Mẹ mới sinh nguy kịch vì sốt xuất huyết
Cháu bé ra đời được 3 kg. Mẹ con chưa kịp nhìn mặt nhau, cháu đã buộc phải cách ly khỏi mẹ
Mổ bắt con nguy cấp
Gần nửa tháng qua, chị Đỗ Thị Minh Th (SN 1987, xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) nhập viện nhưng vẫn trong trình trạng mê man. Anh Ngô Vĩnh cho biết, hai vợ chồng cưới nhau được gần 3 năm. Cả bên ngoại lẫn bên nội đều mong ngóng cháu nhưng bụng chị vẫn “im lìm”. Anh chị lo sợ có ảnh hưởng gì đến việc sinh nở nên đi khám. Bác sĩ thông báo: “Cả hai đều bình thường”.
Đầu năm 2015, anh Vĩnh vui mừng khi vợ thông báo đã mang thai. Trong khoảng thời gian này, anh chăm sóc vợ khá kĩ. Nhiều lần, anh đề nghị vợ ở nhà dưỡng thai. Tuy nhiên, chị cho rằng, sức khỏe còn ổn định, đi làm cho vui chứ ở nhà rất buồn. Anh chiều, để vợ tiếp tục làm công việc tại một siêu thị.
Giữa tháng 10/2015, anh Vĩnh chuẩn bị mọi thứ để chờ vợ đến ngày “khai quả”. Thế nhưng, còn hai tuần nữa mới đến ngày sinh dự kiến, chị bất ngờ bị ốm, sốt run người, mệt mỏi… Lo lắng, anh chở vợ đến bệnh viện huyện để khám. Lúc này, vì chị đang mang thai, bác sĩ đề nghị chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Tại bệnh viện huyện tỉnh Quảng Ngãi, bác sĩ khám và cho biết, chị có dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết. Qua theo dõi, những triệu chứng ngày càng chính xác. Lúc này, tình trạng chị Th bắt đầu chuyển sang nguy kịch, mạch đập yếu, khó thở… Bác sĩ đề nghị được mổ bắt con để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
Chị Th được điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng
Cháu bé ra đời được 3 kg. Mẹ con chưa kịp nhìn mặt nhau, cháu đã được cách ly khỏi mẹ. Lúc này, chị Th bất tỉnh. Bác sĩ tại bệnh viện Quảng Ngãi cố gắng cứu mạng sống của chị.
Nhận định tính mạng chị Th có thể bị đe dọa, bác sĩ bệnh viện Quảng Ngãi đề nghị được chuyển chị ra bệnh viện Đà Nẵng, bởi, ở đây có nhiều cơ sở vật chất đáp ứng được việc chữa trị cho chị.
Trên đường đi, dù xe cấp cứu có thuốc men và trang bị dụng cụ y tế nhưng chị bất ngờ ngưng thở nên phải dừng tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam cấp cứu. Chỉ khi hồi mạch, chị mới được đưa lên xe chuyển đi tiếp.
Chưa thể biết tương lai
Chị Th được nhập viện tại bệnh viện Đà Nẵng ngày 21/10. Lúc đó, do tình trạng thiếu tiểu cầu nguy cấp, bạn bè biết chuyện đã lên mạng xã hội nhờ giúp đỡ. Nhiều người quen, bạn bè lẫn không quen đã đến bệnh viện đề nghị kiểm tra, hiến máu để giúp đỡ.
Từ đó đến nay, chị luôn trong tình trạng nguy kịch, rơi vào tình trạng suy hô hấp, trụy mạch, suy đa tạng. Chị được thông khí nhân tạo, lọc máu liên tục, truyền tiểu cầu máy. Đến nay, chị vẫn còn phải thở máy, huyết áp lệ thuộc vào thuốc vận mạch.
Bác sĩ cho biết phải lọc máu thì chị Th mới có cơ hội cứu sống. Điều đáng nói, mỗi lần lọc máu, chi phí lên đến 18 đến 20 triệu đồng. Dù gia đình khó khăn, anh Vĩnh vẫn vay mượn tiền để cứu chữa cho vợ. “Còn nước còn tát, chỉ hy vọng cô ấy còn sống. Cô ấy sinh con mà chưa kịp nhìn mặt nhau”, người chồng chia sẻ.
