Mẹ mù nuôi 7 đứa con nhưng lúc chết lại chỉ có một mình trong căn nhà rách nát
Mãi chiều người em trai sang mới biết chị đã mất rồi. Đúng hôm ấy anh con trai cả của bà Thân tổ chức tiệc linh đình đãi khách. Nghe tin mẹ mất anh ta vẫn ung dung ngồi ăn xong xuôi mới bước sang.
5 ngày sau bà thân qua đời, một mình bà nhắm mắt trong căn nhà rách nát không ai hay. (Ảnh minh họa)
Đứa con thứ 7 tròn 1 tuổi thì chồng bà Thân qua đời vì bị lũ cuốn khi ông đang chèo thuyền bắt cá trên sông. Vậy là mình bà gồng gánh nuôi 7 đứa con. Với một người bình thường đã khó, với một người không còn nhìn thấy gì như bà thì lại càng khó khăn gấp bội. Vậy mà không ai có thể tưởng tượng ra nổi bà đã nuôi được cả 7 đứa con khôn lớn trưởng thành.
20 năm bà chưa biết tới một bữa cơm no, một miếng thịt bao giờ. Có gì ngon bà dành cho con hết, con cái ăn xong bà mới là người vét những hạt cơm thừa, cơm cháy cuối cùng trong nồi. Mỗi ngày bà chỉ ngủ 4 tiếng đồng hồ còn lại làm thời gian bà làm việc. Ngày bà làm đồng, tối đến bà lại tới nhà làm thuê cho người ta. Họ cũng thương tình hoàn cảnh nhà bà nên ngoài tiền công, chủ nhà vẫn cho thêm gạo, thêm khoai để bà nuôi con.
Có những lần bà mò mầm ngoài sông, mưa to cũng không về cố gắng cho đầy rổ hến để về đổi gạo nuôi con. Suýt chút nữa bà cũng đã bỏ mạng dưới nước như chồng mình, may mắn lần đó có người nhìn thấy nên bà đã được cứu. Không thì đàn con bà cũng không biết sẽ ra sao khi mồ côi cả bố cả mẹ.
Cũng may chúng lớn dần lên, cũng biết chí thú làm ăn. Tuy không có điều kiện học hành như người ta nhưng không đứa con nào của bà chơi bời phá phách cả. Giờ thì đứa nào cũng vợ con đàng hoàng và đang có cuộc sống sung túc ở quê và ở cả phố. Cứ ngỡ con cái trưởng thành thì bà được nhờ vả nhưng nào ngờ, ở cái tuổi gần đất xa trời rồi người ta vẫn thấy người đàn bà mù, lưng còng dò dẫm ra vệ sông mò cua bắt ốc. Có người hỏi:
Cứ ngỡ con cái trưởng thành thì bà được nhờ vả nhưng nào ngờ… (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
- 7 đứa con bà đều có nhà cao cửa rộng rồi, sao chúng nó lại để bà khổ sở thế này?
- Chúng còn phải lo cho vợ con bác à, thôi thì trời vẫn thương cho tôi sống thế này là mừng rồi.
- Ngày xưa mình bà nuôi được 7 đứa, sao giờ không đứa nào nuôi nổi bà là sao, chúng nó phải có trách nhiệm với mẹ chúng chứ.
- Tôi vẫn tự lo được cho mình không dám làm phiền các con.
Nói rồi bà lại mon men xuống sông bắt cá. Dù cuộc sống đói khổ, căn nhà bao năm nay ọp ẹp xiêu vẹo nhưng chưa bao giờ bà đến nhà cậu con trai cả có tiếng giàu ở làng xin bát cơm và con cháu bà cũng chẳng có đứa nào tới biếu mẹ một xu hay mang cho mẹ đồ ăn thức uống gì. Dân làng có nói thế nào, anh ta cũng bỏ mặc, thậm chí còn nói lại rằng: “Tại bà đẻ nhiều nên chúng tôi mới phải khổ suốt tuổi thơ, không bằng bạn bằng bè. Giờ có được cơ ngơi này là do chúng tôi gây dựng chứ không phải nhờ bà mà có”.
Nghe con nói thế bà Thân chỉ còn biết nước mắt lưng tròng, bà đau lắm nhưng chỉ biết giữ trong lòng mà thôi. Năm ấy bà mắc bệnh ốm liệt giường. Chỉ có cậu con trai út có tình có nghĩa nhất nhưng cũng chỉ về với mẹ được mấy ngày là lại phải lên thành phố ngay vì vợ sinh.
Anh chỉ kịp để lại cho mẹ ít tiền bảo mẹ thuê người ta qua trông nom. Thế nhưng bà Thân biết mình chẳng còn sống được bao nhiêu nữa nên bà quyết định không thuê người chăm sóc mà đưa số tiền đó cho em trai và nhờ ông khi nào bà chết thì mua giùm bà chiếc quan tài rồi chôn bên cạnh người chồng quá cố của mình.
