Mẹ nghi bị tâm thần đâm con lủng ruột
Tối 15 – 7, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM cho biết vừa tiếp nhận trường hợp một bé trai 11 tháng tuổi được bà ngoại đưa đến cấp cứu vì nghi mẹ bị tâm thần dùng dao đâm vào bụng.
Ảnh minh họa
Bé tên là H.P.T (11 tháng tuổi) đang ở với bà ngoại tại P.Thạnh Xuân (Q.12).
Theo Bệnh viện Nhân dân Gia Định, bé T., được bà ngoại đưa vào bệnh viện cấp cứu lúc 16h40 cùng ngày. Tình trạng bé bị hai vết đâm sâu ở bụng khiến ruột lòi ra ngoài, mất máu nhiều nên bé thiếp đi.
Bà L.K.H (bà ngoại cháu bé) cho biết, con gái bà cưới chồng và sinh được hai đứa con, trong đó bé T., là con út. Mới đây, vợ chồng con gái bà ly dị để lại hai cháu cho bà chăm nuôi tại Q.12, lâu lâu ghé thăm.
Chiều cùng ngày mẹ bé về thăm bé T. Khi bà H., đang quét sân thì nghe tiếng bé T., khóc thét trong nhà. Bà H., chạy vào xô cửa nhà vệ sinh bất ngờ phát hiện con gái đang dùng dao đâm vào bụng bé. Ngay lúc đó, bà xô con gái ra ngoài giành lấy bé và cùng hàng xóm băng bó rồi chuyển bé đến bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ nhanh chóng băng ép cầm máu, cho bé thở oxy. Tiến hành hội chẩn bác sĩ chuyên khoa nhi, tiên lượng vết thương của bé rất nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phẫu thuật kịp thời. Do đó, lúc 17h20 đợn vị quyết định chuyển qua Bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu.
Tối cùng ngày, đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết các bác sĩ của bệnh viện đang tiến hành phẫu thuật cho bé T.
Video đang HOT
Theo bà ngoại cháu bé hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Mẹ bé có biểu hiện bị bệnh tâm thần một thời gian dài chưa được điều trị.
HOÀNG LỘC
Theo tuoitre.vn
Cách xử lý nhanh khi bị bỏng bô để không có sẹo
Bị bỏng ống bô có thể xảy ra bất kỳ khi nào nếu bạn bất cẩn. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Đây chính là cách xử lý nhanh nhất khi bị bỏng ống bô mà không để lại sẹo.
Bỏng bô là việc thường gặp với bất cứ ai bất cẩn, không chú ý. Ngoài ra, nguyên nhân bỏng bô cũng có thể do diện tích của nhà quá chật, dẫn đến đi lại vướng đến ống xả khi mới đi bên ngoài về.
Nhiều trường hợp bóng bô xe máy khiến cho vết thương nặng, nhiễm trùng và rất lâu mới trở lại bình thường.
Xử lý không kịp thời cũng như chăm sóc vết bỏng không đúng cách sẽ làm da bạn nổi sẹo thâm và "ngự trị" trên chân bạn suốt đời. Do đó, nếu biết cách xử lý ngay lập tức, "hậu quả" do bỏng bô không còn đáng sợ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách sơ cứu và cách chữa bỏng bô không để lại sẹo:
1/ Cấp cứu bỏng hạ nhiệt kịp thời
Khi không may bị bỏng bô, việc cần làm ngay là ngâm vết bỏng trong nước lạnh.Việc này sẽ giúp hạ nhiệt vết bỏng, đồng thời làm cho vết bỏng không đi sâu vào cơ thể. Các vết bỏng sâu rất lâu lành và chắc chắn để lại sẹo.
Chỉ nên ngâm vết bỏng trong nước từ 15 - 20 phút. Không nên quá lâu sẽ làm vùng thịt nơi vết thương bị hoại tử. Tại các bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp bác sĩ phải nạo vùng thịt bị hoại tử đi để băng bó vết thương.
