên gọi khác nhau như chợ cũ, chợ mới Bến Thành, chợ mới Sài Gòn và hiện nay là chợ Bến Thành
Trên các cửa chính có các bức phù điêu thể hiện các nông sản được bán trong chợ như: trái cây, thịt gia súc, gia cầm, hải sản...
Clip: Thăm chợ Bến Thành 100 tuổi
Chợ Bến Thành ngày nay trở thành trung tâm thương mại và giao lưu văn hóa của TPHCM. Chợ có diện tích 13.056m với 4 cửa chính là Đông, Tây, Nam, Bắc và 12 cửa phụ xen kẽ xung quanh. Các sạp trong chợ kinh doanh nhiều mặt hàng, từ quần áo, vải sợi, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống... Đặc biệt, nơi đây tập trung nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đây cũng là ngành hàng có nhiều sạp được truyền nối qua nhiều đời.
Bà Trần Thị Nhục (65 tuổi) thường gọi là "dì Ba Minh", kinh doanh các mặt hàng gia dụng cho biết: "Tôi theo má đi chợ Bến Thành từ năm 15 tuổi. Hồi đó tôi bán trái cây đem từ nhà ở Hóc Môn, theo xe đò lên đây bán. Ngoài xe đò thì mọi người còn đi chợ bằng xe ngựa, xe xích lô, xe lửa...
So với hồi đó, bây giờ chợ sầm uất hơn, hàng hóa phong phú hơn. Các sạp hàng cũng được chia nhỏ hơn để nhiều người cùng bán. Sang năm là tròn 50 năm tôi bán hàng ở đây rồi đó. Thấy chợ ngày càng phát triển, đổi mới, tôi mừng lắm".
Ban đêm, chợ Bến Thành là một địa chỉ ẩm thực thú vị với nhiều món ăn hấp dẫn, độc đáo
Đa số khách đến với chợ Bến Thành là người nước ngoài đến mua quà lưu niệm hoặc thưởng thức món ăn mang đậm bản sắc văn hóa của Việt Nam. Tờ USA Today từng xếp hạng chợ đứng thứ 15 trong tổng số 45 ngôi chợ có ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới. Cuối tháng 1/2012, chợ được Tạp chí ẩm thực Food and Wine chọn là một trong 10 điểm đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh.
Giữa tháng 5 năm nay, chợ Bến Thành chính thức ra mắt website nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, thông tin các mặt hàng, gian hàng tại chợ, giúp khách hàng tra cứu thông tin, giá cả sản phẩm chính xác và nhanh nhất. Website cũng giúp khách hàng có thể mua bán trực tuyến và hỗ trợ công tác quản lý trật tự kinh doanh tại chợ.
Theo Dantri
Đột nhập thế giới cái bang Sài thành Ăn xin đang là một "nghề" khá phổ biến ở TPHCM. Đi đâu, người dân cũng đụng mặt ăn xin. Có những người ăn xin vì hoàn cảnh nhưng cũng có những người ăn xin trục lợi từ lòng nhân ái của người khác và họ có đến ngàn lẻ một cách làm người khác phải mủi lòng. Bốn thế hệ cái bang...