5 ngày sau bà thân qua đời, một mình bà nhắm mắt trong căn nhà rách nát không ai hay. Mãi chiều người em trai sang mới biết chị đã mất rồi. Đúng hôm ấy anh con trai cả của bà Thân tổ chức tiệc linh đình đãi khách. Nghe tin mẹ mất anh ta vẫn ung dung ngồi ăn xong xuôi mới bước sang. Bà mất hơn 1 ngày mà mấy đứa con vẫn cãi nhau chí chóe không đứa nào chịu đứng ra làm ma cho mẹ. Lúc này anh con út chưa về được vì vợ mới sinh không gửi được vợ con cho ai để về được.
Mãi tới chiều tối ấy cậu mới về tới nhà thì mẹ đã được cho vào chiếc quan tài do người cậu của mẹ mua bằng số tiền mà bà gửi trước khi mất. “Chúng mày không phải cãi nhau nữa. Cũng không cần đứa nào đứng ra làm ma cho bà ấy. Bà ấy đã tự lo cho mình cỗ quan tài rồi, còn chuyện đưa bà ấy ra đồng chúng tao sẽ lo. Chúng mày đi luôn đi, đừng ở đây cãi nhau cho thiên hạ người ta khinh”.
Đúng là “Một mẹ nuôi được mười con/ Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa”. Đau đớn vô cùng, những đứa con bạc bẽo ấy sẽ không bao giờ có được cái kết có hậu đâu, đời còn dài, cuối đời mới biết được kết cục của mình ra sao…
Theo blogtamsu
Giấu vợ tráo đổi đứa con dị tật, 15 năm sau tôi chết đứng vì bị trả lại con
Sau ba lần sinh nở bất thành, cuối cùng Hương cũng được làm mẹ và tôi cũng được làm cha. Có điều, đứa con đầu lòng khác hẳn với tưởng tượng của tôi. Con bé mang dị tật...
ảnh minh họa
Năm 27 tuổi, tôi kết hôn với Hương. Mong muốn có con luôn nên chúng tôi không sử dụng bất cứ biện pháp phòng tránh nào. Hơn một năm sau đó, Hương có tin vui. Để đảm bảo cái thai lớn lên an toàn và không gặp bất cứ biến cố gì, Hương nghỉ việc ở nhà an dưỡng, tôi thuê cho vợ một y tá riêng thường xuyên túc trực, chăm sóc. Mẹ tôi cũng dọn sang nhà ở cùng để chăm chút cho đứa cháu nội đang dần tượng hình.
Đứa trẻ chưa ra đời mang một nguồn sinh khí mới đến gia đình tôi. Các câu chuyện trong nhà hàng ngày giờ chỉ quay quanh chuyện đặt tên con, chuyện mua sắm quần áo, cách nuôi dậy đứa trẻ...Nhưng rồi, những thứ này trở thành vô nghĩa khi thai nhi bị chết lưu ở tháng thứ tư. Nỗi buồn ập đến nhưng nhanh chóng bị đẩy đi bởi chúng tôi tin rằng mình còn trẻ, việc có một đứa trẻ mới sẽ không quá khó khăn.
Khoảng năm tháng sau đó, vợ tôi mang thai lần thứ hai. Thế nhưng, chúng tôi lại mất con ở tháng thứ hai khi Hương lỡ chân ngã từ cầu thang xuống. Lí do mất con quá ngớ ngẩn khiến tôi nổi điên. Vợ chồng tôi bất hòa một thời gian dài. Sau khi làm lành, chúng tôi hứa với nhau sẽ cùng cố gắng để có con.
Lần thứ ba Hương mang thai, tôi và vợ chuyển xuống tầng một ở. Suốt chín tháng mười ngày, không gian đi lại của vợ chỉ có ở tầng một của căn nhà và đoạn đường từ nhà đến bệnh viện khám thai. Cuối cùng thì Hương cũng lâm bồn thành công, sinh được một cậu con trai kháu khỉnh, giống tôi như đúc. Hạnh phúc cuối cùng ngỡ đã mỉm cười vậy mà lại nhanh chóng vuột mất. Con tôi mất ở tháng thứ ba vì bệnh viêm phổi. Cái chết của con trai khiến Hương rơi vào trạng thái trầm cảm. Khoảng thời gian đầu, cô còn có biểu hiện tâm thần vì bị sang chấn tâm lý mạnh.
