Mẹ mang thai ăn vặt, trẻ cũng nghiện theo
Phụ nữ mang thai ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và đường có thể khiến trẻ sinh ra cũng nghiện ăn vặt, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo.
Thức ăn vặt có tác dụng tương tự về hóa học với cơ thể như thuốc phiện, heroin, morphine. Do đó những thực phẩm như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên hoặc đồ uống có ga là thức ăn gây nghiện. Các nhà khoa học Australia cho biết, phụ nữ mang thai thường xuyên ăn vặt gây ra những thay đổi trong sự phát triển hệ thống truyền tín hiệu trong não bộ của thai nhi. Sự thay đổi này khiến trẻ sinh ra có nhu cầu ăn nhiều hơn các thực phẩm có nhiều chất béo và đường.
Tiến sĩ Beverly Muhlhausler, Đại học Adelaide cho biết: “Các kết quả nghiên cứu này cho thấy chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai có ảnh hưởng lâu dài đến thói quen ăn uống của trẻ sau này. Chính vì vậy các bà mẹ nên lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh để trẻ phát triển khỏe mạnh”.
Phát hiện này được đưa ra ngay sau khi các nhà khoa học tại Đại học Sydney, Australia, đã cảnhbáo rằng những trẻ có mẹ bị thừa cân hoặc béo phì cho thấy dấu hiệu sớm của bệnh tim khi trưởng thành.
Theo Gia Bảo (An ninh thủ đô)
Hút một điếu thuốc, mất 5,5 phút sống
Theo công bố mới nhất của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 250 chất có hại cho sức khỏe, bao gồm ít nhất 69 chất có khả năng gây ung thư. Tại Việt Nam, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/5, trong bối cảnh các bệnh nguy hiểm do thuốc lá gây ra ngày một gia tăng
Một số chất có hại trong khói thuốc lá
Video đang HOT
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotine (có trong thuốc lá) vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện, kích thích thần kinh, tạo cảm giác sảng khoái, phấn chấn cho người sử dụng.
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá khi được hấp thụ vào máu sẽ làm giảm lượng oxy đến nuôi các tế bào của cơ thể.
Trong khói thuốc lá có ít nhất 69 chất có khả năng gây ung thư, trong số đó có nhiều chất được tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm 1, tức là các chất có khả năng gây ung thư cho con người dù ở liều lượng rất thấp. Có thể liệt kê một vài chất tiêu biểu: các hợp chất thơm có vòng benzene, acetaldyhyde, arsenic, berrylium, vinyl chloride, formaldehyde, polonium-210...
Khi có người hút thuốc lá thì xung quanh sẽ xuất hiện "môi trường khói thuốc lá", chứa nhiều chất gây ung thư, gây nhiều tác hại hơn cho người ngửi (hút thuốc thụ động).
Các hóa chất độc hại trong "môi trường khói thuốc lá" tồn tại rất lâu, thậm chí tồn tại nhiều giờ sau khi đã hết hút thuốc.
Tác hại của thuốc lá đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta: "Hút một điếu thuốc là tự làm mất 5,5 phút cuộc sống".
Ảnh: Internet
Hút thuốc và các bệnh ung thư
- Ung thư phổi: hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng ngày và lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc lá
- Ung thư thanh quản: người hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh cao hơn 12 lần so với người không hút thuốc.
- Ung thư vùng miệng: như ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng.
- Ung thư thực quản: nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn tám lần so với người không hút thuốc.
- Ung thư bàng quang: trong tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 50% có sử dụng thuốc lá.
- Ung thư tuyến tụy: trong số các trường hợp ung thư tụy tạng có 30% có hút thuốc lá.
- Ung thư dương vật: ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở nam giới hút thuốc hơn những người không hút thuốc.
- Ung thư đại tràng: hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ làm cho bệnh nhân dễ bị tái phát ung thư đại tràng sau khi đã được phẫu thuật và hóa trị.
Hút thuốc và các bệnh hô hấp
- Viêm phế quản mạn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: khói thuốc lá làm viêm nhiễm mạn tính không hồi phục đường hô hấp dưới, gây tăng tiết đàm nhớt, hẹp đường hô hấp và làm dãn nỡ các phế nang, dẫn đến khó thở và khò khè.
- Bệnh hen phế quản: hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen khi hút thuốc sẽ có tăng tiết đờm nhớt, dễ nhạy cảm với nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và khi bị thường là nặng hơn. Những người hút thuốc cũng hay mắc cúm. Vắc-xin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, và tỷ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.
- Thuốc lá còn là tác nhân gây bệnh tim mạch, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và đột quỵ (tai biến mạch máu não).Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp hai-bốn lần so với người không hút thuốc. Khói thuốc lá cũng làm hư hại lớp nhày bảo vệ dạ dày và làm bệnh viêm loét dạ dày khó lành hơn.
- Hút thuốc gây giảm sản xuất tinh trùng, dị dạng tinh trùng, và làm giảm dòng máu đến dương vật, có thể gây liệt dương. Phụ nữ hút thuốc lá dễ gây sẩy thai, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi...
Theo PNO
Thuốc lá - thuốc lào, thuốc nào độc hơn? Thuốc lào, thuốc lá đều là những loại thuốc gây nghiện cho người sử dụng. Ngoài việc gây nghiện, hai loại thuốc này còn gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Lao, ung thư phổi, ung thư vòng họng, nhồi máu cơ tim ... Hỏi: Hiện có nhiều tranh luận trái chiều xoay quanh câu hỏi: Hút thuốc lào...