Mẹ mất quyền nuôi con vì dạy kiểu Việt ở trời Tây
Đánh con vì bé hay làm mất đồ ở lớp, bà mẹ Việt bị cảnh sát Đức ‘ hỏi thăm’ và sau đó mất luôn quyền nuôi con.
Bài viết dưới đây là góc nhìn của chị Lê An Thanh, 38 tuổi, đang sống tại Berlin, Đức về xung đột hai thế hệ trong những gia đình Việt định cư lâu ở phương Tây nhưng vẫn áp dụng cách giáo dục con kiểu cũ ở quê nhà.
Tôi quen một phụ nữ Việt sang Đức từ năm 1987, sau đó kết hôn với một người đàn ông Đức rồi có con chung. Khi cuộc sống đã dần ổn định, chị đón cô con gái riêng ở Việt Nam sang sống cùng.
Nhiều năm sau, vì quan điểm bất đồng về tiền bạc với người chồng Tây, chị và chồng ra tòa ly dị. Lúc đó, khi được hỏi muốn ở với cha hay mẹ, cậu con chung 14 tuổi của hai người đã trả lời là thích sống với bố. Lý do của em là mỗi lần về Việt Nam, mẹ luôn bắt mình về theo trong khi em chẳng thích chút nào. Trong trí nhớ của cậu bé, quê ngoại nóng nực, nhiều muỗi, còn họ hàng thì hay rờ rẫm vuốt ve và lâu lâu lại cười ầm lên rồi nói vài câu mà em không hiểu hết được.
Kết thúc phiên tòa ly hôn, người mẹ ấy khóc lóc và than thở rằng mình đã lo cho con không thiếu thứ gì, đưa con về Việt Nam chơi hằng năm chẳng qua là muốn cháu hiểu thêm về quê mẹ, vậy mà con lại khó chịu về điều đó. Đứa bé ấy giờ đã trưởng thành và cũng rất ít liên lạc với mẹ vì nhiều quan điểm bất đồng. Còn người mẹ từ đó trở đi chỉ về quê nhà cùng cô con gái riêng.
Nhiều bố mẹ Việt chưa theo kịp được với luật pháp ở các nước định cư tiên tiến. Ảnh minh họa: abwm.
Video đang HOT
Một gia đình người Việt khác có ba con, bé đầu là gái 12 tuổi và hai bé song sinh sau 4 tuổi. Cô con gái đầu đi học thường hay mất lặt vặt, lúc thì găng tay, áo khoác, khi là cây viết, khăn… khiến người mẹ rất bực tức vì phải liên tục tốn tiền mua mới. Vì thế, thỉnh thoảng chị có đánh con.
Lúc bé gái tập thể thao ở trường, bạn bè thấy em có nhiều vết thâm tím ở chân tay nên đã mách với cô giáo. Cô giáo nghe xong liền báo ngay cho Sở thiếu niên. Vậy là vài hôm sau, người của Sở thiếu niên cùng cảnh sát tới tận nhà để đưa cả ba đứa trẻ vào nơi dành cho trẻ em có vấn đề với cha mẹ (Kinderheim), còn bà mẹ thì bị đưa ra tòa vì tội bạo hành con cái.
Kể với cảnh sát, cô bé nọ cho biết mẹ thường xuyên đánh mắng, hay bắt trông em và lúc nào cũng so sánh việc học hành với con hàng xóm. Có lẽ vì thiếu hiểu biết về luật pháp cũng như còn bực tức với con, nên lúc tới Sở thiếu niên, người mẹ chỉ muốn đòi lại hai bé song sinh, không muốn nhận về cô con gái cả. Tuy nhiên, việc này không được chấp nhận. Bà mẹ còn bị cho là tâm lý không ổn định, nên về sau cả ba con chị đều được giao hẳn cho người cha chăm sóc.
Qua hai câu chuyện trên, có thể nói, nếu cứ áp dụng cách giáo dục kiểu Việt truyền thống tại nước Đức nói riêng hay ở phương Tây nói chung, cha mẹ không những làm tổn thương con mình mà đôi khi còn mất cả quyền nuôi con. Tại Đức, quyền lợi của trẻ em luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu cha mẹ có những hành vi bạo hành về thể xác lẫn tinh thần thì còn bị phạt tù.
Đa số những gia đình Việt Nam sinh và nuôi con tại Đức đều luôn muốn con họ kết hợp hai luồng văn hóa Á – Âu. Có nghĩa là vừa tiếp thu những văn minh ở phương Tây nhưng lại sống theo kiểu Việt truyền thống, tức là phải nghe lời cha mẹ và làm theo những gì phụ huynh muốn. Có lẽ họ không hiểu rằng, cách dạy như vậy sẽ làm con mình như đứng giữa ngã ba đường vì chẳng biết đi hướng nào. Điều đó dẫn tới việc cha mẹ và con cái không hiểu nhau, khiến phụ huynh đôi khi không kiểm soát được nóng giận và đánh con.