Trong một năm ròng kiên trì chạy chữa, uống đủ thứ thuốc an thần, vợ tôi mới tạm bình tâm trở lại. Cô đi làm phiên dịch cho một công ty du lịch nhỏ để thay đổi không khí. Không ai nói ra nhưng gia đình chúng tôi tự quy ước ngầm với nhau rằng không bao giờ nói chuyện con cái trước mặt Hương. Tôi và bố mẹ cũng cố gắng tránh cho Hương gặp trẻ nhỏ, xem chương trình tivi có nói đến lũ trẻ...Tôi sợ Hương sẽ buồn và bị kích động tinh thần. Con cái là của trời cho, tôi cho rằng mình không nên đặt nặng vấn đề này, chuyện gì đến rồi sẽ đến.
Lần mang thai thứ 4 của Hương, chúng tôi cư xử như không hề có một sự kì vọng nào. Hương vẫn đi làm bình thường như mọi bà bầu. Thai nhi phát triển bình thường. Vì tâm lý thoải mái nên việc mang bầu của Hương lần này dường như cũng dễ dàng hơn. Không có một sự bất thường nào được phát hiện ra cho đến khi con gái của chúng tôi chào đời. Nhưng cuộc đời thật lắm trớ trêu, bế đứa con trên tay, tôi chết đứng nhìn hai chân con bị dính liền nhau, khuôn mặt con cũng bị dị dạng, méo xẹo. Hương đã không siêu âm, không khám thai, không làm gì cả cho đến ngày sinh con. Đứa con này không lành lặn. Đây là điều mà chưa bao giờ chúng tôi nghĩ đến.
Vợ tôi sinh tại nhà, lại lịm ngay đi sau khi lâm bồn nên chuyện về đứa con không lành lặn chỉ có tôi, người đỡ đẻ và bác giúp việc biết. Ngay trong đêm đó, tôi đã tìm một đứa trẻ khác để thay thế còn đứa con ruột thịt, tôi giao cho bác giúp việc. Bác giúp việc nhận của tôi hai trăm triệu và bế đứa trẻ về quê. Câu chuyện khép lại tại đó trừ việc hàng tháng tôi vẫn gửi tiền nuôi con nhưng tôi tuyệt nhiên chưa một lần đến thăm con. Tôi sợ phải nhìn hình hài không lành lặn ấy, tôi không thể nghĩ đó là con của mình.
May mắn cho tôi, Lan, đứa trẻ thay thế có những nét hao hao giống Hương. Gia đình tôi tràn ngập tiếng cười khi có thêm bé Lan. Theo thời gian, cảm giác day dứt, có lỗi của tôi dần biến mất. Tôi yêu thương Lan như con ruột. Chưa bao giờ tôi chạnh lòng nghĩ về đứa trẻ kém may mắn kia cho đến một ngày, bác giúp việc muốn trả lại đứa trẻ. Ngày đó là 15 năm sau ngày tôi bế con mình đưa cho bác.
Bác giúp việc nói bác đã già, không thể chăm nom cho con bé được nữa. Bác cũng gói ghém đủ hai trăm triệu trả lại cho tôi: "Ngày ấy, tôi nhận của chú 200 triệu là để chú yên tâm chứ tôi không hề có ý định lấy. Tôi thương đứa trẻ tội nghiệp nên mới nhận nuôi. Giá kể như tôi có chồng con ở quê, tôi sẽ nhờ họ nuôi hộ đứa bé lúc tôi già yếu, gần đất xa trời như thế này nhưng tôi chẳng có ai. Nghĩ tội con bé từ lúc sinh ra đến nay chưa một ngày được ở cùng bố mẹ đẻ nên giờ tôi mong chú nhận lại cháu. Cũng là một kiếp người mà nó thiệt thòi, chú nên thương nó hơn mới phải...".
Những lời đề nghị của bác giúp việc với tôi như tiếng sét giữa trời quang. Nếu tôi nhận đứa trẻ này về thì mọi sự sẽ đổ vỡ hết, hạnh phúc của gia đình tôi sẽ tan tành. Hương sẽ nghĩ gì về tôi? Lan sẽ sống ra sao khi biết mình là con nuôi? Tôi không biết nên quyết định thế nào: nhận đứa trẻ ruột thịt trở về hay tìm cho con một gia đình mới? Phải làm thế nào để nói cho vợ tôi biết sự thật kinh khủng này?
Theo PNO
Đắng lòng đưa con đi khai giảng bắt gặp chồng dắt bồ vào nhà nghỉ Ngày con khai giảng đầu tiên cũng là ngày tôi phát hiện ra chồng ngoại tình. Tôi đau khổ vì bắt gặp chồng ngoại tình ngay trong ngày vui con đến trường. Ảnh minh họa. Ngồi gõ những đòng chữ này tâm sự mà tôi cảm thấy như rơi vào "hố đen". Tôi không thể tưởng tượng được, ngày đầu tiên tôi đưa...