Mẹ mất sớm, cha trót lỡ… làm em tôi mang bầu
Thật lòng, tôi cũng muốn biết hiện giờ bố và em Lan của tôi sống ra sao lắm. Nhưng quả thật, nỗi đau đó chẳng bao giờ nguôi ngoai trong lòng tôi…
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có 4 chị em gái. Mẹ mất sớm, là chị cả, tôi phải cùng cha chăm lo cho các em từ khi còn nhỏ. Vì ở miền quê nghèo này, không có việc gì làm để có thể kiếm tiền ngoài mò cua bắt ốc, nên năm 16 tuổi tôi đã vào Nam kiếm việc làm.
Tôi vẫn chưa thể tha thứ cho hai người vốn là những người thân yêu nhất của tôi.
Khi tôi đi, em lớn nhất mới 14, hai em còn lại thì lên 10 tuổi và 6 tuổi. Nhìn những giọt nước mắt của cha và của các em gái, tôi đau lòng lắm và thầm hứa sẽ cố gắng hết sức mình để đỡ đần người thân nhiều hơn.
Tôi đã kiếm được việc làm sau 10 ngày vào Nam, tôi làm công nhân trong xưởng may. Hàng tháng số tiền tôi kiếm được, trừ tiền ăn và ở thì tôi gửi về cho bố và các em hết. Tuy nhiên, nhà có đông người nên số tiền tôi và bố kiếm được cũng chẳng thấm vào đâu, gia đình phải chi tiêu rất tằn tiện.
Chị em tôi đã từng rất hạnh phúc bên nhau
Ngày đó, tôi ít gọi điện về lắm, vì gia đình không có điện thoại, để nghe máy bố tôi phải đi lên bưu điện, mà ban ngày tôi phải đi làm, tối thì bưu điện người ta đóng cửa. Tôi chủ yếu liên lạc bằng thư với đứa em gái lớn.
Thời gian thấm thoát trôi đi, suốt 3 năm tôi không về nhà, vì đi lại cũng tốn kém, tôi muốn dành khoản tiền đó để gửi về cho bố và các em.
Tới năm thứ 4, phần vì nhớ nhà, phần vì khoảng giữa năm đó, người bác ruột có gọi điện cho tôi hỏi thăm sao không về, bác còn nói “về mang em đi theo với, chứ ở nhà cũng khổ”. Nghe vậy mà tôi nóng ruột. Tôi có hỏi thêm nhưng bác không nói gì. Bác rất ít khi gọi điện cho tôi, vậy mà gọi lại nói những câu khó hiểu như vậy, nên tôi cũng lo lắm.
Tết năm đó tôi quyết định về và cũng không báo trước cho ai.
Từ xa xa, thấy các chị, các bác trong xóm, tôi đã chào đon đả, nhưng mọi người lại nhìn tôi với ánh mắt ngại ngùng, có phần thương cảm…Tôi tự hỏi, không lẽ gia đình tôi có chuyện gì? Bao câu hỏi, bao nỗi phân vân diễn ra trong đầu, bước chân tôi như nhanh hơn.
Và rồi, ngôi nhà thân thương của tôi cũng đã hiện ra. Dáng cha đang lom khom trong bếp, tôi lên tiếng chào: “Con đã về”! Ông ngước lên, nhìn tôi như ngỡ ngàng, không vui mừng như tôi nghĩ mà có phần bối rối, ngại ngùng.
Nghe tiếng tôi, 2 đứa em út cũng chạy ra ôm hôn và nói cười ríu rít. Tôi cũng như nghẹn thở với niềm vui xum họp. “Thế Lan (tên đứa em gái sau tôi) đâu?” – tôi hỏi. Bỗng dưng nét mặt của 2 đứa em tôi thay đổi hẳn, không còn cười nữa.
Từ phía vườn sau, Lan cũng cất tiếng hỏi: “Nhà có khách à?”. Tôi chưa kịp chạy lại ôm em thì chợt nhận ra bụng em tôi như người mang bầu 4-5 tháng.
Video đang HOT
Khi tôi trở về nhà, em tôi đã mang bầu 4 tháng
Tôi không dám hỏi, tôi cũng không nói gì, tôi im lặng. Và mọi người cũng im lặng theo, nhất là cha tôi, ông chưa nói câu nào từ khi tôi về.
Chiều hôm đó, cả nhà tôi ăn cơm tối trong sự im lặng đến rợn người, nó trái ngược với những gì mà tôi tưởng tượng trước đó về bữa cơm xum họp sau 4 năm xa quê.
Rồi chị em tôi rúc vào một giường ngủ cùng nhau như hồi bé. Mãi sau, Lan mới bước vào. Thấy tôi, em chỉ nhìn và khóc.
Tôi như có động lực để cất tiếng: “Em có bầu đúng không? Mấy tháng rồi? con của ai?” – tôi hạ giọng như để em đỡ sợ sệt hơn.