Bác sĩ cho hay, chị Th có bảo hiểm y tế nhưng chi phí điều trị khá cao, nhất là tiền lọc máu. Ngoài ra, khá nhiều loại thuốc khi điều trị không nằm trong danh mục bảo hiểm nên gia đình phải mua thêm. Sau ba lần lọc máu, tình trạng của chị đã có dấu hiệu tốt hơn nhưng vẫn chưa thể dám chắc có thoát “án tử” hay không.
Anh Vĩnh cho biết thêm, con gái được gia đình đón về nuôi tại nhà. Trông cháu khá vui vẻ, khỏe mạnh. Hiện tại, do nhiều ngày túc trực ở bệnh viện, tình trạng sức khỏe của anh yếu dần nên bị cảm cúm. Anh phải nhờ vả người thân “thay ca” trước phòng Hồi sức tích cực chống độc lỡ bệnh viện kêu tên thì phải vào ngay.
Theo_Eva
Thương bé sinh non khát sữa vì mẹ nguy kịch do xuất huyết não
Cậu bé ra đời bằng phương pháp mổ khi mẹ cậu bắt đầu rơi vào tình trạng hôn mê. Sau phẫu thuật, mẹ được chuyển ra Hà Nội để kiếm hi vọng, cậu bé được cho vào lồng ấp. Hằng ngày bé sống bằng tình thương của y bác sỹ và nguồn sữa từ các bà mẹ khác mà ông nội đi xin về.
Ông nội đi xin sữa nuôi cháu
Hơn 1 tuần nay, y, bác sỹ và bệnh nhân Khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Nghệ An đã quen với hình ảnh một người đàn ông khuôn mặt nhàu nhĩ, khắc khổ bận chiếc áo bộ đội cũ kỹ xách bình đi xin sữa cho cháu. Hiểu tình cảnh hiện tại của ông, các bà mẹ đều hào phòng chia sẻ nguồn sữa của mình nhưng toàn người mới sinh hoặc sinh mổ, sữa cũng không được nhiều. Mỗi lần xin được khoảng 20-30ml, ông Nguyễn Cảnh Toàn (SN 1954, quê xã Thanh Hương, Thanh Chương, Nghệ An) lại tất tả mang về cho cháu uống.
Video đang HOT
Ra đời bằng phương pháp mổ khi mẹ nguy kịch, bé trai (chưa kịp đặt tên) hiện vẫn đang phải nằm lồng ấp.
Thằng bé nhỏ xíu, lại bị vàng da, phải nằm trong lòng ấp và chiếu đèn. Bé còn chưa có tên nên được gọi là "con mẹ Thành" theo tên mẹ. Chị Nguyễn Thị Thành (SN 1991, con dâu ông Toàn) đang mang thai ở tháng thứ 8 thì nhập viện vì nôn ói, đau đầu, ngất xỉu. Tình huống nguy kịch buộc các bác sỹ phải phẫu thuật bắt con để cứu đứa bé.
Sau khi mổ lấy con, chị Thành được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực chống độc. Ngày mùng 4 vừa qua, chị Thành được chuyển ra Hà Nội. Bác sỹ Nguyễn Đình Hiệp (Khoa Cấp cứu tích cực chống độc) cho biết: Ngày 29/9, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Thành bị nôn ói, co giật khi thai kỳ đang ở tháng thứ 8. Bệnh nhân được phát hiện có 1 ổ dị dạng thông động tĩnh mạch kích thước lớn. Các não thất bị bị đè nén dẫn đến bị chảy máu trong. Kết luận: xuất huyết não do vỡ AVM. Bệnh viện đã thực hiện ca phẫu thuật bắt con để đảm bảo an toàn cho cháu bé.
Ông Toàn bật khóc khi nghĩ đến tình cảnh của con dâu, cháu nội. Hằng ngày người đàn ông 60 tuổi phải đi xin sữa cho cháu.