Câu chuyện đầu về đứa trẻ than phiền hay bị mẹ đưa về Việt Nam mà không cần biết con có thích hay không cũng chỉ ra một thực tế: Nhiều người Việt ở nước ngoài, khi có dịp nghỉ, thay vì dẫn con đi thăm viện bảo tàng hay cho con tham gia các hoạt động giải trí thì lại dẫn chúng về quê. Thời gian trẻ ở Việt Nam đó, mọi sinh hoạt chỉ quanh quẩn trong gia đình và họ hàng, với hoạt động chủ yếu là đi ăn uống, mua sắm và tụ tập. Nếu có được dẫn ra khu vui chơi, trẻ cũng không hào hứng hơn vì chúng khó tiếp cận và chơi vui với những trẻ địa phương do cảm thấy không hợp hoặc bất đồng ngôn ngữ. Cho nên, đối với trẻ Việt kiều, thời gian về quê cùng mẹ giống như đi lạc vào một thế giới khác.
Với những gia đình định cư lâu và sinh con trên đất Đức, cha mẹ là thế hệ thứ nhất, con cái là thế hệ thứ hai. Thế hệ thứ nhất chỉ tiếp nhận được một nửa về cách sống và suy nghĩ theo kiểu Tây nên có thể chưa kịp hiểu thế hệ thứ hai – vốn được tiếp thu toàn bộ lối sống và sự giáo dục này. Vì thế đôi khi xảy ra những xung khắc khó tránh giữa hai thế hệ.
Nếu bố mẹ không biết sàng lọc hay thay đổi cách suy nghĩ thì khác gì đang tự làm khổ bản thân và cả con cái mình. Vì thế, cách giáo dục đó thường được ví như bình mới nhưng bên trong vẫn là rượu cũ.
Lê An Thanh
Theo vnexpress.net
Em muốn yêu một người quan tâm em
Em không cần một chàng trai vô tâm, một người không bao giờ để ý đến những cảm xúc của em. Em cần một người để ý đến những vui buồn của em.
ảnh minh họa
Em muốn yêu một chàng trai thực sự quan tâm em. Em không cần một người nói quan tâm em nhưng chỉ coi em như một kế hoạch dự phòng. Em không cần một người nói nhớ em nhưng sau đó lại chọn đi chơi với bạn bè vào cuối tuần thay vì chọn đi cùng em.Em muốn yêu một chàng trai quan tâm đến việc dành thời gian cho em. Anh ấy sẽ thức dậy sớm để cùng ăn sáng với em nếu em thích điều đó. Anh ấy sẽ chạy đến gặp em ngay khi em cần. Anh ấy sẽ dành thời gian rảnh rỗi để đi chơi cùng em.
Em không cần một chàng trai vô tâm, một người không bao giờ để ý đến những cảm xúc của em. Em cần một người để ý đến những vui buồn của em. Anh ấy sẽ lắng nghe những điều em kể dù chúng có nhỏ nhặt đến đâu. Anh ấy sẽ ghi nhớ mọi thứ em thích và ghét. Anh ấy biết tất cả mọi giấc mơ của em.
Em không cần một chàng trai hẹn hò với em nhưng lại chỉ chơi điện thoại hay nói quá nhiều mà không bao giờ quan tâm đến những điều em quan tâm. Em muốn người đàn ông sẽ với em những điều em đam mê. Anh ấy sẽ lắng nghe với sự háo hức, tò mò về những điều em đã làm trong ngày. Anh ấy sẽ sẵn sàng thử tìm hiểu về những thứ em thích kể cả nó không quen thuộc với anh ấy. Anh ấy sẽ cố gắng hết sức để có thể bước vào thế giới của em.
Ảnh sưu tầm trên Internet.
Em không muốn yêu một người ép em làm những điều em không thích. Em không cần một chàng trai thiếu kiên nhẫn, không thể chờ đợi được em vài phút. Em cần một người bao dung và rộng lượng với em. Anh ấy sẽ không cáu gắt chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt. Anh ấy sẽ không bao giờ nói những lời tổn thương với em.
Em muốn yêu một chàng trai quan tâm đến sức khỏe của em. Anh ấy sẽ nấu cho em món cháo ngon lành khi em bị ốm. Anh ấy sẽ nhắc nhở em mặc quần áo ấm khi trở lạnh. Anh ấy sẽ đến đón em khi em đi về muộn. Anh ấy sẽ hỏi thăm, an ủi vào những ngày em làm việc mệt mỏi rã rời.
Người đàn ông em yêu phải là người khiến cho em hạnh phúc, vui vẻ và thoải mái. Anh ấy phải là người quan tâm em bằng tất cả trái tim mình. Tình yêu đó sẽ khiến cho cuộc đời của em thêm phần thành công, chứ không phải những giọt nước mắt buồn bã. Em tin rằng người đàn ông như vậy đang chờ đợi em ở tương lai.
Theo Thegioitre
Câu chuyện giáo dục: Từ chuyện hỏi đường học sinh Ông anh mời đi dự đám cưới con gái. Tôi không biết đường nên nhờ đứa em lên mạng tìm giúp đường đi. Cậu em gọi đi gọi lại hỏi 2 - 3 lần rồi bảo: 'Bác cứ đi đến đường An Dương Vương, chạy đến Trường M.Đ.C thì hỏi là ra!'. Ảnh minh họa Trường THPT M.Đ.C (Q.6, TP.HCM) thì tôi biết,...