Lan vẫn không trả lời mà chỉ khóc. Sự chịu đựng cũng đã hết, tôi cáu gắt và quát lên như chỉ muốn dáng cho em cái tát thật đau đớn.
Bố liền từ phòng khách chạy vào. Ông nhìn tôi rồi cúi xuống. Tôi không hiểu, thật không hiểu ánh mắt của ông… “Bố xin lỗi” – ông lí nhí không thành lời.
Tôi như con thú bị cắn xé, gào lên với bố: “Tại sao bố không bảo vệ được em? Bố đã đi đâu và làm gì khi em con bị hại?”
Rồi tôi chết lặng người đi khi nghe người cha thân sinh ra tôi khóc nức nở: “Bố xin lỗi, đó là… con của bố!”
Tôi như ngất tại chỗ.
Tôi khóc, tôi xin ông nói lại, xin hãy nói rằng tôi nghe lầm, xin đừng lừa tôi như vậy, tôi ôm chân ông, tôi bảo nếu không muốn con về, con sẽ đi ngay, chỉ cần đừng nói như thế…
Ông ngồi xuống và khóc nức nở, cả 3 em tôi nữa. Tôi ngồi khóc cả một đêm như thế, không ai nói thêm câu nào.
Tới sáng, không thấy bố đâu, tôi gọi Lan nói chuyện, Lan bảo: “Em cũng không biết chuyện gì đã xảy ra, chỉ nhớ là em cũng tình nguyện”.
Tôi như kiệt sức vì khóc. Khi thấy bố tôi về, ông không dám nhìn tôi, tôi tuyên bố sẽ mang 2 em đứa út đi khỏi ngôi nhà này.
Bố nức nở khóc và chỉ nói “Bố xin lỗi, bố có tội với các con”.
Rồi tôi mang 2 em đi trong chiều hôm đó, tôi không biết mình đã làm đúng hay sai. Cho tới lúc tôi đi, Lan cũng chỉ khóc và xin lỗi. Tôi cũng khóc, khóc như muốn cạn nước mắt, và không nói thêm được câu nào.
Đã 3 năm trôi qua, hiện tôi và 2 em út đã có cuộc sống ổn định trong Nam. Chúng tôi chưa một lần gọi điện hay hỏi thăm bất cứ ai về tình hình ở nhà cả. Thật lòng, tôi cũng muốn biết hiện giờ bố và em Lan của tôi sống ra sao lắm. Nhưng quả thật, nỗi đau đó chẳng bao giờ nguôi ngoai trong lòng tôi… Giờ tôi phải làm sao? Mong độc giả Phununews hãy tư vấn giúp tôi.
Theo Phununews
Xót thương hai anh em học giỏi cùng mắc bệnh hiểm nghèo
Mẹ mất sớm vì bệnh ung thư vú, bản thân hai anh em Trung và Anh đều mang trong mình bệnh hiểm nghèo. Thế nhưng, cả hai em nhiều năm liền vẫn cố gắng học giỏi.
Đó là trường hợp thương tâm của hai anh em em Lê Quốc Trung (15 tuổi) và Lê Võ Minh Anh (13 tuổi), đều là học sinh giỏi xuất sắc nhiều năm liền của Trường THCS Hoài Thanh (xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định). Hiện tại Trung đang học lớp 9 nhưng phải xin nghỉ học một năm để tiện cho việc điều trị bệnh.
Chúng tôi tìm về nhà anh Lê Văn Hoa (42 tuổi, ngụ ở thôn Mỹ An 1, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định), bố em Trung và Anh. Khoác trên mình chiếc áo rách vai, anh Hoa đang cặm cụi với công việc thợ mộc để lo cho 2 đứa con đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo. Qua trò chuyện, chúng tôi mới biết gia cảnh anh thuộc diện hộ nghèo của thôn Mỹ An 1, sau ngày vợ anh mất vì bệnh ưng thư vú, các con anh lần lượt đổ bệnh nặng, thường xuyên lấy bệnh viện làm nhà.
Hai anh em Trung và Anh đều học rất giỏi nhưng không may mắn khi mắc phải bệnh hiểm nghèo
Anh Hoa cho biết: Năm 1993, sau khi cưới nhau hai vợ chồng dắt nhau lên Gia Lai lập nghiệp. Cuộc sống nơi đất khách quê người tuy vất vả nhưng nhờ tu chí làm ăn, vợ chồng cũng tạo dựng được cơ ngơi rồi sinh được hai người con một trai, một gái kháu khỉnh. Thế nhưng, hạnh phúc không mỉm cười, cũng thời gian không lâu sau người vợ bắt đầu đau ốm triền miên. Năm 2011, khi phát hiện vợ bị ung thư vú giai đoạn cuối, vợ chồng bàn tính bán cơ ngơi rồi về quê Bình Định để tiện cho việc chữa trị cho vợ. Hi vọng còn nước còn tát, số tiền vợ chồng tích góp lâu nay với số tiền bán nhà, anh đưa vợ vào Bệnh viện Ung Bướu - TP HCM chữa trị. Nhưng tiền mất tật vẫn mang, không đầy một năm sau người vợ đã ra đi mãi mãi để lại anh một mình lo hai đứa con nhỏ.