"Bệnh nhân đã được mổ lấy khối máu tụ, đánh giá dị dạng thông động tĩnh mạch nhưng tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao nên đã được chuyển lên tuyến trung ương. Chi phí phẫu thuật rất lớn, từ 350-500 triệu đồng. Nếu ca phẫu thuật thành công thì nguy cơ để lại di chứng cũng rất cao", bác sỹ Hiệp ái ngại.
Nghe tin dữ, bố mẹ chị Thành ngất xỉu. Dẫu biết còn rất ít hi vọng nhưng gia đình quyết không bỏ cuộc. Một mặt làm các thủ tục cần thiết để chuyển chị Thành đi bệnh viện, mặt khác, huy động tất cả các mối quen biết để vay mượn chi phí. Đằng nội vay mượn được 320 triệu, nhà ngoại vay được 130 triệu, anh Nguyễn Văn Quyền theo xe đưa vợ ra Hà Nội, để lại thằng bé 3 tuổi và đứa con đang đỏ hỏn cho ông bà nội.
Ông Toàn vụng về cho đứa cháu tội nghiệp uống sữa.
Thằng Cường (3 tuổi) thì bà nội chịu trách nhiệm chăm lo. Ông Toàn xuống viện chăm sóc đứa cháu mới sinh. Thằng bé sinh thiếu tháng, non yếu nên phải ăn qua đường tĩnh mạch. Các bác sỹ khuyến cáo bé cần phải được bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng. Nhưng mẹ nó đi viện, biết lấy sữa đâu mà bú?.
Thương dâu, thương cháu, ông Toàn xách bình sữa đi khắp các phòng để xin. Ban đầu, nhìn người đàn ông đến chìa bình xin sữa, nhiều người ái ngại nhưng khi biết hoàn cảnh của ông chẳng ai nỡ từ chối. Ông ý nhị quay mặt đi nơi khác để các mẹ vắt sữa rồi lật đật đón lấy bình, tất tả đi về phòng cháu.
Cháu bé hiện đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Sản của Bệnh viện đa khoa Nghệ An trong khi tình trạng của mẹ đang hết sức nguy kịch.
Có khi các y tá sẽ cho bé ăn hoặc cũng có khi họ cho phép ông vào chăm cháu. Ông lóng ngóng vụng về mà cháu thì còn non, yếu quá. Thằng bé khóc ngặt, tiếng khóc khào khào như tiếng mèo kêu. Ông chẳng dám bế lên, cố gắng đặt đầu cháu nghiêng sang một bên rồi ghé bình cho cháu bú.
Thằng bé mút tóp cả miệng, lòng ngực phập phồng. Ông Toàn vừa cho cháu ăn vừa dỗ "Cháu của ông ngoan, ông cho ăn nhé, cháu ngoan, cháu ngoan...". Lời cưng nựng như tắc nghẹn trong cổ.
"Có ngày xin đủ sữa cho cháu nhưng cũng có ngày không đủ con ạ. Mà ăn sữa ngoài sợ cháu nó yếu quá lại đau bụng. Thương dâu, thương cháu đến thắt ruột mà không biết mần răng", ông cầm cả chiếc áo bộ đội sờn màu nên lau nước mắt.
Đã gần 10 ngày chăm cháu ở bệnh viện, ông chưa đêm nào chợp mặt nổi một tiếng đồng hồ.
Thằng bé vặn mình rồi khóc, ông lật đật chạy đến nựng: "Cháu ngoan, ông thương... Răng chừ chưa thấy bố mày gọi điện về, biết mẹ mày có phẫu thuật được không...". Ông nựng cháu mà như đang độc thoại với chính mình.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1941: Ông Nguyễn Cảnh Toàn, xóm 10, xã Thanh Hương, Thanh Chương, Nghệ An
ĐT: 01678514177
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hoàng Lam
Theo Dantri
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắc luôn trong tình trạng quá tải Tình trạng quá tải gâp 3 lân đáng báo đông ở bênh viên Đa khoa tỉnh Đắc Lắc và nó đã diên ra trong nhiêu năm nay. Quá tải tại các bệnh viện là câu chuyện không mới. Tuy nhiên, quá tải gấp 3 lần ở một tỉnh đất rộng, người thưa là tình trạng rất đáng báo động. Tình trạng này đã...