2/ Làm sạch vết bỏng
Sau khi hạ nhiệt vết bỏng, cần rửa lại lần nữa bằng nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch Providine 10% (nước chứa Iot). Tuyệt đối không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì các dung dịch trên gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Nếu nạn nhân bị dị ứng Iot hoặc là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì không chữa trị bỏng bô bằng Providine
3/ Kháng khuẩn
Sau khi đã làm sạch vết thương, nếu trong nhà có sẵn mật ong thì nạn nhân có thể dùng loại thảo dược này để bôi lên vết thương. Mật ong ngoài tác dụng kháng khuẩn tốt còn giúp vết thương mau lành hơn.
4/ Băng bó và chăm sóc
Đối với vết bỏng nhẹ, nông thì người bị bỏng không cần chữa trị bỏng bô quá nhiều bước và phức tạp. Vết thương sẽ tự lành trong vòng 2 tuần và không để lại sẹo. Đối với vết bỏng nặng hơn. Tuyệt đối không chọc vỡ bọng nước. Khi có việc phải đi lại, nên băng vết bỏng lại giúp vết bỏng không bị dính vào gạc. Khi băng vết thương chỉ nên băng nhẹ, không được băng quá chặt hay kín vì có thể gây sừng hóa da non (sẹo nhăn nheo, sậm màu).
Cách chữa sẹo bỏng bô xe máy hiệu quả nhanh chóng
Vết bỏng do bô xe máy gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng Hơn nữa, sẹo bỏng bô xe rất khó điều trị dứt điểm và đòi hỏi bạn cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian cũng như công sức. Một số trường với điều trị không đúng cách hoặc để quá lâu sẹo sẽ đi theo bạn đến suốt cuộc đời.
Từ xưa đến nay, theo quan niệm của dân gian nghệ có thể làm liền sẹo và giảm vết thâm. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là suy nghĩ sai lầm, bởi thành phần của nghệ có chứa vitamin E và một số chất khác, có tác dụng kích thích vết thương nhỏ bị tổn thương ở bề mặt nhanh liền lại, hoàn toàn không mang lại kết quả cho các trường hợp nặng. Bên cạnh đó, theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia, tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao, làm sẹo sậm màu và khó khắc phục hơn.Thế nên bạn hãy dừng sử dụng nghệ ngay, mà thay vào đó cần phải giữ thói quen chăm sóc da khoa học và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Một lưu ý là không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem có nghệ lên vết bỏng để "hết thâm", bởi theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia, tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao, hơn nữa không ít người sau khi bôi nghệ đã bị tình trạng đen bóng lâu dài ở vết sẹo, rất khó khắc phục.
Hiện nay đã có những kỹ thuật và sản phẩm mới có thể khắc phục hoàn toàn hoặc đáng kể tình trạng sẹo thâm hay loang lổ do bỏng pô xe máy, đó là việc sử dụng các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc kết hợp với các sản phẩm ức chế men tyrosinaza bôi lên vết sẹo thâm, nếu vết sẹo đó dưới 3 tháng.
Với các vết sẹo đã ngoài 3 tháng, cần sử dụng kỹ thuật dermaroller. Sử dụng đúng các tấm dính bằng gel silicon cũng cho thấy hiệu quả.
Bác sĩ Đức Kha (Chuyên khoa thẩm mỹ) cho biết, khi bị bỏng bô cần phải tìm cách lấy nước sạch để làm nguội vết thương.
Việc làm này cẩn được tiến hành nhanh, khẩn trương sau khi bị bỏng. Bởi cách làm như vậy sẽ giúp vết thương không ăn sâu và sẽ ít loang ra khu vực rộng hơn.
Theo www.phunutoday.vn
70.000 sản phụ mỗi năm đã chết vì rơi vào tình trạng này, nhưng mọi chuyện sẽ được giải quyết nhờ một đột phá khoa học Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bà mẹ mới sinh. Ước tính, cứ 10 phút lại có 1 sản phụ qua đời vì nó. Sinh nở là thiên chức của người phụ nữ, nhưng các bà mẹ cũng phải hy sinh quá nhiều. Họ mang nặng suốt 9 tháng, trong khi đau đẻ là cơn...