Từ ngày vợ mất, anh Trung phải gồng mình với nghề thợ mộc, thu nhập bấp bênh. Đó cũng là nguồn thu nhập chính để anh lo hai con ăn học và trang trải cuộc sống. Cuộc sống tuy vất vả nhưng bù lại anh thầm mừng vui vì hai đứa con đều chăm ngoan, học giỏi. Thế rồi điều gì đến cũng đã đến, không lâu sau ngày vợ mất, cậu con trai đầu Lê Quốc Trung bị u tuyến yên. Anh lại chạy đôn chạy đáo vay mượn đưa cón vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 chữa trị. Tại đây, Trung được các bác sĩ phẫu thuật lần 1 thành công. Những tưởng Trung khỏi bệnh, nhưng không lâu sau bệnh tình tái phát, đầu đau nhức, mắt phải bắt đầu mờ dần. Anh lại đưa Trung vào bệnh viện khám và được bác sĩ phải thuật lần 2. Tổng cộng 2 lần mổ chi phí cả gần 100 triệu đồng, số tiền quá lớn với anh Hoa. Thế nhưng, bệnh tình Trung hiện tại vẫn không khỏi. Hiện một bên mắt phải em Trung không còn nhìn thấy, các bác sĩ đã giới thiệu em qua Bệnh viện Chợ Rẫy để bắn tia Gamma Knife.
Vợ mất sớm vì bệnh ung thư, anh Hòa với nghề mộc thu nhập bấp bênh không còn khả năng lo cho 2 con nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo
"Vợ mất được vài tháng thì Trung phát hiện bệnh, tôi phải vay mượn anh em họ hàng, vay ngân hàng lấy tiền phẫu thuật cho con. Qua 2 lần phẫu thuật mà không hết bệnh, hiện cháu phải nghỉ học để chữa bệnh. Vừa rồi tôi vừa đưa cháu vào Bệnh viện Chợ Rẫy khám và đang chờ bác sỹ chuyên gia bên Pháp qua mới đưa cháu vào lại. Thương con lắm nhưng biết làm sao, do bệnh nặng phải xin nghỉ học một năm. Không thể đến trường học cháu buồn lắm nhưng hàng ngày vẫn lấy sách ra ôn bài", anh Hoa buồn rầu.
Không chỉ em Trung bị bệnh nặng mà cô em gái là Lê Võ Minh Anh, đang học lớp 7 cũng mang trong mình bệnh nặng. Từ năm 2004, khi Anh 2 tuổi em đã phát hiện bị bệnh u tuyến thượng thận đã mổ. Tuy nhiên từ đó đến nay, em vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn hàng ngày theo đơn bác sĩ. Dù mang trong mình bệnh nặng, nhưng cả hai anh em Trung và Anh đều học rất giỏi, nhiều năm liền đạt học sinh giỏi. Riêng em Anh, dù là học sinh ở xã biển nghèo nhưng em còn đạt giải Ba cấp huyện môn tiếng Anh.
Chia sẻ về ước mơ, cả hai anh em Trung và Anh đều mong ước mình khỏi bệnh để tiếp tục đến trường nuôi giấc mơ làm bác sĩ. "Mẹ em mất vì bệnh, bản thân chúng em cũng bị bệnh nặng, nhiều người bệnh nặng không có tiền chữa trị kịp thời mà chết nên sau này chúng em mong muốn làm bác sĩ giỏi chữa bệnh cho người nghèo".
Dù bệnh nặng, Trung đã phải xin nghỉ 1 năm để chữa bệnh nhưng hai anh em vẫn học rất giỏi và ước mơ làm bác sĩ
Nói về hai học sinh của trường, thầy Trần Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hoài Thanh chia sẻ: "Hoàn cảnh 2 em Trung và Anh rất bi đát, mẹ mất sớm, chỉ còn mình cha gồng gánh lo cho hai anh em ăn học lại còn chữa bệnh. Dù bệnh nặng nhưng cả hai anh em đều học rất giỏi, là học sinh giỏi nhiều năm liền của trường. Về phía nhà trường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, miễn các khoản đóng phí cho các em. Khi em Trung bệnh nặng, nhà trường vận động giáo viên, học sinh quyên góp được hơn 8 triệu giúp đỡ em chữa bệnh".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1743: Anh Lê Văn Hoa (bố của 2 em Lê Quốc Trung và Lê Võ Minh Anh ở thôn Mỹ An 1, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). ĐT: 0935.284.599 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Doãn Công
Theo Dantri